Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (HIC) đào tạo 17 ngành "hot" đáp ứng nhu cầu thị trường

Là trường trọng điểm của khu vực miền Bắc, với hai cơ sở đào tạo tại TP. Hà Nội, Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (HIC) là đơn vị giáo dục đi đầu trong xu hướng đào tạo những nhóm ngành nghề thế mạnh, có nhu cầu nhân lực cao.

Đào tạo nhóm ngành "hot", nhu cầu nhân lực cao 

Trường Cao Đẳng Quốc Tế Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1696/QĐ-LĐTBXH, ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

z5600916254230_bdb95a7a18974df1d48e7b0404c1e9b9.jpg -0
Đại diện Trường Cao Đẳng Quốc Tế Hà Nội tham dự Lễ ký kết thỏa thuận trao đổi học thuật (Ảnh: HIC)

Trên hành trình xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (HIC) luôn xác định yếu tố cốt lõi của việc xây dựng hệ thống giáo dục. Đó là đào tạo gắn liền với đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đơn vị sử dụng lao động và toàn xã hội, giúp sinh viên chắc kiến thức, vững tay nghề, bản lĩnh trong giao tiếp.

Sau 12 năm hình thành và phát triển, Nhà trường đã không ngừng đổi mới, bắt nhịp với các xu hướng đào tạo mới, phù hợp với nhu cầu của thời đại công nghệ số hoá. Điều này đã giúp trường trở thành nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp hàng đầu trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam.

Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội (HIC): Đào tạo ngành hot, sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định -0
Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội luôn không ngừng đổi mới, bắt nhịp với thời đại công nghệ số hóa (Ảnh: HIC)

Hiện Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội đào tạo 17 chuyên ngành chuyên sâu thuộc các lĩnh vực quan trọng và có nhu cầu nhân lực cao của xã hội. Trường có đội ngũ trên 200 cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề.

Các ngành tuyển sinh của trường là những ngành học hot, bám vào nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực của xã hội như: Tiếng Trung, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Tiếng Anh, Công nghệ ô tô, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, Marketing thương mại, Thương mại điện tử, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh, Du lịch – khách sạn, Kỹ thuật chế biến món ăn, Chăm sóc sắc đẹp…

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học, các phòng học tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại. Với 30 phòng học tiện nghi, thư viện với hàng nghìn đầu sách và 20 phòng thực hành, thực tập chuyên môn, xưởng thực hành phục vụ cho việc nghiên cứu và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai.

Ngoài hệ thống phòng học, Nhà trường còn có nhà thi đấu đa năng, sân bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bể bơi,... nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thể lực, sức khoẻ tinh thần cho sinh viên.

Sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định 

Với mục tiêu “Thực học - Thực hành - Thực danh - Thực  nghiệp”, sinh viên của Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội được đào tạo bài bản theo chương trình ưu việt, gắn lý thuyết với thực tiễn hướng nghiệp và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Sinh viên cũng được thực tập tại các đơn vị doanh nghiệp uy tín; được tham gia các khoá trải nghiệm trong và ngoài nước.

ô tô.jpg -0
Sinh viên ngành Công nghệ ô tô trong giờ học thực hành (Ảnh: HIC)
nấu ăn.jpg -0
Sinh viên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn trong giờ học thực hành (Ảnh: HIC)

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội cấp Bằng Cao đẳng chính quy, danh hiệu cử nhân hoặc kỹ sư thực hành; đạt khung trình độ Bậc 5 trong khung trình độ kỹ năng nghề Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có thể học chuyển tiếp vừa học, vừa làm lên đại học năm 2, năm 3 tại các trường đại học trong nước và các trường đối tác tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, CHLB Đức…; hoặc đi làm ngay trong các tập đoàn, doanh nghiệp đối tác nhân sự của trường với mức lương cao.

Hiện Nhà trường đã thiết lập được một mạng lưới các mối quan hệ với hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo cho việc thực tập của sinh viên trong thời gian học tại trường và là địa chỉ làm việc sau khi ra trường.

Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.