Hoạt động HĐND tỉnh Hà Nam năm 2024:

Trọng tâm, trọng điểm hướng đến hiệu lực, hiệu quả

Từ đầu năm đến nay, HĐND tỉnh Hà Nam đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát, đặc biệt là giám sát chuyên đề cũng ngày càng được chú trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động HĐND tỉnh năm 2024. 

Xác định giám sát là khâu trọng tâm, then chốt

Theo Báo cáo của HĐND tỉnh trình tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Khóa XIX, từ đầu năm 2024 đến nay, HĐND tỉnh đã tổ chức 4 kỳ họp (trong đó có 3 kỳ họp chuyên đề, 1 kỳ họp thường lệ), thông qua 101 nghị quyết. Trong đó, nhiều nghị quyết tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội như: nghị quyết về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2023 - 2025; chủ trương thành lập thị xã Kim Bảng và các phường thuộc thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam; một số nghị quyết để cụ thể hóa quy định mới của Luật Đất đai năm 2024; sửa đổi, bổ sung, thay thế và ban hành mới một số cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực xây dựng, nội vụ, giáo dục đào tạo, văn hóa, lao động - xã hội, tài chính ngân sách....

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh cũng tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng kỳ họp theo hướng dành thời gian phù hợp cho việc thảo luận, giải trình; tăng thời lượng các phiên thảo luận, chất vấn, trả lời chất vấn, ý kiến, kiến nghị của cử tri; đổi mới phương thức làm việc, tăng cường sự tham gia của đại biểu HĐND tỉnh, phát huy trí tuệ tập thể, tạo không khí dân chủ, thẳng thắn, nghiêm túc và trách nhiệm; việc thẩm tra các tờ trình và dự thảo nghị quyết trình kỳ họp được các Ban của HĐND tỉnh tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng, cung cấp cơ sở quan trọng để các đại biểu HĐND tỉnh xem xét, thảo luận và quyết nghị các nội dung kỳ họp.

hd2.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hà Nam Đặng Thanh Sơn. Ảnh: Đào Cảnh

Đặc biệt, xác định giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hà Nam năm 2024 ngày càng được đổi mới theo hướng thực chất, giám sát có trọng tâm, trọng điểm những vấn đề bất cập trong thực tiễn, vấn đề được cử tri quan tâm.

Tại các kỳ họp thường lệ, HĐND tỉnh Hà Nam đã dành nhiều thời lượng cho hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn, trả lời kiến nghị của cử tri qua đường dây nóng; thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan chuyên môn và lãnh đạo UBND tỉnh đưa ra những giải pháp, cam kết, lời hứa trước cử tri và Nhân dân để tập trung xử lý, qua đó, đại biểu HĐND tỉnh và cử tri theo dõi, giám sát, tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Bên cạnh đó, hoạt động giám sát chuyên đề cũng ngày càng được chú trọng với nhiều cách làm hay, hiệu quả. Năm 2024, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã tổ chức 5 cuộc giám sát, trong đó giám sát của Thường trực HĐND tỉnh gồm 2 chuyên đề: việc thực hiện chính sách pháp luật về trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh; Giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND có chuyên đề về tình hình triển khai thực hiện một số dự án đầu tư công do tỉnh quản lý trong danh mục các dự án được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư của tỉnh trong 3 năm (từ năm 2021 - 2023); Giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh về việc chấp hành pháp luật trong tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện của Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh về việc triển khai thực hiện quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh.

hd3.jpg
Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Đào Cảnh

Có thể khẳng định, hoạt động giám sát chuyên đề ngày càng được HĐND tỉnh Hà Nam quan tâm, đổi mới phương thức, bảo đảm hoạt động giám sát không ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị, địa phương; Nội dung giám sát được lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm, bao quát trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều cử tri tỉnh Hà Nam đánh giá, việc lựa chọn nội dung giám sát của HĐND tỉnh ngày càng thiết thực, phù hợp tình hình thực tiễn; đáng chú ý, sau giám sát, nhiều tồn tại, hạn chế, bức xúc đã được các cấp, các ngành tổ chức khắc phục và có chuyển biến tích cực.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động

Trên cơ sở những kết quả đạt được, HĐND tỉnh Hà Nam xác định phương hướng hoạt động năm 2025, trong đó trọng tâm là phát huy vai trò của HĐND tỉnh trong việc xây dựng, ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giám sát, bảo đảm việc thực thi pháp luật tại địa phương, đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh phát huy hiệu quả. Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, dự toán ngân sách năm 2025.

hd1.jpg
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Bùi Văn Hoàng. Ảnh: Đào Cảnh

