Trãnh cãi về bài thơ "Bắt nạt", đề xuất tăng sĩ số lớp học... là vấn đề nổi bật giáo dục tuần qua

Tranh cãi về bài thơ "Bắt " trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, đề xuất cho học sinh nghỉ học ngày thứ 7, mưa lớn kéo dài tại miền Trung khiến nhiều địa phương phải cho học sinh nghỉ học,… là những sự kiện giáo dục nổi bật trong tuần vừa qua.

Tranh cãi về bài thơ “Bắt nạt” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6

Tuần qua, dư luận lại dấy lên tranh cãi về bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách Ngữ văn lớp 6 tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). Bài thơ được trích từ tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh (Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2017, trang 24-25).

Bài thơ “Bắt nạt” gồm 8 khổ, mỗi khổ 4 dòng, nội dung xuyên suốt phản ánh những mặt tiêu cực, vấn nạn phổ biến trong học đường đó là học sinh bắt nạt nhau. Qua đó, tác giả muốn khuyên các em học sinh không nên ức hiếp các bạn yếu thế hơn mình.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua -0
Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách Ngữ văn lớp 6

Một số ý kiến cho rằng, bài thơ có ngôn từ dễ hiểu, mang tính giáo dục khi đụng chạm đến vấn đề nhạy cảm trong đời sống học đường là bắt nạt, bạo lực. Tuy nhiên, một số người lại đánh giá tính nghệ thuật của bài thơ không cao, tính giáo dục không rõ ràng, không phù hợp để đưa vào sách giáo khoa cho học sinh học.

Cũng có người nhận định, bài thơ đưa ra chủ đề hay nhưng cách thể hiện chưa sắc nét, những hình ảnh, câu từ cũng khá ngô nghê, cách gieo vần lủng củng và thiếu logic. Đặc biệt, khổ thơ thứ 3: "Sao không ăn mù tạt/Đối diện thử thách đi?/Thử kẻ yếu làm gì/Sao không trêu mù tạt?" được cho là khó hiểu. Việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ “mù tạt” - một loại gia vị cay nồng, khó ăn, nhằm liên tưởng đến hành vi bắt nạt trong cuộc sống là không hợp lý.

Đề xuất cho học sinh nghỉ học ngày thứ 7

Tại hội nghị giao ban khối trung học của Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh vừa qua, nhiều hiệu trưởng đã đề xuất cho học sinh nghỉ học thứ 7. Điều này đồng nghĩa, các trường phải xếp thời khóa biểu lên 9 tiết/ngày để bảo đảm chương trình giáo dục và kế hoạch của nhà trường.

Lý do có đề xuất này, theo các trường là vì học sinh tiểu học được nghỉ ngày thứ 7 nhưng lên cấp THCS và THPT, các em phải học ngày thứ 7 để đảm bảo khung chương trình. Nhiều phụ huynh được nghỉ ngày thứ 7 cũng muốn con được nghỉ ngơi hoặc có thời gian học năng khiếu, chơi thể thao, đi chơi cùng gia đình vào cuối tuần... nên mong con chỉ học từ thứ 2 đến thứ 6, chấp nhận việc tăng khối lượng tiết học các ngày trong tuần.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua -0
Đề xuất cho học sinh nghỉ học thứ 7 đồng nghĩa các trường phải xếp thời khóa biểu lên 9 tiết/ngày

Chia sẻ với báo chí quan điểm về vấn đề trên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh cho biết, quan điểm chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh là đề nghị các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp. Trường đã tổ chức dạy 2 buổi/ngày thì phải có kế hoạch phù hợp, thực hiện đúng quy định của chương trình. Mỗi trường chịu trách nhiệm sắp xếp kế hoạch giáo dục, làm sao đảm bảo sức khỏe, tâm lý của học sinh.

Hà Nội đề xuất tăng tiêu chuẩn từ 45 lên thành 50 học sinh/lớp cấp THPT

Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ GD-ĐT với Hà Nội hôm 9.10, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Thủ đô đang xảy ra hiện tượng quá tải trường, lớp học, nhất là ở các trường học thuộc khu vực nội thành. Ở một số quận, huyện, sĩ số học sinh/lớp, số lớp/trường vượt quá quy định; một số nơi thiếu trường công lập, đặc biệt với bậc THPT.

Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh lớp 10 các trường công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành. Việc này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh trong bối cảnh quy mô học sinh trong độ tuổi tuyển sinh trên địa bàn thành phố hằng năm tăng nhanh.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua -0
Thí sinh dự thi vào lớp 10 tại Hà Nội, năm 2023

Cụ thể, Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường). Cùng với đó, đề xuất cho phép tăng sĩ số thêm 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp) và cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh.

Nhiều điểm mới trong quy chế thi học sinh giỏi quốc gia

Thông tư số 17 ngày 10.10.2023 do Bộ GD-ĐT vừa ban hành về Quy chế thi học sinh giỏi quốc gia có nhiều điểm mới.

Theo đó, điểm mới đầu tiên là tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia để bảo đảm phù hợp với quy định của các Olympic khu vực và quốc tế. Nếu những năm trước, tỷ lệ đoạt giải học sinh giỏi quốc gia từ khuyến khích trở lên đạt 50%, năm nay tăng lên 60%, trong đó giải nhất không vượt quá 5% trên tổng số giải.

Một điểm mới khác mà Thông tư 17 vừa đưa ra là học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT nhưng không đoạt giải cũng có giấy chứng nhận. Điều này giúp các em có được thông tin lưu giữ lâu dài cho cá nhân về tham gia kỳ thi.

Ngoài ra, quy chế mới có thêm một số điểm mới như: số lượng thí sinh dự thi của các đơn vị tối đa 10 thí sinh, riêng TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội 20 thí sinh.

Tiếp tục duy trì tổ chức buổi thi thực hành các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học ở kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế. Đối với Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thay việc tổ chức buổi thi thực hành trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bằng việc đề thi các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học có nội dung hỏi yêu cầu thí sinh giải quyết bằng kiến thức liên quan đến kỹ năng thí nghiệm, thực hành.

Quy chế mới cũng bổ sung các quy định liên quan đến vận chuyển đề thi để khi cần thiết triển khai vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ và hình thức thi thi trên máy vi tính kết nối mạng cục bộ/nội đối với môn tin học. Linh hoạt trong quy định địa điểm tổ chức thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế.

Mưa lớn kéo dài tại miền Trung, nhiều địa phương thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học

Những ngày qua, tại Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có mưa lớn, nhiều đoạn đường ngập sâu, nguy hiểm.

Tại Đà Nẵng, trưa 13.10, Sở GD-ĐT tỉnh này có công văn khẩn, yêu cầu thủ trưởng các trường học thông báo cho học sinh, học viên THPT, THCS và tiểu học không học bán trú nghỉ học chiều 13.10 do một số đoạn đường ngập sâu, đi lại khó khăn, nguy hiểm. Đối với các trường có học bán trú, trẻ mầm non và học sinh vẫn học buổi chiều, nhà trường chủ động sắp xếp thời gian, thông báo phụ huynh đón con đảm bảo an toàn.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua -0
Mưa lớn khiến nhiều tuyến phố của Đà Nẵng ngập sâu

Sở GD-ĐT Đà Nẵng cũng yêu cầu các đơn vị trường học thực hiện các văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT, lãnh đạo địa phương về công tác phòng chống thiên tai, bão lụt; thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến tình hình mưa lớn giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, từ chiều 13.10, các cơ sở giáo dục trên địa bàn cũng thông báo cho học sinh nghỉ học. Sở GD-ĐT yêu cầu lãnh đạo các đơn vị bám sát diễn biến của mưa lũ, căn cứ vào tình hình thực tế để cho học sinh quay trở lại trường khi thời tiết đảm bảo an toàn.

Tại Quảng Trị, hôm 12.10, Sở GD-DT tỉnh Quảng Trị đã có công văn gửi các đơn vị, trường học yêu cầu theo dõi, ứng phó với tình hình mưa lũ. Tùy theo diễn biến mưa lũ và điều kiện thực tế tại cơ sở, các trường học cho học sinh nghỉ học trong trường hợp không bảo đảm an toàn cho học sinh. Trước tình hình mưa ngập, một số địa phương tại Quảng Trị cũng đã cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS tạm nghỉ học.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.