Trạm, điểm sơ cấp cứu tại Bắc Giang: Mô hình nhân đạo giúp bảo vệ sự sống

Xác định vai trò quan trọng của hoạt động sơ cấp cứu đối với người bị nạn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang đã triển khai mạnh mẽ mô hình các trạm, điểm sơ cấp cứu. Đến nay, Bắc giang đã trở thành địa phương có nhiều trạm, điểm sơ cấp cứu đạt chuẩn và hoạt động hiệu quả nhất cả nước.

Hơn 5000 người được sơ cấp cứu kịp thời

Theo thống kê của cơ quan chức năng, hằng năm, tỉnh Bắc Giang có trên 300 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết hơn 100 người, bị thương khoảng hơn 200 người.

Từ thực trạng nêu trên, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang xác định cần triển khai các hoạt động sơ cứu kịp thời cho người bị nạn trước khi chuyển đến cơ sở y tế để giảm tử vong, thương tật nặng, ảnh hưởng sức khỏe, giảm gánh nặng cho ngành y tế, gia đình và xã hội.

Đề xuất về việc thành lập các trạm, điểm sơ cấp cứu theo chuẩn của Thông tư số 17/2014/TT-BYT của Bộ Y tế đã được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành y tế, nhất là các tình nguyện viên.

Trạm, điểm sơ cấp cứu, mô hình nhân đạo giúp bảo vệ sự sống -0
Các hội viên được tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu đối với người bị nạn.

Bà Lê Thị Duyên, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang cho biết, khi tai nạn xảy ra, nạn nhân được sơ cứu kịp thời và đúng cách ngay tại hiện trường sẽ tăng khả năng được cứu sống, giảm thiểu tổn thương thứ phát, giúp nhanh chóng hồi phục; giảm thiệt hại về kinh tế, gánh nặng về chi phí điều trị. Chính vì vậy việc sơ cứu kịp thời trong khoảng “thời gian vàng” 4 phút đóng vai trò quan trọng trong cứu sống và giảm thiểu di chứng cho nạn nhân khi bị tai nạn.

Hiện tại, toàn quốc có 526 trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ đạt chuẩn (gồm 6 trạm và 522 điểm), trong đó, tỉnh Bắc Giang có 159 trạm, điểm sơ cấp cứu (1 trạm và 158 điểm) đạt chuẩn, được Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cấp giấy phép hoạt động. Bắc Giang đang là tỉnh có nhiều trạm, điểm sơ cấp cứu đạt chuẩn và hoạt động hiệu quả nhất cả nước.

Với thông điệp “Sơ cấp cứu là một hành động nhân đạo”, tỉnh Hội đã làm tốt công tác vận động, thuyết phục, kêu gọi các tấm lòng nhân đạo, thiện nguyện, sẵn sàng mang thời gian, công sức, trí tuệ, vật lực tham gia và đặt các điểm sơ cấp cứu tại nhà mình và thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu ban đầu cho người dân.

Trong nhiệm kỳ qua, đội ngũ tình nguyện viên đã sơ cấp cứu hơn 900 vụ tai nạn, 5.321 nạn nhân đã được sơ cấp cứu kịp thời, bảo vệ sự sống và hỗ trợ đưa đến các cơ sở y tế an toàn để điều trị.

Chú trọng công tác đào tạo hội viên

Để có được những kết quả trên, tỉnh Hội đã chú trọng đầu tư đào tạo đội ngũ tập huấn viên, hướng dẫn viên và tình nguyện viên sơ cấp cứu (80 lớp huấn luyện cho trên 3.500 lượt cán bộ, hội viên, tình nguyện viên sơ cấp cứu đã được thực hiện trong nhiệm kỳ qua).

Đặc biệt, trong 12 năm liên tiếp tính từ năm 2009 đến nay, tỉnh Hội đều đặn tổ chức Hội thi kỹ thuật sơ cấp cứu cho tình nguyện viên,được Trung ương Hội đánh giá cao và nêu điển hình trong toàn quốc.

Trạm, điểm sơ cấp cứu, mô hình nhân đạo giúp bảo vệ sự sống -0
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang thường xuyên tổ chức hội thi kỹ thuật sơ cấp cứu cho tình nguyện viên.

Hiện nay, toàn tỉnh có 795 tình nguyện viên làm việc tại các trạm điểm, trên tinh thần tự nguyện, không có phụ cấp, hàng ngày họ vẫn phải mưu sinh lo cuộc sống nên có biến động về số lượng. Nhằm khắc phục tình trạng trên, tỉnh Hội đã đề xuất, thuyết minh và được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 350 triệu đồng/1 năm để duy trì hoạt động của 100% trạm, điểm trong toàn tỉnh.  

Theo Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang Lê Thị Duyên, thời gian tới, tỉnh Hội sẽ tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, tạo dựng vị thế, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động sự tham gia của cộng đồng và các nguồn lực từ các tổ chức, nhà hảo tâm.  

Quan tâm nâng cao năng lực chuyên sâu, tận dụng kinh nghiệm, động viên, khen thưởng kịp thời cho đội ngũ tập huấn viên, hướng dẫn viên, tình nguyện viên sơ cấp cứu.

Thường xuyên đầu tư, bổ sung, cập nhật trang thiết bị, tài liệu, dụng cụ huấn luyện và đào tạo sơ cấp cứu. Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, các bệnh viện, đơn vị liên quan để thiết lập kênh thông tin, liên lạc, hỗ trợ xử lý các tình huống có thể xảy ra.

