TP. Cần Thơ: Cựu giáo chức 87 tuổi thông thạo 10 ngôn ngữ, quyết tâm lấy bằng Thạc sĩ Văn học

Noi theo lời dạy Bác Hồ: “Học, học nữa, học mãi”, cựu giáo chức Nguyễn Tấn Thành quyết tâm lấy bằng Thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam dù bước qua tuổi 87. Cụ cũng được nhiều người nể phục vì thông thạo 10 ngôn ngữ; đã xuất bản hơn 20 tập thơ, truyện, âm nhạc, mỹ thuật.

TP. Cần Thơ: Cảm phục cựu giáo chức 87 tuổi, quyết tâm lấy bằng thạc sĩ Văn học
Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ PGS. TS Trần Trung Tính trao học bổng "Người cao tuổi có tinh thần học tập suốt đời" cho cụ Nguyễn Tấn Thành

Con đường học vấn… trắc trở

Cụ Nguyễn Tấn Thành sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Từ nhỏ, cậu học trò tên Thành đã mê đọc sách, học tiếng Anh, tiếng Pháp và tập tành làm thơ Đường... Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học ở Vĩnh Long, cậu học trò Thành được gia đình đưa sang Cần Thơ thi vào Trường Trung học Phan Thanh Giản.

Ở bậc học này, trò Thành chẳng may mắc căn bệnh hen suyễn, ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập. Suốt 12 năm liền, gia đình cố gắng chạy chữa nhưng căn bệnh vẫn đeo đuổi Thành mãi đến 22 tuổi mới khỏi bệnh.

Cụ Thành kể, sau khi cụ vượt qua nhiều khó khăn, tốt nghiệp lớp đệ nhị ở Cần Thơ, cụ khăn gói lên Sài Gòn chinh phục tấm bằng tú tài. Sau thời gian theo học, đến năm 1965, cụ Thành tốt nghiệp tú tài kép: Toán và Văn.

TP. Cần Thơ: Cảm phục cựu giáo chức 87 tuổi, quyết tâm lấy bằng thạc sĩ Văn học
Cụ Nguyễn Tấn Thành xác định sự học là con đường duy nhất để lập thân

Do có lợi thế bằng tú tài Toán - Văn nên thời gian này, cụ Thành được 2 trung tâm nhận vào dạy học. Nhờ đó, cụ có tiền trang trải cuộc sống và chuẩn bị học đại học.

Đến năm 1967, cụ Thành đỗ vào ngành Văn học, Trường Đại học Cần Thơ. Với tính cần cù, chịu khó và mê chữ từ nhỏ, sau 5 năm theo học, cụ Thành lấy bằng cử nhân Văn học vào năm 1972. Đây là khóa Cử nhân Văn học đầu tiên của Trường Đại học Cần Thơ.

Niềm vui được đứng lớp tại trường cấp 3 TP. Cần Thơ (nay là Trường THPT Châu Văn Liêm) chưa được bao lâu, người vợ của cụ Thành mắc bệnh nan y. Ít lâu sau, vợ ông qua đời, bỏ lại 4 con thơ, con lớn nhất chỉ hơn 8 tuổi, con nhỏ mới hơn 1 tuổi.

TP. Cần Thơ: Cảm phục cựu giáo chức 87 tuổi, quyết tâm lấy bằng thạc sĩ Văn học
Động lực để cụ Nguyễn Tấn Thành quyết tâm lấy bằng thạc sĩ Văn học là noi theo lời dạy của Bác Hồ: Học, học nữa, học mãi.

Với cảnh “gà trống nuôi con”, cụ Thành xin dạy thêm nhiều chỗ, rồi cụ dậy từ 2-3h sáng, đạp xe chở người đi chợ, buôn bán kiếm tiền nuôi con và học cao học. Tuy nhiên, với nghề “gõ đầu trẻ”, lương cụ Thành không lo nổi chi phí học thạc sĩ và chuyện ăn, học của 4 đứa con nhỏ.

Nhớ lại chuyện xưa, cụ Thành, chia sẻ: “Có những lúc gia đình gặp khó khăn quá, tôi phải gửi 2 đứa con cho họ hàng bên nội, bên ngoại nuôi hộ để tập trung bảo vệ luận văn cao học. Ai ngờ, khi bài luận sắp hoàn thành thì bất ngờ giáo sư hướng dẫn qua đời đột ngột. Vậy là lần thứ 3, việc học của tôi đành gián đoạn”.

Sau biến cố đó, cụ Thành tập trung vào việc dạy học và mở trung tâm ngoại ngữ, dịch thuật. Tất cả số tiền kiếm được, cụ Thành lo cho 4 cô con gái ăn học; mặc dù có lúc, những đứa con của cụ phải ra ngồi bán chuối nướng, giặt đồ thuê… kiếm tiền phụ cha. Cảm nhận sự hy sinh của cụ Thành, 4 người con đều chăm ngoan học hành đến nơi, đến chốn. Nhờ đó hiện nay, các con cụ Thành đều tốt nghiệp đại học, có gia đình và công việc ổn định.

