Thành phố Phổ Yên đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới đô thị hiện đại, thông minh

Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Được lựa chọn là địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, cấp ủy, chính quyền Phổ Yên xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cũng là cơ hội đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xây dựng Phổ Yên thành thành phố thông minh. Từ những nỗ lực và quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, việc thực hiện linh hoạt, sáng tạo, đồng bộ các giải pháp, qua 1 năm triển khai thực hiện, thành phố Phổ Yên đã đạt nhiều kết quả quan trọng ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Hướng tới chính quyền số

Qua hơn 1 năm thực hiện chuyển đổi số, thay đổi lớn nhất là thành phố Phổ Yên đã xây dựng được chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số. Hệ thống Quản lý văn bản đi/đến và điều hành được quan tâm vận hành và duy trì đạt chất lượng tốt.

UBND thành phố đã xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước cấp thị xã và 18 xã, phường: thực hiện tốt việc kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản và hỗ trợ điều hành của thành phố đến xã, phường với các cơ quan, ban, ngành của thành phố và tỉnh, góp phần đẩy mạnh việc sử dụng văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển trên môi trường mạng (hoàn toàn không sử dụng văn bản giấy) giữa các cơ quan, đơn vị, các xã, phường trong thành phố đạt 100% (trừ văn bản mật); 100% cán bộ, công chức, viên chức đã trao đổi, tra cứu, khai thác thông tin qua môi trường mạng. Toàn bộ văn bản điện tử đi được ký số trực tiếp trên phần mềm và được gửi liên thông trên phần mềm quản lý văn bản và hỗ trợ điều hành…

Phổ Yên là 1 trong 3 đơn vị được UBND tỉnh Thái Nguyên chọn đầu tư thực hiện dự án xây dựng Trung tâm điều hành thông minh (IOC) giai đoạn 2021 - 2025. IOC Phổ Yên khai trương tháng 12.2021. Hệ thống điều hành có khả năng giám sát và quản lý từ cấp tổng quan đến chi tiết từng tình huống, từ đó cung cấp cho cơ quan quản lý Nhà nước cái nhìn toàn diện về các hoạt động diễn ra trên địa bàn. Đặc biệt, công nghệ được áp dụng trong hệ thống sẽ cho phép phân tích dữ liệu lớn để đưa ra các cảnh báo, hỗ trợ công tác ra quyết định, xây dựng phương án tổ chức, điều hành của các cấp chính quyền. Thành phố Phổ Yên cũng là một trong những địa phương đi đầu trong tỉnh về đưa vào sử dụng Trung tâm IOC với hệ thống camera an ninh giám sát cây xanh và hệ thống giao thông thông minh tích hợp 12 lĩnh vực. Đặc biệt, công nghệ được áp dụng trong hệ thống cho phép tạo ra một kênh thông tin để doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân tương tác với chính quyền thông qua ứng dụng di động “Smartcity”.

Về xây dựng đô thị thông minh, thành phố đã xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, trung tâm điều hành thông minh của thành phố, đường truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống truyền hình hội nghị, phòng họp không giấy tờ, xây dựng các trang web của 18 xã, phường, hệ thống camera giám sát giao thông, hệ thống chữ ký số, chứng thư số, hóa đơn điện tử, biên lai điện tử, nhà thuốc điện tử, hệ thống quản lý bệnh viện điện tử, hệ thống quản lý cây xanh điện tử…

Đoàn công tác của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đến thăm, trao đổi kinh nghiệm về thực hiện công tác chuyển đổi số tại TP. Phổ Yên - ẢNH N. HƯNG
Đoàn công tác của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đến thăm, trao đổi kinh nghiệm về thực hiện công tác chuyển đổi số tại TP. Phổ Yên
Ảnh: N. Hưng

Giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp

Về trụ cột kinh tế số, các ngành thuế, kho bạc và ngân hàng đã sử dụng Hệ thống ứng dụng quản lý tập trung và các phần mềm chuyên ngành Thuế, bảo đảm đáp ứng phục vụ công tác quản lý thuế hiện đại, hệ thống thuế điện tử (eTax) kết nối với dịch vụ công quốc gia cung cấp các dịch vụ hành chính công về thuế mức độ 4.

Phổ Yên đã tiển khai thanh toán trực tuyến, phát triển thương mại điện tử. UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Hiện, các cơ quan, đơn vị cơ bản thực hiện thanh toán dịch vụ công cộng qua ngân hàng, dịch vụ smart banking, thanh toán không dùng tiền mặt. Các hoạt động ứng dụng công nghệ số trong kết nối, quảng bá và tiêu thụ nông sản được quan tâm, triển khai; đã được kết nối, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ trên Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò (voso.vn), Sàn thương mại điện tử PostMart (postmart.vn). Trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư, ưu tiên các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư tại khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình, các tập đoàn kinh tế như: Samsung, Saigontel…

Thêm tiện ích cho người sử dụng

Với trụ cột xã hội số, các ứng dụng, phần mềm của tỉnh đã và đang triển khai, cung cấp các tính năng mới để thêm tiện ích cho người dân sử dụng ứng dụng Thái Nguyên ID; xây dựng bản demo chức năng về điện; xây dựng bản demo chức năng về tra cứu bảo hiểm xã hội. Ngành Công an hoàn thiện cập nhật thông tin dữ liệu thông tin cá nhân, thẻ căn cước công dân, hộ khẩu điện tử và các thông tin cập nhật theo lĩnh vực tư pháp, hộ tịch của toàn bộ người dân trên địa bàn.

Ngành giáo dục - đào tạo bước đầu hình thành kho học liệu dùng chung, tích hợp trên các nền tảng youtube và các mạng xã hội. Hình thành dữ liệu ngành phục vụ công tác quản lý. Triển khai số hóa và điện tử các loại hồ sơ, sổ sách trong các cơ sở giáo dục, sổ liên lạc điện tử. Xây dựng các biểu đồ phân bổ các trường học trên địa bàn, số lượng giáo viên, số lượng học sinh, các trường đạt chuẩn quốc gia, thành tích học tập, phổ điểm học sinh qua các kỳ và cả năm…

Trong lĩnh vực y tế, đã tổ chức đánh giá và triển khai sử dụng chính thức Hệ thống quản lý thông tin xã, phường tại 18 trạm y tế từ ngày 1.3.2022 theo Quyết định số 3532/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Triển khai nền tảng khám chữa bệnh từ xa tại các cơ sở y tế phục vụ công tác đào tạo nghiệp vụ, tư vấn khám, tư vấn điều trị. Tích hợp và xây dựng các biểu đồ giám sát về lĩnh vực y tế của thành phố. Phần mềm quản lý y dược, các điểm khám, chữa bệnh và các nhà thuốc trên địa bàn tích hợp về Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của thành phố.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.