Quảng Ninh tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch

Bảo đảm dự trữ và cung ứng hàng hóa thiết yếu

Xác định nguy cơ xâm nhiễm vào địa bàn luôn thường trực, vì vậy, quan điểm của Quảng Ninh là luôn chủ động phòng dịch ở mức độ cao nhất và xây dựng kịch bản tốt nhất cho tình huống xấu nhất. Trong đó, phương án dự trữ, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết yếu trong trường hợp tỉnh thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng cũng đã được địa phương tính toán, chuẩn bị.

Cùng với sự chủ động của tỉnh, hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh cũng đã tăng lượng hàng hoá dự trữ, nhất là mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu
Cùng với sự chủ động của tỉnh, hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh cũng đã tăng lượng hàng hoá dự trữ, nhất là mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu

Xây dựng phương án với từng tình huống

Cùng với xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế đối với tình huống có 1.000 người và 5.000 người mắc Covid-19, tỉnh Quảng Ninh cũng lên phương án bảo đảm công tác dự trữ, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết yếu tại các huyện, thị, thành phố trong trường hợp giãn cách xã hội một tháng trên địa bàn. Trong đó, các địa phương bảo đảm dự trữ đủ số lượng, chủng loại hàng hóa lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết yếu, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, trong trường hợp giãn cách xã hội một tháng; có phương án kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm lưu thông đối với hàng hóa thiết yếu trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đồng thời, rà soát, bố trí các điểm tiếp nhận hàng hóa thiết yếu trong trường hợp thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; có phương án điều tiết lượng hàng hóa còn dư thừa sang địa phương khác.

Từ nhu cầu tiêu dùng, các phương án dự trữ, bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân trong từng trường hợp cụ thể cũng đã được Sở Công thương và các đơn vị liên quan xây dựng. Trong đó, Sở lên kế hoạch cho trường hợp thiếu hàng cục bộ tại một số điểm bán do nhu cầu mua hàng tăng cao; trường hợp một số điểm bán hàng như chợ, siêu thị ngừng kinh doanh do có liên quan đến yếu tố dịch tễ; trường hợp nhiều điểm kinh doanh hàng hóa thiết yếu như chợ, siêu thị, ngừng kinh doanh cùng một thời điểm, hàng hóa nhiều nơi bị thiếu; phương án thuê kho và dự trữ lương thực, thực phẩm; phương án tổ chức phát thẻ mua hàng thiết yếu cho người dân để hạn chế tập trung đông người; phương án điều phối hàng hóa từ các tỉnh, thành vào Quảng Ninh.

Phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường

Chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn tỉnh về cho ý kiến và chỉ đạo về nội dung này mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng nhấn mạnh: Quảng Ninh đang đứng trước nguy cơ, thách thức rất lớn về mầm bệnh xâm nhập vào địa bàn. Do đó, việc chuẩn bị các phương án dự trữ, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết yếu trong trường hợp nếu tỉnh phải thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg là một yêu cầu cần thiết, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

Với tinh thần phải bảo đảm cung cấp đầy đủ, an toàn, giúp thực hiện triệt để, hiệu quả nếu phải thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Các sở, ngành liên quan tiếp tục tham mưu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc vận chuyển, cung ứng hàng hóa; tập huấn cho đội ngũ người vận chuyển, giao hàng các biện pháp an toàn trong phòng chống dịch; triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho các điểm cung ứng hàng hóa. Đồng thời, tăng cường thông tin tới Nhân dân về kiến thức, các phương án cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hóa để người dân không hoang mang khi có tình huống xấu xảy ra.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị, phải tập trung phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của các địa phương, doanh nghiệp, người dân trong việc đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm… góp phần chia sẻ và giảm áp lực cho tỉnh nếu phải thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ về phòng chống dịch. Đồng thời, các sở, ngành và các địa phương bổ sung các phương án nếu không nhận được lương thực, thực phẩm từ các tỉnh, thành ngoài vào Quảng Ninh và kế hoạch nhập khẩu lương thực, thực phẩm, hàng hóa…

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.