“Mong muốn trong thời gian tới, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang có thể thành lập được Trung tâm huấn luyện sơ cấp cứu, mang đến kiến thức, kỹ năng cho người dân tại tỉnh Bắc Giang; tiến tới có thể thực hiện các hoạt động đào tạo sơ cấp cứu dịch vụ vì mục tiêu nhân đạo trong trường học, các khu công nghiệp; tổ chức các buổi diễn tập với quy mô lớn về sơ cấp cứu để ứng phó với các trường hợp thiên tai, đại dịch hoặc sự cố nghiêm trọng xảy ra”, bà Lê Thị Duyên chia sẻ.

Với những kết quả nêu trên, Hội Chữ thập đỏ Bắc Giang đã được Trung ương Hội đánh giá là lá cờ đầu trong khu vực với Danh hiệu “ba nhất”: Nhất về triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” với sự tham gia, vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và trực tiếp, toàn diện của đồng Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Nhất về thiết lập mạng lưới, tập huấn, hội thi và triển khai hoạt động sơ cấp cứu; Nhất về Phong trào hiến máu tình nguyện và mô hình "Dòng họ, gia đình hiến máu tiêu biểu" với 220 dòng họ hiến máu.

Địa phương

Trao quyết định cho Tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang
Sự kiện nổi bật

Bà Hà Thị Nga giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang

​​​​​Chiều 29.10, tại Hội trường Tỉnh ủy Tuyên Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã thay mặt Bộ Chính trị chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Công an huyện Sơn Động thực hiện lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”
Địa phương

Công an huyện Sơn Động thực hiện lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Khắc ghi lời căn dặn“Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời gian qua, Công an huyện Sơn Động đã quán triệt, triển khai nhiều biện pháp công tác nhằm phát huy truyền thống “Công an Sơn Động vì nước, vì dân, tận tâm, tận lực”, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.

Công ty TNHH Mỹ Hiền Tân Thạnh chuyên trúng thầu tiết kiệm ngân sách “siêu thấp” tại Tân Phước, Tiền Giang
Địa phương

Công ty TNHH Mỹ Hiền Tân Thạnh chuyên trúng thầu tiết kiệm ngân sách “siêu thấp” tại Tân Phước, Tiền Giang

Công ty TNHH Mỹ Hiền Tân Thạnh có trụ sở tại tỉnh Long An nhưng tất cả gói thầu doanh nghiệp này tham gia và trúng đều tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Có ngày doanh nghiệp này trúng 6 gói thầu với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách "siêu thấp", chỉ từ 0,3-0,6%.

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa
Trên đường phát triển

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cao Bằng, quá trình triển khai cuộc vận động đã có nhiều kết quả tích cực, người dân từng bước thay đổi nhận thức, hàng Việt được đưa đến người tiêu dùng tại vùng sâu, vùng xa với chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

BIDV Chi nhánh Bắc Giang: Nỗ lực kinh doanh, tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội
Địa phương

BIDV Chi nhánh Bắc Giang: Nỗ lực kinh doanh, tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Bắc Giang là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, BIDV Chi nhánh Bắc Giang không chỉ khẳng định vai trò chủ lực trong hoạt động huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn vay cho người dân mà còn thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội, chung tay vì cuộc sống cộng đồng, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo.

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc
Trên đường phát triển

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc

Từ những kết quả đạt được trong thực hiện đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển chế biến nước mắm giai đoạn 2022 - 2024, Sở Công Thương Kiên Giang tiếp tục xây dựng đề án “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển chế biến sản phẩm từ nông sản, thủy sản giai đoạn 2025 - 2027”.

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn
Trên đường phát triển

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn

Phát huy vai trò của các HTX nông nghiệp trong tổ chức lại, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, ngành nông nghiệp Long An đã phối hợp củng cố các HTX nông nghiệp đã thành lập trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC); xây dựng HTX điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC… Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, chứng nhận hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP... như những "tấm vé thông hành” giúp nhiều nông sản từng bước tạo dựng được thương hiệu, chinh phục các thị trường lớn.

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững
Trên đường phát triển

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững

Với mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Long An hình thành 125.000ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu… Việc khởi động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ là bước khởi đầu cho sản xuất lúa theo hướng bền vững.

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận
Trên đường phát triển

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, chanh, thanh long, rau) và 2 con (con bò, con tôm). Hiệu quả bước đầu của các mô hình đã góp phần quan trọng thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của nông dân, từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Qua đó, giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận cho các hộ tham gia.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải
Diễn đàn

Kịp thời sửa đổi, bổ sung các nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, với GRDP tăng 6,45% so với cùng kỳ. Tỉnh đã phê duyệt 12 dự án đầu tư mới, tổng vốn 2,239,3 tỷ đồng, đồng thời phát triển đô thị, cung cấp thương mại điện tử và kết nối quốc tế. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về các hoạt động của HĐND tỉnh trong việc ban hành các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội và phân bổ ngân sách năm 2024.

BHXH huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai: Tuyên truyền về BHXH, BHYT cho cán bộ hội viên hội phụ nữ
Địa phương

BHXH huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai: Tuyên truyền về BHXH, BHYT cho cán bộ hội viên hội phụ nữ

Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm Mỹ vừa phối hợp với Ban thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Cẩm Mỹ tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho hơn 200 cán bộ ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ cấp xã và chi hội trưởng phụ nữ ấp và khu phố trên địa bàn huyện.

Một góc huyện Quan Sơn, Thanh Hóa
Địa phương

Bài cuối: Tiếp tục hoàn thiện chính sách để phù hợp thực tiễn

Quá trình thực hiện Chương trình 1719, tỉnh Thanh Hóa đã có rất nhiều cách làm bài bản, linh hoạt, sáng tạo để phát huy tính chủ động của các địa phương trong thực hiện chính sách; tuy nhiên, nhiều nội dung vẫn khó hoặc chậm triển khai do Trung ương phân bổ vốn muộn và chậm ban hành văn bản hướng dẫn...