Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định hỗ trợ 1-3 triệu đồng/người lao động bị giảm, mất việc làm

Chiều 16.1, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN) Trần Thanh Hải  đã ký Nghị quyết 06/NQ-ĐCT của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động (NLĐ) bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm và trao quà cho CNLĐ khó khăn ở Bình Dương
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao quà Tết cho những công nhân lao động gặp khó khăn ở Bình Dương. Ảnh: Đình Trọng. Nguồn: laodong.vn

Nghị quyết nêu rõ, tháng 9.2022 đến nay xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do bị cắt, giảm đơn hàng, dẫn đến một bộ phận không nhỏ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm, thu nhập, đời sống của nhiều đoàn viên công đoàn, NLĐ và gia đình họ.

Hỗ trợ người lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30.9.2022

Trước tình hình trên, thực hiện Công điện số 1170/CĐ-TTg ngày 16.12.2022 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống NLĐ, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thống nhất thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Chính sách này nhằm hỗ trợ đoàn viên công đoàn và NLĐ tại các doanh nghiệp, hợp tác xã có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30.9.2022 bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động nhằm góp phần chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên công đoàn, người lao động.

Hơn 470.000 người lao động bị giảm giờ làm, bị thôi việc, mất việc - Ảnh 1.
Do khan hiếm đơn hàng, Công ty TNHH Tỷ Hùng cho gần 1.200 công nhân nghỉ việc từ đầu tháng 12-2022. Ảnh: Huỳnh Như ( Nguồn: nld.com.vn)

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ này phải theo nguyên tắc bảo đảm đúng đối tương, công khai, minh bạch, khỗng xảy ra trục lợi chính sách. Mỗi đoàn viên công đoàn, NLĐ được nhận hỗ trợ một lần bằng tiền. Trường hợp đoàn viên công đoàn, NLĐ đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau theo Nghị quyết này thì chỉ được hưởng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.

Trường hợp đã được hưởng chính sách hỗ trợ ở mức thấp, sau đó chuyển thành đối tượng được hỗ trợ ở mức cao hơn thì được hưởng tiếp phần chênh lệch giữa 2 mức hỗ trợ. Trường hợp đoàn viên công đoàn, NLĐ đủ điều kiện hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết này nhưng đã được hưởng hỗ trợ tương tự từ các cấp công đoàn trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực với mức thấp hơn theo Nghị quyết này thì được hưởng tiếp phần chênh lệnh giữa 2 chính sách hỗ trợ.

Người lao động không là đoàn viên công đoàn được hưởng mức hỗ trợ bằng 70% so với mức hỗ trợ đối với NLĐ là đoàn viên công đoàn

Nghị quyết cũng nêu rõ, người lao động không là đoàn viên công đoàn được hưởng mức hỗ trợ bằng 70% so với mức hỗ trợ đối với NLĐ là đoàn viên công đoàn.

NLĐ không là đoàn viên công đoàn nhưng là lao động nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, lao động nữ đang mang thai, NLĐ đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em) thì được hưởng mức hỗ trợ như đoàn viên công đoàn.

Hỗ trợ đoàn viên công đoàn bị giảm giờ làm việc, ngừng việc

Nghị quyết nêu rõ, NLĐ là đoàn viên công đoàn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị giảm thời gian làm việc hàng ngày, giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1.10.2022 đến hết ngày 31.3.2023 mà có thu nhập của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12.6.2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với làm việc theo hợp đồng lao động được hỗ trợ một lần với mức 1 triệu đồng/người.

Hỗ trợ đoàn viên công đoàn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

Theo Nghị quyết, NLĐ là đoàn viên công đoàn có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 30 ngày liên tục trở lên (trừ trường hợp người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân), tính từ ngày từ ngày 1.10.2022 đến hết ngày 31.3.2023 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày từ ngày 1.10.2022 đến hết ngày 31.3.2023 được hỗ trợ một lần với mức 2 triệu đồng/người.

Hỗ trợ đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Nghị quyết nêu rõ, NLĐ là đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày từ ngày 1.10.2022 đến hết ngày 31.3.2023 (trừ trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bị xử lý kỷ luật sa thải, thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng) nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần với mức 3 triệu đồng/người.

Không để trục lợi chính sách 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ động sử dụng nguồn lực của địa phương, đơn vị, chỉ đạo thực hiện các chính sách theo Nghị quyết này và các văn bản triển khai thực hiện; Chủ trì xác định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động theo Nghị quyết này, tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả, công khai, đúng đối tượng, không để trục lợi chính sách trong quá trình thực hiện.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.