Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lý luận sắc bén của Đảng ta (*)

Sinh thời, trên các cương vị khác nhau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn được các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội dành cho những tình cảm và sự quý trọng đặc biệt.

1. “Anh Trọng là nhà lý luận sắc bén của Đảng ta. Anh là nhà cộng sản chân chính, chí tình, chí nghĩa. Tính cách thì nhân hậu, nhưng quyết liệt, không khoan nhượng trong công cuộc chỉnh đốn Đảng để Đảng ta ngày càng trong sạch hơn, xứng đáng là “công bộc, là đầy tớ trung thành của nhân dân” như Hồ Chủ tịch từng khẳng định”.

________
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Từ cậu trò nghèo đến nhà lãnh đạo vì nước, vì dân”

viettimes.vn ngày 29.1.2016

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lý luận sắc bén của Đảng ta (*) -0
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng tặng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, ngày 25.8.2019

2. “Trên cương vị là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Là người đứng đầu của Đảng ta, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn phấn đấu học tập, làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; tác phong sâu sát cơ sở, gần gũi với đồng bào, đồng chí; trong công việc luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thái độ nghiêm túc, phương pháp làm việc khoa học, quyết đoán, giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong cuộc sống đời thường, đồng chí luôn sống giản dị, khiêm tốn, mẫu mực, chân thành. Tổng Bí thư thực sự là tấm gương sáng tiêu biểu để cán bộ, đảng viên noi theo”.

________
Đồng chí Trần Quốc Vượng
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng”

vov.vn ngày 29.1.2018

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lý luận sắc bén của Đảng ta (*) -0
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm, tặng quà Tết Mẹ Liệt sỹ Ma Thị Thủy ở xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, ngày 28.1.2011. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN

3.Một thời và mãi mãi

Vào một ngày đáng nhớ với 3 con 6 (26.6.2006), đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Chủ tịch Quốc hội (cuối khóa XI), khi đó tôi đang là người phụ trách công việc phục vụ Quốc hội, phục vụ lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Làm việc với nhau được hơn một năm, anh tiếp tục trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XII, còn tôi chuyển sang làm Văn kiện Quốc hội toàn tập và nghỉ hưu theo chế độ, nhưng vẫn dõi theo những hoạt động của anh và giữ mối quan hệ cho tới bây giờ với nhiều ấn tượng đẹp.

Cuộc sống giản dị của một “công bộc cấp cao”

Mấy tháng đầu Chủ tịch Quốc hội mới nhận nhiệm vụ, hầu như ngày nào tôi cũng được làm việc với Chủ tịch, có khi trao đổi công việc cả ngoài giờ. Một buổi trưa tháng 8.2006, tôi sang báo cáo thêm về việc chuẩn bị nội dung phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, bắt đầu từ buổi chiều. Đi qua mấy phòng mới gặp Chủ tịch (Ngày ấy nhà làm việc của cơ quan còn rất chật hẹp, nhưng chúng tôi vẫn bố trí nơi làm việc của Chủ tịch có phòng tiếp khách và có chỗ nghỉ trưa). Theo thói quen, buổi trưa nên tôi vào phòng nghỉ, không có, tôi sang phòng khách, cũng không có, tôi sang phòng làm việc thì vô cùng ngạc nhiên thấy Chủ tịch nằm nghiêng trên chiếc giường bạt cá nhân đang đọc tài liệu.

Tôi cất tiếng hỏi Anh: “Sao Anh lại nằm đây, mà phòng bên ai đã dọn hết mọi thứ đi rồi?”. Chủ tịch nhanh chóng ngồi vào chỗ làm việc rồi mới thủng thẳng “phân bua”: Cơ quan mình đang thiếu nhiều chỗ làm việc, buổi trưa có một tiếng đồng hồ, ăn uống lích kích mất 30 phút, còn mấy chục phút, ngả lưng chút, mình nằm thế này là được rồi, giường nằm xong gập lại để vào sau tủ kia là gọn”... Và từ ấy, Chủ tịch vẫn nghỉ trưa ngay tại phòng làm việc... Sự việc chỉ có thế nhưng tôi suy nghĩ miên man, buổi trưa mỗi ngày, xong bữa cơm bình dân ở nhà ăn cơ quan, vui vẻ cùng anh chị em, lên phòng làm việc, có khi chưa kịp uống chén nước, anh đã “ngốn” tài liệu ngay...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lý luận sắc bén của Đảng ta (*) -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua các Nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV ngày 29.11.2023. Ảnh: Phạm Thắng

Những chuyến đi công tác địa phương, tùy theo nội dung công việc mà cơ cấu đoàn đi hợp lý. Mỗi đoàn gồm một số Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban cùng một số chuyên viên giúp việc. Chủ tịch trao đổi với tôi nhỏ nhẹ mà chân tình: “Chúng mình đi làm việc, có gì mà phải xe cộ rồng rắn, còi la ầm ĩ; cốt lõi là làm được việc, còn đi trong tĩnh lặng, về trong im lặng là tốt nhất, những sự thể chưa tối giản được thì cũng nên gọn nhẹ thôi...”.

