Trường Đại học Mở Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 2.11, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, Cờ thi đua của Chính phủ và Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập trường 1993-2023. 

30 năm bền bỉ với mục tiêu Học tập suốt đời và xã hội học tập

 Phát biểu diễn văn kỷ niệm 30 năm thành lập trường, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung cho biết, chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, nỗ lực không ngừng nghỉ qua các thế hệ lãnh đạo, Trường vẫn kiên định, bền bỉ, khẳng định mục tiêu sứ mạng trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước nhà cũng như sự phát triển giáo dục trong khu vực tạo nên “Hành trình Mở” đáng tự hào. Chất lượng đào tạo của Trường từng bước được khẳng định, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ với hơn 200 ngàn Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ.

Hơn 10 năm đầu Trường đã phát huy và áp dụng triết lý giáo dục Mở cho đào tạo từ xa để người Thày đưa tri thức đến với người học trên mọi miền đất nước xóa đi khoảng cách địa lý trong điều kiện giao thông còn khó khăn. Trường cũng là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ chi thường xuyên, bước khởi đầu của tự chủ đại học.

Những năm 2005-2010, việc ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng Internet cho đào tạo từ xa được triển khai làm tiền đề nền tảng cho đào tạo trực tuyến, tạo bước đột phá cho đào tạo của Trường.

Giai đoạn 2011-2015, trên cơ sở đó, cơ sở vật chất và cấu trúc tổ chức của Trường được quan tâm tạo đà cho sự phát triển bền vững. Trong những năm tiếp theo là sự hội nhập toàn diện, Viện đổi tên thành Trường Đại học Mở Hà Nội, tăng cường hợp tác quốc tế; từng bước nâng cao vị thế, uy tín và sự tin tưởng của xã hội; thực hiện chuyển đổi số, hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục Trường; Hoàn thiện hệ thống văn bản quản trị, quản lý.

Qua từng chặng đường, Trường Đại học Mở Hà Nội đã và đang tích cực thực hiện chủ trương đa dạng hóa hình thức đào tạo, góp phần xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, là đơn vị tiên phong thực hiện giáo dục mở và đào tạo từ xa, đặc biệt đào tạo trực tuyến, thực hiện việc bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Những giá trị Trường đem lại cho xã hội phải kể đến như: 

Nhà trường là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu lý luận và tổ chức thực hiện mô hình “Giáo dục mở”, phát triển đào tạo từ xa và liên tục đổi mới công nghệ đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. Đến nay Trường đã có trên 81.500 sinh viên tốt nghiệp theo loại hình đào tạo từ xa cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cho các địa phương trên cả nước

Bên cạnh đó là đơn vị đóng góp có trách nhiệm trong cộng đồng và việc nhân rộng mô hình trên toàn quốc về đánh giá công dân học tập góp phần trong việc triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ.

Trường Đại học Mở Hà Nội cũng là đơn vị có đóng góp cho xã hội hướng đến phục vụ người học và cộng đồng dân cư đặc biệt khó khăn như các khu vực miền núi, hải đảo xa xôi, kiên trì với triết lý đưa người thầy đến với người học trên khắp mọi miền của đất nước, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ với ý thức “Mở trí tuệ” để kiến tạo tri thức góp phần phát triển toàn diện con người, đóng góp hữu ích phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Những thành tựu và kết quả tự hào đã đạt được trong chặng đường vừa qua, đã khẳng định sự phát triển bền vững của Nhà trường. Trước hết, đó là những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, là sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cơ quan cấp trên, sự đồng hành của bạn bè trong nước và quốc tế.

Đặc biệt hơn, đó là chúng ta có những thế hệ tiền bối mở đường và khai sáng, là công sức, trí tuệ, tình cảm và cống hiến quên mình của bao thế hệ thầy - trò, cán bộ viên chức Nhà trường cho một sự nghiệp cao cả, khai sáng dân trí, thúc đẩy văn minh để nâng tầm đất nước.

Thế hệ hôm nay ý thức rằng, không có những viên gạch đầu tiên thì không thể có bức tường thành vững chãi, không có những người mở đường thì mãi mãi không có lối đi, và vì vậy trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, trong mỗi ý nghĩ của mỗi người đều sâu nặng nghĩa tình và hàm ơn cao cả.

 Trong 30 năm qua, nỗ lực của Nhà trường đã đạt được ghi nhận của xã hội với sự tin yêu của bao thế hệ người học đã lựa chọn Trường Đại học Mở Hà Nội làm nơi học tập, chắp cánh cho những ước mơ bay cao, bay xa.

Những phần thưởng cao quý Trường nhận được trong những năm qua như: Huân chương lao động hạng Nhì, hạng Ba; Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, các tỉnh thành, các tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp là sự ghi nhận và động viên trân quý cho tập thể Nhà trường. Với sự đóng góp trách nhiệm, nhiệt tình trên tinh thần hợp tác phát triển giáo dục trong khu vực, Trường đã vinh dự nhận được sự đánh giá cao của các Tổ chức quốc tế như Hiệp hội các trường đại học mở Châu Á (AAOU), nhóm các trường OU5….

Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập (1993-2023) trường vô cùng vinh dự và tự hào được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước cho “thành tích xuất sắc trong việc thực hiện mô hình "Giáo dục mở" và đào tạo trực tuyến, góp phần xây dựng xã hội học tập và phục vụ cộng đồng”; Cờ Thi đua của Chính phủ cho “Thành tích xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác năm học 2021-2022, dẫn đầu cụm thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”. Chúng tôi vô cùng trân trọng và thực sự xúc động trước sự đánh giá, ghi nhận kịp thời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cấp đối với Nhà trường. 

Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội hi vọng, mỗi cán bộ viên chức và sinh viên, học viên Nhà trường ý thức sâu sắc điều này để phấn đấu cho những gì cao đẹp nhất, đúng với tinh thần của giá trị cốt lõi mà chúng ta đã định hướng: Tự chủ toàn diện, Công nghệ hiện đại, Dịch vụ hoàn hảo, Kết nối rộng mở, đồng thời thấm nhuần Sứ mạng và Triết lý đào tạo của Trường gắn với 5 chữ Mở: Mở cơ hội - Mở trái tim - Mở trí tuệ - Mở tầm nhìn - Mở tương lai để tiếp tục bền bỉ với mục tiêu học tập suốt đời và xã hội học tập, đưa  tính phổ quát của ý tưởng Giáo dục mở được nâng lên, làm cho khái niệm đó không chỉ là một mô hình giáo dục, mà còn mở rộng ra cho cả một hệ thống giáo dục.

"Trường Đại học Mở Hà Nội cần phát huy truyền thống, phát huy vai trò tiên phong"

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Đại học Mở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định, giáo dục mở là một xu hướng giáo dục hướng tới nền giáo dục tiên tiến, được hiểu khái quát là một triết lý giáo dục hướng tới loại bỏ các rào cản trong việc tiếp cận với giáo dục. 

Thông qua môi trường giáo dục mở và đào tạo từ xa, chúng ta kỳ vọng phát triển một xã hội học tập đúng theo hướng của bốn trụ cột mà UNESCO đã công bố về giáo dục, đó là “học để nâng cao hiểu biết, học để làm việc, học để biết chung sống và học để làm người”.

Trường Đại học Mở Hà Nội là đơn vị được biết đến với các hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng gắn liền với triết lý đào tạo giàu tính nhân văn; Nhà giáo và sinh viên của Trường đã thực hiện nhiều đề tài, công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao.

Thứ trưởng ấn tượng với tỷ lệ trên 90% sinh viên của Trường Đại học Mở Hà Nội ra trường có việc làm ngay trong năm đầu tiên. Điều này chứng minh hiệu quả của phương pháp giáo dục mở cũng như hướng đi kết hợp giữa đào tạo ứng dụng và khởi nghiệp sáng tạo mà Nhà trường đang theo đuổi.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển của nền kinh tế số, cạnh tranh trong giáo dục đại học ngày càng mạnh mẽ, Trường Đại học Mở Hà Nội cần phát huy truyền thống, phát huy vai trò tiên phong, xác định rõ chiến lược phát triển nhà trường trong ngắn hạn và dài hạn, trong đó quan tâm hơn nữa những nội dung sau:  

Thứ nhất, tiếp thục phát huy truyền thống đoàn kết, dân chủ và trí tuệ, sáng tạo của tập thể giảng viên, viên chức, người lao động của Nhà trường, phát huy quyền tự chủ của các đơn vị trong nhà trường, tiếp tục khẳng định và nâng cao vị thế và uy tín, tạo ra những đột phá mới trong sự phát triển. 

Thứ hai, đầu tư mở rộng khuôn viên trường, đẩy nhanh xây dựng và triển khai các dự án xây dựng cơ sở mới của Trường Đại học Mở Hà Nội; nâng cấp cơ sở vật chất để ngày càng rộng rãi hơn, khang trang hơn, đáp ứng yêu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học  trong giai đoạn phát triển mới. 

Thứ ba, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, coi đây là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng đào tạo. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhà trường trong sạch-vững mạnh, với yêu cầu “Mỗi cô giáo, thầy giáo phải là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Thứ tư, thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hội nhập quốc tế và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Tập trung đầu tư phát triển các ngành đào tạo mũi nhọn, là thế mạnh của Trường để đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Cần có giải pháp đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của người dân song song với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo;

Thứ năm, tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế; Tiếp tục quan tâm công tác đảm bảo chất lượng, đẩy mạnh hoạt động tự đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo. Hoàn thiện, cập nhật các văn bản quy chế nội bộ của Trường để thực hiện hiệu quả tự chủ đại học theo Luật số 34 và Nghị định số 99.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.