TP. Hồ Chí Minh: Triệt phá đường dây buôn lâu quy mô lớn

Công an TP. Hồ Chí Minh vừa triệt phá đường dây buôn lậu sợi Polyester quy mô lớn, khởi tố 8 đối tượng liên quan. Trong đó, 4 cán bộ Hải quan bị khởi tố về tội Nhận hối lộ.

Công an TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây buôn lâu quy mô lớn
Các đối tượng bị bắt vì tội  buôn lậu

Qua công tác nghiệp vụ, Công an TP. Hồ Chí Minh phát hiện đường dây tội phạm buôn lậu mặt hàng sợi Polyester, xuất xứ Trung Quốc (có mức thuế chống bán phá giá 17,45%) do các đối tượng người Trung Quốc móc nối với các đối tượng người Việt Nam thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước thông qua hình thức chuyển cảng.

Sau thời gian điều tra, xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Hồ Chí Minh xác định, theo chỉ đạo của các đối tượng người Trung Quốc, Bạch Tấn Cường (SN 1980, trú TP. Hồ Chí Minh) đã thành lập Công ty TNHH TM SX Sunview (trụ sở tại TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước). Tương tự, đối tượng Võ Thanh Tuấn (SN 1987, trú TP. Hồ Chí Minh) thành lập Công ty TNHH TM & SX Long Tân Vina (trụ sở tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) để đứng tên nhập khẩu. 

Trên thực tế, đây là những công ty “ma”, có trụ sở tại tỉnh Bình Phước nhằm tạo điều kiện cho việc mở tờ khai nhập khẩu hàng hoá tại Chi cục Hải quan Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Bạch Tấn Cường chỉ đạo nhân viên của mình là Nguyễn Vĩnh Hoà (SN 1988, trú tỉnh Khánh Hòa) và Huỳnh Thị Huyền Trâm (SN 1988, trú tỉnh Kiên Giang) làm giả hoá đơn, chứng từ ngoại thương (Invoice) của các Công ty bán hàng tại Trung Quốc.

Trong đó, tự điều chỉnh thông tin chi tiết về hàng hoá từ sợi Polyester (có mức thuế chống bán phá giá là 17,45%) sang sợi đơn mono-pylamen polyurethan đàn hồi không xoăn, không dún (có mức thuế chống bán phá giá là 0%), đồng thời giảm trọng lượng hàng hoá thực tế, sau đó làm thủ tục khai báo hải quan hàng hoá nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Chơn Thành để nhập lậu số lượng lớn mặt hàng sợi Polyester. Đối tượng Võ Thanh Tuấn cũng sử dụng thủ đoạn này khi sử dụng pháp nhân Công ty TNHH TM & SX Long Tân Vina để nhập lậu mặt hàng sợi Polyester.

Đáng chú ý, để không bị kiểm tra thực tế hàng hoá khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá, Bạch Tấn Cường và Võ Thanh Tuấn đã đưa hối lộ cho một số công chức hải quan thuộc Đội thủ tục hàng hoá nhập khẩu - Chi cục Hải quan Chơn Thành với số tiền 3,5 triệu đồng/1 container.

Do đó, các container sợi Polyester của Công ty TNHH TM SX Sunview và Công ty TNHH TM & SX Long Tân Vina đứng tên nhập khẩu sau khi làm thủ tục bốc dỡ hàng hoá từ Cảng Cát Lái được vận chuyển trực tiếp về các kho tại TP. Hồ Chí Minh mà không phải đưa về Chi cục Hải quan Chơn Thành để làm thủ tục kiểm hoá và thông quan hàng hoá.

Công an TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây buôn lâu quy mô lớn
4 cán bộ hải quan bị bắt vì nhận hối lộ

Quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ, ngày 21.8.2023, Công an TP. Hồ Chí Minh phát hiện Công ty TNHH TM SX Sunview mở tờ khai nhập khẩu và được Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực I tiến hành niêm phong hải quan, bàn giao cho Công ty vận chuyển về Chi cục Hải quan Chơn Thành để kiểm tra thực tế và hoàn thành thủ tục thông quan. 

Tuy nhiên, thực tế là lô hàng được các đối tượng vận chuyển về Kho hàng số 1, Cảng Phú Định (TP. Hồ Chí Minh) để bốc dỡ hàng hoá mà không vận chuyển về Chi cục Hải quan Chơn Thành theo quy định. Kết quả kiểm tra phát hiện seal niêm phong hải quan đã bị cắt bỏ, hàng hoá bên trong trong container nêu trên là sợi Polyester, không đúng với chủng loại hàng hoá khai báo tại tờ khai nhập khẩu.

Mở rộng khám xét khẩn cấp 4 địa điểm là Công ty và các kho hàng có liên quan tại quận 8, quận 11, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh, Công an TP. Hồ Chí Minh phát hiện, thu giữ các tài liệu, chứng từ, chữ ký số, dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động nhập khẩu sợi Polyester của Công ty TNHH TM SX Sunview, Công ty TNHH TM & SX Long Tân Vina và hơn 700 tấn sợi các loại không có hoá đơn chứng từ. 

Triệu tập làm việc, 4 đối tượng Bạch Tấn Cường, Nguyễn Vĩnh Hoà, Huỳnh Thị Huyền Trâm và Võ Thanh Tuấn bước đầu thừa nhận hành vi nhập khẩu sợi Polyester nhưng khai báo là sợi đơn mono-pylamen polyurethan đàn hồi không xoăn, không dún và giảm số lượng hàng hoá thực tế; đồng thời, móc ngoặc với một số công chức kiểm hoá thuộc Chi cục Hải quan Chơn Thành để không thực hiện thủ tục kiểm tra thực tế hàng hoá đối với các container thuộc mã phân loại kiểm tra luồng đỏ (kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá). 

Từ tháng 3.2023 đến thời điểm bị phát hiện, các đối tượng đã nhập lậu 258 container mặt hàng sợi Polyester (trong đó có 21 container được phân loại kiểm tra luồng đỏ) với tổng giá trị hàng hoá ước tính gần 150 tỷ đồng.

Công an TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây buôn lâu quy mô lớn
Kho hàng thuộc công ty của các đối tượng

Căn cứ tài liệu thu thập được, Công an TP. Hồ Chí Minh đã khám xét khẩn cấp nơi làm việc của một số công chức hải quan Chi cục Hải quan Chơn Thành. Qua đó phát hiện, thu giữ 21 bộ hồ sơ tờ khai hải quan luồng đỏ đã thông quan của 2 Công ty nêu trên và nhiều tài liệu khác có liên quan. 

Bước đầu, 4 đối tượng Trương Thị Lệ Hằng, Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Tiến Dũng (đều là cán bộ Chi cục Hải quan Chơn Thành) thừa nhận, từ tháng 3.2023 đến nay, các đối tượng đã không thực hiện kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định của Luật Hải quan đối với các contaier do Công ty TNHH TM SX Sunview, Công ty TNHH TM & SX Long Tân Vina đứng tên nhập khẩu được phân mã kiểm tra luồng đỏ, chỉ ký xác nhận, đóng dấu công chức hải quan trên Biên bản bàn giao hàng hoá chịu sự giám sát của hải quan để thông qua hàng hoá trái quy định nhằm thu lợi bất chính tổng số tiền hơn 500 triệu đồng.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Công an TP. Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 8 đối tượng, gồm Bạch Tấn Cường, Nguyễn Vĩnh Hoà, Huỳnh Thị Huyền Trâm, Võ Thanh Tuấn về tội Buôn lậu; Trương Thị Lệ Hằng, Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Tiến Dũng về tội Nhận hối lộ.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.