TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường truyền thông về các dấu hiệu đau mắt đỏ

Trước tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân, giáo viên, phụ huynh học sinh về các dấu hiệu đau mắt đỏ.

Số ca đau mắt đỏ tại TP. Hồ Chí Minh vẫn đang tăng. (TTXVN)
Số ca đau mắt đỏ tại TP. Hồ Chí Minh vẫn đang tăng. (TTXVN)

Theo Sở Y tế Thành phố, trong ngày 13.9 tại Thành phố có 3.840 ca viêm kết mạc (đau mắt đỏ) giảm 114 ca so với ngày 12/9 (số ca có địa chỉ tại Thành phố chiếm 86,9%).

Trong các ca đau mắt đỏ trên, có 2.238 ca trẻ em dưới 16 tuổi (tăng 253 ca so với ngày 12/9/2023). Tổng số ca đau mắt đỏ ghi nhận tại Thành phố có 3.954 ca, tăng 10 ca so với ngày 11/9 ca có địa chỉ tại Thành phố, chiếm 86,4%). Trong đó có 1.985 ca trẻ em dưới 16 tuổi, giảm 678 ca so với ngày 11/9.

Theo lãnh đạo Sở Y tế, trước tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ trên đại bàn Thành phố, Sở Y tế đã thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân, giáo viên, phụ huynh học sinh về các dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ. Khuyến cáo phòng ngừa lây lan, phân biệt với các bệnh lý về mắt khác, hướng dẫn chăm sóc tại nhà với các trường hợp nhẹ và dấu hiệu chuyển nặng cần nhập viện.

Sở Y tế Thành phố cũng đã có văn bản gửi Sở Giáo dục - Đào tạo, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố, Ban Quản lý khu công nghệ cao, về chủ động tăng cường các hoạt động phòng bệnh đau mắt đỏ. Cùng với đó là chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tư vấn kỹ người bệnh và người thân về các dấu hiệu chuyển nặng cần phải nhập viện và ghi rõ trong toa thuốc ngoại trú, báo cáo theo quy định.

Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện Mắt và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố phối hợp OUCRU (đơn vị nghiên cứu khám chữa bệnh Đại học Oxford) thực hiện nghiên cứu để tìm và xác định chính xác tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ.

Theo kết quả báo cáo nhanh của phòng xét nghiệm thuộc đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi hợp tác giữa Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và OUCRU, enterovirus và adenovirus là 2 tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ hiện nay, trong đó, chiếm ưu thế là enterovirus (86%), còn tác nhân thường gặp trước đây là adenovirus chỉ chiếm số ít (14%). Sở Y tế vẫn đang theo dõi sát diễn tiến bệnh đau mắt đỏ để chỉ đạo kịp thời.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.