Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh:

Trường đại học yêu cầu, không được ghi âm, ghi hình, chụp ảnh người học

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) vừa ban hành sử dụng Bộ quy tắc ứng xử "Người Nhân văn". Bộ quy tắc áp dụng với người học, viên chức và người lao động của trường. 

Theo lãnh đạo nhà trường, mục đích và nguyên tắc xây dựng Bộ quy tắc nhằm điều chỉnh cách ứng xử của người học, viên chức và người lao động của Nhà trường phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc, đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của Nhà trường.

Góp phần xây dựng văn hoá công sở, văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; đảm bảo sự liêm chính, chuyên nghiệp, phù hợp với trách nhiệm, nghĩa vụ của người học, viên chức và người lao động.

Ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi ứng xử tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong Nhà trường.

Là cơ sở để thực hiện việc giám sát, đánh giá việc chấp hành quy tắc ứng xử của người học, viên chức và người lao động; là căn cứ để xem xét, quyết định việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với người học, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.

Quy định về tác phong nơi làm việc, học tập

Theo Bộ quy tắc ứng xử "Người Nhân văn", khi làm việc, học tập, tham gia các hoạt động tại Trường và trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, người học, viên chức, người lao động (VC&NLĐ) phải tuân thủ quy định về trang phục lịch sự, kín đáo, phù hợp với môi trường giáo dục và tính chất công việc.

Bên cạnh đó, cần có tác phong làm việc, học tập nghiêm túc, chuyên nghiệp; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, thái độ thân thiện, văn minh và tôn trọng người khác trong giao tiếp. Luôn ý thức giữ gìn cơ sở vật chất; sử dụng an toàn và tiết kiệm đối với trang thiết bị, điện, nước. Bảo vệ cảnh quan môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, học tập, sinh hoạt xanh - sạch - đẹp. 

Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của Trường. Không làm việc riêng trong giờ làm việc và học tập; không gây mất trật tự trong khuôn viên Nhà trường. Không sử dụng rượu, bia hoặc đồ uống có cồn trước, trong giờ làm việc và học tập, giờ nghỉ trưa của các ngày làm việc (trừ trường hợp theo nhiệm vụ). 

Không tự ý ghi âm, ghi hình, chụp ảnh người học, nhân viên của nhà trường

Đối với quy định ứng xử trong quá trình làm việc, học tập và rèn luyện, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) yêu cầu sinh viên, người lao động chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Nhà trường. Chủ động tìm hiểu và thực hiện theo triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi của Nhà trường. Có ý thức tự giác, tự học và tích cực chủ động trong quá trình học tập, làm việc, nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng. 

Song song với đó, cần liên tục cải tiến, đổi mới sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong học tập, nghiên cứu khoa học và trong công việc. Tích cực hợp tác trong các hoạt động giáo dục, đào tạo và các sinh hoạt do Nhà trường tổ chức, các hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các tổ chức khác. 

Bộ quy tắc cũng yêu cầu người thực hiện cần tích cực xây dựng và phát triển ý thức phục vụ cộng đồng, lan tỏa các giá trị tốt đẹp của xã hội. Đối với khách đến thăm và công tác, người học đến học tập tại Trường, “Người Nhân văn” phải hòa nhã, cởi mở, lịch thiệp khi giao tiếp, san sẻ, giúp đỡ, hướng dẫn, giải thích trong khả năng. 

Tuân thủ các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, không giả mạo hoặc làm sai lệch dữ liệu, thông tin trong nghiên cứu khoa học, hoặc vi phạm đạo đức nghiên cứu. Đấu tranh và phản ánh kịp thời đối với những hành vi tiêu cực, không phù hợp với chuẩn mực trong làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học. 

Đặc biệt bộ quy tắc này yêu cầu không lưu trữ, phát tán các hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm độc hại; tài liệu chống phá Đảng, Nhà nước. Nhấn mạnh việc không ghi âm, ghi hình, chụp ảnh người học, VC&NLĐ khi chưa được sự đồng ý của người học, VC&NLĐ. 

Ứng xử đúng trên không gian mạng

Bộ quy tắc ứng xử "Người Nhân văn" cũng đưa ra những quy định ứng xử trên không gian mạng. Sinh viên, học viên, VC&NLĐ cần tuân thủ Luật An ninh mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Khai thác và sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh, hiệu quả để chia sẻ những thông tin lành mạnh, có nguồn chính thống, tin cậy. 

Không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc. Không phát tán thông tin giả, sai sự thật, những nguồn tin ảnh hưởng đến uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Không lợi dụng mạng xã hội nhằm mục đích xâm phạm đời sống, công việc và học tập của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể. 

Ngoài ra, không quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Không kết luận về những vấn đề khi chưa có thông tin đầy đủ và khách quan; cần nhận diện và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải. 

Không sử dụng logo, tên Trường, địa chỉ, điện thoại, thư điện tử có tên miền chính thức của Trường, các đơn vị thuộc, trực thuộc Trường vì mục đích riêng và khi chưa có văn bản đồng ý cho phép sử dụng của Nhà trường. 

Quy định ứng xử bên ngoài sự quản lý của trường

Bộ quy tắc ứng xử "Người Nhân văn" yêu cầu với sinh viên, học viên, VC&NLĐkhi không trong khuôn viên trường vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật tại nơi công cộng và nơi cư trú; chấp hành các quy định về nội quy, quy tắc ở nơi công cộng. 

Luôn có tinh thần đoàn kết, cảm thông, tôn trọng sự khác biệt; biết quan tâm đến những người xung quanh. Tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội cần có thái độ tôn trọng, nghiêm túc, đúng giờ, lịch sự. 

Khi khi liên hệ giải quyết công việc với các cá nhân, cơ quan, đơn vị, đoàn thể cần có thái độ tôn trọng, lịch sự trong giao tiếp. 

Bên cạnh đó, ngoài việc tuân thủ các quy định chung, người học cần phải: Sử dụng ngôn ngữ đúng mực, thân thiện; đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ nhau trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện và phục vụ cộng đồng. Tôn trọng thầy, cô và đội ngũ phục vụ; tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

Người học không tạo ra và lan truyền thông tin sai sự thật, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể; không tham gia và kích động, dụ dỗ người khác tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật. 

Đối với cách ứng xử của viên chức và người lao động, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) quy định, ngoài việc tuân thủ các quy định chung, còn phải thực hiện những quy tắc trong khi thực hiện nhiệm vụ bao gồm:

Sử dụng ngôn ngữ đúng mực trong giao tiếp ứng xử; không có ngôn ngữ, hành vi xúc phạm người khác; Lắng nghe, trao đổi và phối hợp trong quá trình thực hiện công việc để giải quyết công việc hiệu quả; không có hành vi, ngôn ngữ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người khác; 

Có ý thức giữ gìn danh dự, đạo đức nhà giáo; tôn trọng, bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của bản thân và người khác; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bản thân và cá nhân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể; 

Có tinh thần hợp tác, tương trợ, không gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; không gây bè phái, mất đoàn kết nội bộ ở cơ quan, tổ chức, đoàn thể. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.