Lĩnh hội được ý kiến chỉ đạo, tôi hiểu Chủ tịch yêu cầu thực hiện “1 gọn, 3 không”.

Một gọn, đó là, tất cả các thành viên trong đoàn công tác đi chung trên một chiếc xe ca (lãnh đạo các cấp không đi mỗi người một xe con như trước). Như vậy đoàn công tác chỉ có xe dẫn đường, xe Chủ tịch, xe báo chí và xe ca (bớt đi được 5 - 6 xe và lái). Ba không, đó là các xe sử dụng còi bình thường, không sử dụng còi hơi rú vang ầm ĩ dọc đường, không tự ý vượt đèn đỏ, mà phải tuân thủ sự điều hành của cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; lãnh đạo địa phương không được đón đoàn nơi giáp ranh giữa hai tỉnh/thành phố (riêng điểm này, tôi còn biết, nếu cứ tổ chức đi đón thì Chủ tịch sẽ rẽ đi đường khác, cũng may là không xảy ra tình huống này).

Đến giờ xe chuyển bánh, Chủ tịch “nhảy” sang xe ca đi chung cùng anh em. Vậy là hết “nghịch lý, ông to đi xe nhỏ, ông nhỏ đi xe to”. Không khí trong xe rộn hẳn lên với khẩu khiếu tiếu lâm và thơ trào phúng mùi mẫn, râm ran như pháo Tết. Chủ tịch góp vui cùng anh em bằng những chi tiết nhấn nhá đặc sắc, không thể nhịn cười. Ai cũng không ngờ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có cả một kho chuyện hài hước, có cả “toàn tập” thơ trào phúng. Chuyện trò, nói cười rôm rả, đường dài như ngắn lại...

Nhưng cũng có lúc “xảy ra sự cố”: khi đoàn công tác tới nơi, lãnh đạo địa phương đã chờ sẵn ở vị trí xe Chủ tịch dừng, trăm con mắt đổ dồn vào chiếc xe nhưng chẳng thấy ai bước ra, trong khi Chủ tịch đang rảo chân bước nhanh tới... Tất cả đều ồ lên một tiếng rồi cười vang trong không khí thân tình, ấm áp...

Một phong cách làm việc khoa học, hiệu quả

Thời gian làm việc ở Quốc hội khóa XI chỉ hơn một năm, nhưng kế thừa người tiền nhiệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú trọng đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao để Quốc hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cả khóa. Chỉ một năm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng điều hành, Quốc hội đã thông qua 13 luật, 11 nghị quyết; Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 5 pháp lệnh. Trong 11 nghị quyết có 3 nghị quyết rất quan trọng có ý nghĩa lịch sử lớn lao. Đó là Nghị quyết Phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị quyết về Phương án quy hoạch xây dựng nhà Quốc hội; và Nghị quyết về việc thực hiện công trình quan trọng quốc gia khí - điện - đạm Bà Rịa - Vũng Tàu...

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Quốc hội cũng đã thông qua 67 luật (cũng bình quân mỗi năm 17 luật như khóa XI), 13 nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 14 pháp lệnh. Trong các luật đã được thông qua, có nhiều luật tạo cơ sở, nền tảng cho việc xử lý tham nhũng, tiêu cực sau này, như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự; Luật Thi hành án dân sự; Luật Đặc xá; Luật Quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước...

Bất kỳ một công việc gì dù lớn hay nhỏ, Chủ tịch đều chỉ đạo chuẩn bị chu đáo đến từng chi tiết cụ thể. Quý IV.2006, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiều việc lớn: Chuẩn bị phương án bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII; chuẩn bị bộ máy của Quốc hội khóa mới, chuẩn bị tổng kết công tác nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI... Việc nào Chủ tịch cũng chỉ đạo chuẩn bị bài bản tới từng công đoạn, từng chi tiết cụ thể.

Đáng lưu ý là, Quốc hội khóa XII có sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức các cơ quan của Quốc hội. Đó là: Phân chia chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Pháp luật thành hai phần và thành lập hai Ủy ban mới là Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Tư pháp; phân chia chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Kinh tế - Ngân sách thành hai phần và thành lập hai Ủy ban mới là Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách.

Tại các phiên họp thứ 42 và 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đầu tháng 9.2006), Chủ tịch đã chỉ đạo thiết kế bộ máy của toàn bộ Quốc hội và từng Ủy ban khóa mới. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có 18 thành viên; lãnh đạo Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban, mỗi Ủy ban có 5 lãnh đạo (1 trưởng, 4 phó), 2 Ủy ban còn lại có 3 đến 4 lãnh đạo (1 trưởng, 2 đến 3 phó). Tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách là 180 đại biểu (trong đó địa phương 120, chia ra 10 Đoàn mỗi Đoàn có 2 chuyên trách, các Đoàn khác, mỗi Đoàn 1 chuyên trách). Các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mỗi Ban có 3 lãnh đạo (1 trưởng, 2 phó). Chủ tịch yêu cầu “rà đi, soát lại” khá kỹ càng.

