Trường Đại học Trà Vinh thăng hạng, nằm trong 50 trường có ảnh hưởng thế giới

Liên minh các trường đại học thế giới (World Universities with Real Impact - WURI) vừa công bố xếp hạng các trường đại học có tầm ảnh hưởng. Theo đó, năm 2024, Trường Đại học Trà Vinh tiếp tục thăng hạng, xếp thứ 42/50 trường có ảnh hưởng và đóng góp tích cực cho xã hội. 

Trường ĐH Trà Vinh thăng hạng nằm trong tóp 50 trường có ảnh hưởng thế giới
Lãnh đạo Trường Đại học Trà Vinh phối hợp với doanh nghiệp trao tặng học bổng dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Theo kết quả WURI vừa công bố, năm 2024, trong nhóm 300 trường đại học có tầm ảnh hưởng thật sự, Trường Đại học Trà Vinh (TVU) tiếp tục thăng hạng, xếp thứ 42 và lọt vào top 50 trường có ảnh hưởng, đóng góp tích cực cho xã hội. 

Ngoài ra, trong 13 nhóm chỉ số thành phần, TVU được xếp vị trí đầu nhóm về văn hóa và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo - B5 (WURI Culture/Value); Top 10 về ứng dụng trí tuệ nhân tạo - A7 (Generative AI Application); Top 15 về huy động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - B2 (Funding).

Lãnh đạo TVU cho biết, đây là năm thứ 5 liên tiếp, TVU thăng hạng trong top 300 trường. Năm nay, TVU ghi dấu ấn khi được xếp dẫn đầu ở nhóm chỉ số thành phần B5 về văn hóa nhờ vào các giá trị thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong sinh viên, giảng viên, quản trị nhà trường; thúc đẩy tư duy hợp tác với người học và cộng đồng doanh nghiệp thay vì chỉ tập trung vào nhà trường, giảng viên.

Trường ĐH Trà Vinh thăng hạng nằm trong tóp 50 trường có ảnh hưởng thế giới
Trường Đại học Trà Vinh thăng hạng nằm trong top 50 trường có ảnh hưởng thế giới
Trường ĐH Trà Vinh thăng hạng nằm trong tóp 50 trường có ảnh hưởng thế giới
Trong 13 nhóm chỉ số thành phần, Trường Đại học Trà Vinh xếp vị trí đầu nhóm về văn hóa và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Đồng thời, nhà trường tích cực xem xét sự ảnh hưởng xã hội tiềm năng vào các chương trình đào tạo để cập nhật phù hợp theo yêu cầu thị trường lao động. Có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là sinh viên, cộng đồng doanh nghiệp.

TVU cũng mở rộng các chương trình đào tạo CO-OP với doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng và đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo chuẩn quốc tế. Từ đó giúp người học có cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới, có lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước, quốc tế.

Trường ĐH Trà Vinh thăng hạng nằm trong tóp 50 trường có ảnh hưởng thế giới
Sinh viên Đại học Trà Vinh có cơ hội thực tập hoặc tham gia các dự án nghiên cứu quốc tế, nhận học bổng du học.

Nhiều năm qua, TVU thực hiện các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu bảo tồn, phát huy, phát triển ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng dân tộc Khmer Nam bộ. Đồng thời, trường đưa vào chương trình giảng dạy về giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hình thức như đưa chuyên đề kỹ năng bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chính quy; tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa, các sự kiện, hội thảo, hội thi liên quan đến môi trường, khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường...

TVU cũng có các chính sách miễn giảm học phí, học bổng nhằm hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó, sinh viên dân tộc. Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp với ngành chức năng thực hiện chính sách cho sinh viên vay vốn để học tập, hỗ trợ các dự án nghiên cứu, ươm mầm khởi nghiệp.

Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11

Quốc hội tiếp tục góp ý, thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Công bố 615 tân giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Phụ huynh, học sinh lo lắng về bỏ cộng điểm thi nghề là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.