Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội giành giải nhất cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài” năm 2023

Với 12 phần thi đặc sắc ở vòng Chung kết, Ban Giám khảo đã lựa chọn trao giải Nhất cho phần dự thi của đội thi đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngày 1.12, tại Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Chung kết Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam” năm 2023.

Tiếng Việt là cầu nối gắn kết quê hương, đất nước với bạn bè quốc tế

Phát biểu tại vòng Chung kết, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Lời Bác dạy năm xưa đến nay vẫn có giá trị, ý nghĩa sâu sắc.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, tiếng Việt là cầu nối quan trọng gắn kết quê hương, đất nước với bạn bè quốc tế. Chính vì lẽ đó, việc dạy và học tiếng Việt luôn được Bộ GD-ĐT đặc biệt chú trọng, cải thiện, nâng cao chất lượng trong những năm qua.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) giành giải nhất cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài” năm 2023 -0
12 đội thi vòng chung kết đã mang đến hiểu biết và tình yêu với đất nước, con người Việt Nam trong từng tiết mục

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc thông tin, hiện nay, có khoảng 22 nghìn lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại trên 160 cơ sở đào tạo Việt Nam. Trong 5 năm gần đây (2016-2022), Việt Nam tiếp nhận, đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trung bình, hằng năm có từ 4.000 đến trên 6.000 lưu học sinh được tiếp nhận vào các cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Cùng với xu hướng đào tạo của các nước trên thế giới, lấy nền tảng ngôn ngữ là chìa khóa mở cánh cửa đầu tiên trong hành trình học tập đầy hứa hẹn nhưng cũng nhiều thử thách, Bộ GD-ĐT Việt Nam luôn xác định yếu tố then chốt quyết định chất lượng giảng dạy, học tập của lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam là trình độ tiếng Việt. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực tiếng Việt luôn được xem là một nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt trong quá trình đào tạo tại tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.

“Việc dạy và học tiếng Việt không chỉ là việc giảng dạy ngôn ngữ, trang bị công cụ tiếp thu kiến thức mà còn là việc quảng bá văn hóa, lan tỏa bản sắc dân tộc và nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa cho lưu học sinh đang học tại Việt Nam nói riêng, người nước ngoài và những người yêu thích ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam nói chung”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chia sẻ, đồng thời bày tỏ tin tưởng, thông qua cuộc thi, các bạn lưu học sinh nước ngoài, các em học sinh, sinh viên Việt Nam, các thầy cô giáo sẽ có thêm một diễn đàn để giao lưu chuyên môn, văn hóa, nuôi dưỡng và vun đắp tình hữu nghị trên cơ sở ngôn ngữ chung là Tiếng Việt.

Hun đúc tình hữu nghị đoàn kết giữa các quốc gia, dân tộc

Năm 2023 là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức Cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài với quy mô cả nước, nhằm tạo dựng sân chơi cho tất cả các lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam được giao lưu, thi đua học tập, tạo động lực cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Việt, đồng thời góp phần quảng bá giáo dục, văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Được phát động vào tháng 8, trải qua 3 vòng thi sơ khảo tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam với hơn 600 trăm lưu học sinh đến từ 15 quốc gia đang học tập ở 63 cơ sở đào tạo của Việt Nam đăng ký tham gia. 12 đội thi đại diện cho 12 cơ sở đào tạo gồm lưu học sinh đến từ các nước Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp,  Úc, đã vượt qua 63 đội đăng ký thi để tranh tài tại vòng Chung kết toàn quốc.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) giành giải nhất cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài” năm 2023 -0
Ban tổ chức trao giải Nhất cho đội thi đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Với chủ đề “Việt Nam trong tôi", tại vòng sơ khảo các thí sinh đã khai thác chủ yếu về đặc trưng văn hóa Việt Nam, danh lam thắng cảnh, điểm đến hấp dẫn, tình đoàn kết hữu nghị và có góc nhìn rất thú vị về những trải nghiệm lần đầu tại Việt Nam. Các bài dự thi đã sử dụng vốn từ phong phú, cách diễn đạt hợp lý và cuốn hút, mang lại nhiều cảm xúc, tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng người xem.

Mỗi bài thi là sự kết hợp độc đáo về thuyết trình, kể chuyện, diễn kịch, ngâm thơ, đọc ca dao và hát bằng tiếng Việt, tạo nên những bài dự thi đa sắc màu vô cùng ấn tượng. Các thí sinh không chỉ sử dụng tiếng Việt thuần thục mà có sự hiểu biết rất sâu sắc về đất nước, con người Việt Nam và thực sự đã hòa mình vào văn hóa Việt Nam.

Với hình thức thi hùng biện, mỗi đội thi được lựa chọn 2-3 thí sinh hùng biện chính. Trong thời gian giới hạn là 7 phút cho mỗi phần trình bày, các đội thi không chỉ thể hiện sự chau chuốt về mặt nội dung, mà phần minh họa cũng được đầu tư rất công phu hấp dẫn và lôi cuốn người xem. Những hình ảnh về Việt Nam thật đẹp đã hiện lên trước mắt công chúng, hun đúc thêm tình yêu quê hương, đất nước, tình hữu nghị đoàn kết giữa các quốc gia, dân tộc.

Với 12 phần thi đặc sắc ở vòng Chung kết, Ban Giám khảo đã lựa chọn trao giải Nhất cho phần dự thi của đội thi đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2 giải Nhì được trao cho đội thi đến từ, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Cửu Long. 3 đội thi đoạt giải Ba gồm Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh).

6 giải Khuyến khích được trao cho Trường Đại học Y khoa Vinh, Trường Hữu Nghị 80, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kiên Giang, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

Giáo dục

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.