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hà Nam Đặng Thanh Sơn cho biết: các nhiệm vụ trọng tâm mà HĐND tỉnh cần thực hiện trong năm 2025: tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng các kỳ họp của HĐND tỉnh; chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ họp bảo đảm bao quát, toàn diện, tổ chức tốt các kỳ họp thường lệ, kỳ họp chuyên đề và các nhiệm vụ theo kế hoạch; Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thống nhất nội dung, xây dựng chương trình kỳ họp, chuẩn bị các báo cáo thẩm tra bảo đảm chất lượng, nội dung Nghị quyết được HĐND ban hành có tính khả thi cao, đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục, góp phần giải quyết những vấn đề được cử tri và dư luận quan tâm, bao quát trên các lĩnh vực, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh. Thường xuyên rà soát, đánh giá việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành; đôn đốc việc tổ chức thực hiện; nắm bắt những vướng mắc, bất cập để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật và hiệu quả trong tổ chức thực hiện.

HĐND, Thường trực, các Ban, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước qua nhiều hình thức như: giám sát tại các kỳ họp, giám sát qua chất vấn, giải trình; giám sát thường xuyên; giám sát chuyên đề, ... nhằm bảo đảm việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của HĐND. Nội dung lựa chọn giám sát tập trung vào những vấn đề được cử tri, Nhân quan tâm phản ánh, kiến nghị, những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất của Nhân dân. Qua giám sát, kịp thời có những kiến nghị, đề xuất với cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tăng cường đôn đốc việc triển khai thực hiện các kết luận sau giám sát đảm bảo giải quyết, khắc phục triệt để, phát huy hiệu quả hoạt động giám sát.

hd4.jpg
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Hà Nam Khóa XIX. Ảnh: Đào Cảnh

Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, qua đó phát huy trách nhiệm, tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thường trực HĐND tỉnh giữ vai trò điều hòa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của HĐND tỉnh; giải quyết các nhiệm vụ phát sinh theo đúng thẩm quyền, quy định, tạo điều kiện trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

HĐND tỉnh tiếp tục đổi mới hoạt động TXCT; tăng cường trách nhiệm, năng lực của đại biểu HĐND để kịp thời giải đáp, tuyên truyền cơ chế, chính sách. Phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đôn đốc các cơ quan có chức năng trả lời, giải quyết kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri. Kịp thời nắm chắc tình hình địa bàn nơi ứng cử, tổng hợp, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh những vấn đề cử tri và Nhân dân bức xúc, quan tâm.

Hội đồng nhân dân

Hòa Bình: Nỗ lực hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển
Hội đồng nhân dân

Hòa Bình: Nỗ lực hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển

19/19 chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt kế hoạch đã đề ra năm 2024 là minh chứng rõ nét cho sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình trong công cuộc xây dựng và phát triển thời kỳ đổi mới. Để tiếp tục thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Hòa Bình sẽ quyết liệt thực hiện đồng bộ 4 đột phá chiến lược; huy động mọi nguồn lực, phát huy các tiềm năng, lợi thế; tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng LÊ TIẾN CHÂU
Diễn đàn

Đổi mới mạnh mẽ, thực chất hơn để các quyết sách của Hội đồng nhân dân khai thông động lực phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Hải Phòng Khóa XVI diễn ra sáng nay, 4.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu khẳng định, đến thời điểm này, thành phố đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ lớn, có ý nghĩa quan trọng trong năm 2024. Đóng góp vào thành tựu chung của thành phố có dấu ấn rất quan trọng của HĐND thành phố. Hoạt động của cơ quan dân cử thành phố thời gian qua, ghi nhận nhiều sự đổi mới, thực chất và hiệu quả hơn; ngày càng phát huy vai trò là cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng Phạm Văn Lập phát biểu khai mạc kỳ họp
Chuyển động

Đánh giá khách quan, toàn diện, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ phát triển năm 2024

Sáng 4.12, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024), HĐND thành phố Hải Phòng Khóa XVI, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập nhấn mạnh, kỳ họp được tổ chức vào thời điểm cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân thành phố đang ra sức phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh năm 2024.