Kế hoạch lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ của cụ ông 87 tuổi

TP. Cần Thơ: Cảm phục cựu giáo chức 87 tuổi, quyết tâm lấy bằng thạc sĩ Văn học
Sau nhiều năm học tập không mệt mỏi, đến nay, cụ Nguyễn Tấn Thành thông thạo 10 ngôn ngữ

Theo lời cụ Thành, năm 1995, cụ về hưu. Từ thời gian này, cụ Thành tập trung hết thời gian vào trung tâm ngoại ngữ và dịch thuật của ông. Suốt thời gian gắn bó với sự nghiệp "trồng người", cụ Thành không ngừng học tập, nhất là ngoại ngữ.

Theo GS.TS Hà Thanh Toàn (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, từng là học trò của cụ Thành), nhiều năm qua, trung tâm thầy Thành là nơi thực tập của sinh viên khoa Ngoại ngữ. Thầy biết nhiều thứ tiếng, luôn tâm huyết với nghề và hết lòng vì học trò.

Cụ Thành kể, khi tốt nghiệp tú tài, tiếng Anh, Pháp, Hán cụ thành thạo. Từ 3 ngôn ngữ này, cụ Thành tự học thêm tiếng Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nga, Malaysia, Hàn, Nhật. Nhờ đó, trung tâm dịch thuật của cụ Thành được ngành chức năng chứng nhận dịch thuật 8 thứ tiếng.

Trong lúc trò chuyện cùng phóng viên, điện thoại cụ Thành đổ chuông liên tục. Những cuộc gọi bạn bè xa xôi gọi hỏi thăm khi thấy báo đài đưa tin về cụ đỗ đầu vào cao học; những cuộc gọi gửi bài dịch thuật, mời viết báo…

Chia sẻ về kế hoạch lấy bằng thạc sĩ ngành Văn học, cụ Thành nói: “Tôi đã chờ đợi lớp học này 2-3 năm nay. Trước đó, tôi từng gửi email cho 5 trường đại học, hỏi thăm về lớp cao học, chương trình đào tạo tiến sĩ. Rất may, Trường Đại học Cần Thơ mở lớp cao học và đào tạo luôn trình độ tiến sĩ. Do đó, tôi đăng ký thi và đỗ đầu vào. Lớp học sẽ bắt đầu từ tháng 8.2024”.

Trong niềm vui phấn khởi đó, cụ Thành còn cho chúng tôi biết, vừa qua, Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ tặng học bổng một năm học cho cụ và Hội Khuyến học TP. Cần Thơ vừa biểu dương cụ là người cao tuổi hiếu học. Những khích lệ này, rất ý nghĩa với cụ, khi trước đây, việc học hành của cụ gặp nhiều trắc trở.

TP. Cần Thơ: Cảm phục cựu giáo chức 87 tuổi, quyết tâm lấy bằng thạc sĩ Văn học
Hiện cụ Nguyễn Tấn Thành đã sẵn sàng cho việc học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ ngành Văn học Việt Nam

Cụ Thành chia sẻ: “Bạn bè, con cháu, lo lắng cho việc học của tôi, nhưng tôi thấy sức khỏe mình đang tốt. Học trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, phần lớn thời gian là nghiên cứu; do đó, tôi không thấy áp lực nhiều, bởi tôi có thói quen mê đọc sách, nghiên cứu và viết lách. Do sức khỏe có giới hạn, nên tôi xin rút ngắn thời gian đào tạo, điều này đồng nghĩa với việc tôi phải học nhiều hơn mới kịp thời gian lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ ngành Văn học Việt Nam. Hiện, tôi chỉ mong sức khỏe luôn tốt để hoàn thành tâm nguyện này như lời dạy của Bác Hồ: Học, học nữa, học mãi”.

Dù ở tuổi 87, chân tay cụ Thành khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn. Hàng ngày, cụ nhận, trả lời email, liên hệ người thân, bạn bè phần lớn trên Zalo. Cụ đều đặn đến trung tâm ngoại ngữ và dịch thuật cùng với 4 nhân viên hăng say làm việc. Hiện, cụ Thành đang mong chờ đợi lớp cao học chính thức khai giảng để cụ thỏa ý chí tìm hiểu văn chương, nghệ thuật Việt Nam vốn đã có trong con người của cụ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Cụ Nguyễn Tấn Thành được nhiều người biết đến khi cụ quyết tâm lấy bằng thạc sĩ ở tuổi 87. Cụ cũng được nhiều người còn nể phục vì thông thạo 10 ngôn ngữ. Đặc biệt, giới văn nghệ sĩ còn biết đến tài hoa về văn chương, hội họa và âm nhạc của cụ Thành. Đến nay, cụ đã xuất bản hơn 20 tập thơ, truyện, âm nhạc, mỹ thuật, như: Lời tự tình mùa thu (Thơ – NXB Văn nghệ - 2004); Bến tình (Thơ – NXB Văn nghệ 2008); Yêu chỉ một lần (Truyện ngắn – NXB Hội Nhà văn – 2021); Thương hoài (Tập nhạc – NXB Âm nhạc – 2013)…

Ngoài ra, cụ Thành còn biên tập, hiệu đính và dịch thuật hơn 25 tập thơ: Thơ Đường đời lý của Ngô Hồ Anh Khôi (NXB Hội Nhà văn – 2013); Quê hương của Trần Tuyển (NXB Văn hóa – Văn nghệ - 2016); Đời và Thơ của Huỳnh Văn Bá (NXB Hội Nhà văn – 2021)...

Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.