Kết quả là, sau Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XII, bộ máy của toàn bộ Quốc hội đúng như Chủ tịch kết luận. Chỉ có khác là, ở Hội đồng Dân tộc có thêm Phó Chủ tịch hoạt động kiêm nhiệm ở các khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây nguyên theo đặc điểm riêng của Hội đồng. Có thể nói, tổ chức bộ máy của Quốc hội từ khóa XII trở đi là hoàn chỉnh hơn so với nhiều khóa trước.

Về tổng kết hoạt động của Quốc hội khóa XI, Chủ tịch đặc biệt lưu ý hai nội dung quan trọng là, kết quả tổ chức hoạt động của Quốc hội và bài học kinh nghiệm. Cho đến nay, kết quả hoạt động của mỗi khóa có thể ly lai khác nhau, nhưng 7 bài học kinh nghiệm mà Chủ tịch đã rút ra của khóa XI vẫn đúng hoàn toàn cho tất cả các khóa Quốc hội tiếp theo.

Một là, mọi hoạt động của Quốc hội phải bám sát đường lối đổi mới toàn diện của Đảng...

Hai là, có gần gũi, gắn bó với dân thì mới hiểu sâu sắc những mong muốn, những yêu cầu của dân...

Ba là, các kỳ họp Quốc hội phải tiến hành dân chủ, thắng thắn với đầy đủ tính xây dựng...

Bốn là, chất lượng và hiệu quả thực hiện các chức năng của Quốc hội phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu hoạt động chuyên trách...

Năm là, trong hoạt động lập pháp, việc ban hành được nhiều luật, pháp lệnh là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là luật, pháp lệnh phải có chất lượng cao, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính khả thi...

Sáu là, trong hoạt động giám sát, cơ sở pháp lý càng hoàn thiện thì hoạt động càng thuận lợi, có hiệu quả; cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giám sát, nhất là đối với các đối tượng bị giám sát...

Bảy là, sự đồng thuận, thống nhất cao, cộng đồng trách nhiệm trong Quốc hội; sự phối hợp có hiệu quả trong cả hệ thống chính trị, sự đóng góp tích cực của cử tri, của nhân dân là sức mạnh tổng hợp góp phần vào thành công chung của Quốc hội...

________
TS. Bùi Ngọc Thanh Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
*Trích trong Cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức
Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức

Chiều 22.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cánh tả Đức do ông Maximilian Schirmer, Phó Chủ tịch Đảng làm Trưởng Đoàn, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và tham dự Đối thoại lần thứ năm giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình - Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Campuchia, phát huy vai trò và đóng góp của Việt Nam vì một thế giới hòa bình, hạnh phúc

Chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng, tiếp tục củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Campuchia, thể hiện sự coi trọng đối với vai trò của nước chủ nhà Campuchia và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam sẵn sàng tham gia, đóng góp cho các vấn đề toàn cầu và khu vực, vì một thế giới hòa bình, vì hạnh phúc của nhân loại.

Campuchia đánh giá cao chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn
Chính trị

Campuchia đánh giá cao chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn

Ngày 21.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia; tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP). Chuyến thăm được dư luận quan tâm và đánh giá cao.

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước ở tầm cao mới
Chính trị

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước ở tầm cao mới

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Đinh Ngọc Linh về quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Malaysia
Chính trị

Tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11.2024. Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa cũng như kỳ vọng về những kết quả đạt được sau chuyến thăm.

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana
Chính trị

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Cộng hòa Dominicana từ ngày 19-21.11, phóng viên TTXVN tại La Habana đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominicana, Lê Quang Long về ý nghĩa chuyến thăm, các điểm nhấn trong lĩnh vực hợp tác cũng như cách thức tăng cường quan hệ song phương.

Việt Nam chú trọng tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng
Chính trị

Việt Nam chú trọng tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng

Theo thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì bao dung và hòa bình (TPTP) từ ngày 21-24.11.2024.

Chủ tịch UBND Trần Việt Trường phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản - giải pháp tài chính, cam kết dài hạn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao vị thế của nông sản ĐBSCL

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”. Tham dự Hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường có bài phát biểu chào mừng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu:

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản

Tối 15.11, tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) Kuroiwa Yuji - người đã được trao tặng Huân chương hữu nghị của Việt Nam và cùng đoàn đại biểu chính quyền, doanh nghiệp tỉnh thăm Việt Nam 7 lần, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Kanagawa tăng cường hơn nữa hợp tác với các địa phương Việt Nam.

Phiên họp toàn thể của Quốc hội về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Theo dòng sự kiện

Thượng tôn Hiến pháp

Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp

Sinh thời, khi còn hoạt động cách mạng để giành độc lập cho Dân tộc, Bác Hồ đã từng “cầu cho Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Ước mong của Bác, tư tưởng của Bác đã được thể hiện tuyệt vời trong bản Hiến pháp năm 1946 làm nền tảng cho các bản Hiến pháp sau này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11

Chiều 7.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ/trưởng đoàn các nước CLMV và Tổng Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS

Chiều 7.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.