Quang cảnh buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Cà Mau: Sẽ bàn thảo, quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng tại Kỳ họp thứ 17

Sáng 3.12, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Thị Nhung đã chủ trì phiên họp thuyết trình các văn bản sẽ trình Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Khóa X dự kiến tổ chức vào ngày 9- 10.12. Tại phiên họp này, nhiều vấn đề nóng, đang được đông đảo cử tri quan tâm sẽ được đặt ra như: quyết định về biên chế công chức, quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với người được bảo trợ, mức hỗ trợ hằng tháng cho nhân viên y tế ấp, khóm…

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga
Hội đồng nhân dân

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, đồng tâm, hợp lực cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đó là thông điệp kêu gọi sự quyết tâm gửi tới cả hệ thống chính trị toàn tỉnh của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Thị Nga trong phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX vào sáng 3.12.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh kiểm tra thực tế Dự án xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc (tại Km20+050, đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng)
Diễn đàn

Tạo thế và lực để Quảng Ninh cùng đất nước bước vào giai đoạn mới

Ngày 5.12 tới đây, Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV sẽ chính thức bước vào chương trình nghị sự được đông đảo cử tri, Nhân dân toàn tỉnh đón đợi. Là kỳ họp quan trọng, những quyết nghị của HĐND tỉnh đều là những vấn đề rất lớn, cần thiết, không chỉ bảo đảm cho sự ổn định, đổi mới, phát triển của tỉnh trong năm 2025, mà còn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; tạo thế và lực để Quảng Ninh cùng đất nước bước vào giai đoạn mới.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long giám sát tại Cục Thuế tỉnh
Diễn đàn

Tăng cường quản lý thuế, tạo nguồn thu ngân sách bền vững

Giám sát việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2024, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long đề nghị, Cục Thuế tỉnh theo dõi chặt tiến độ thu ngân sách nhà nước 2 tháng cuối năm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý thuế. Đồng thời, tiếp tục xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu, tạo nguồn thu ổn định bền vững cho ngân sách nhà nước năm 2024 và các năm tiếp theo.

Đoàn giám sát làm việc tại BHXH tỉnh
Hội đồng nhân dân

Tạo thuận lợi để đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế

Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT) cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Phú Thọ đề nghị các sở, ngành phối hợp với cơ quan BHXH tuyên truyền, vận động tham gia BHYT bằng những hình thức phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào DTTS. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; mở rộng mạng lưới tổ chức dịch vụ và nhân viên thu BHXH, BHYT rộng khắp để người dân dễ dàng tiếp cận, đăng ký tham gia.

Lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An báo cáo công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” và sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Diễn đàn

Tăng cường phòng chống tội phạm “tín dụng đen”, sử dụng công nghệ cao

Giám sát công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đề nghị, UBND tỉnh tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cho người dân. Cùng với đó, tăng cường vai trò, trách nhiệm lực lượng chức năng ở cơ sở; chủ động rà soát lại quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp thực hiện tốt hơn trong phòng, chống hai loại tội phạm này...

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Văn Khởi phát biểu tại buổi làm việc với Thanh tra tỉnh
Diễn đàn

Tập trung thanh tra những nơi có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo

Thời gian tới, Thanh tra tỉnh Quảng Trị cần tập trung thanh tra ở các địa phương có nhiều đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo để kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm (nếu có). Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra ở các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng nhằm góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Toàn cảnh hội nghị
Diễn đàn

Bảo quyền lợi của cử tri trong giải quyết kiến nghị

Kết luận Hội nghị giám sát kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 và các kiến nghị chưa được giải quyết xong từ các kỳ họp trước của HĐND tỉnh mới đây, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Lê Văn Ánh yêu cầu UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục tăng cường, gắn trách nhiệm người đứng đầu đối với kết quả giải quyết để giảm thiểu việc tồn đọng. Quá trình tiếp nhận kiến nghị phải phân loại thuộc lĩnh vực giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo để bảo đảm quyền lợi chính đáng của cử tri.

Tập trung giải quyết kiến nghị bức xúc, nổi cộm
Diễn đàn

Tập trung giải quyết kiến nghị bức xúc, nổi cộm

Thời gian tới, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải quyết trả lời kiến nghị cử tri theo thẩm quyền; bảo đảm việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri thẳng thắn, chính xác, rõ kết quả, tiến độ thực hiện. Đồng thời, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những kiến nghị kéo dài; bố trí kinh phí giải quyết các kiến nghị của cử tri, nhất là những vấn đề về đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án; nước sạch; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ô nhiễm môi trường...

Tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực để phát triển trong kỷ nguyên mới
Diễn đàn

Tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực để phát triển trong kỷ nguyên mới

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã khép lại với 18 dự án luật, 21 nghị quyết được thông qua; cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật và nhiều nội dung quan trọng khác ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước... Đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: đây là kỳ họp chất lượng với nhiều dự án luật có tính chất phức tạp, được Quốc hội xem xét chu đáo và thông qua. Tin rằng, các quyết sách này sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.