Tới đây, người dân tiêm vắc xin Covid-19 ngay tại trạm y tế xã/phường

Thời gian tới, Việt Nam không tổ chức tiêm chủng vắc xin Covid-19 liên tục, thường xuyên như trước đây mà lồng ghép vào công tác tiêm chủng mở rộng; mỗi trạm y tế xã, phường sẽ có 3 - 4 buổi tiêm một tháng.

Thông tin trên được PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin báo chí liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19, sau tuyên bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu.

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, từ năm 2021 đến nay, để nhanh chóng phòng chống dịch Covid-19, chúng ta đã tổ chức tiêm chủng vắc xin Covid-19 theo hình thức chiến dịch quy mô lớn cho các nhóm đối tượng, bao gồm: người lớn từ 18 tuổi trở lên, trẻ em từ 12 - 17 tuổi và trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi. 

Đến nay, tổng số số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 266 triệu mũi, trong đó tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 ở nhóm nguy cơ cao và người có bệnh nền đã đạt trên 80%.

PGS.TS Dương Thị Hồng nhấn mạnh, nỗ lực triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 đã đóng góp quan trọng vào thành công chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, theo khuyến cáo cập nhật của WHO, các nhóm cần ưu tiên tiêm nhắc vắc xin phòng Covid-19 gồm: người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng, những người suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền, bệnh lý mạn tính, người suy giảm miễn dịch cần được tiêm đủ liều cơ bản và tiêm nhắc lại.

CDC Hoa Kỳ cũng khuyến cáo tiêm nhắc lại cho các đối tượng từ 6 tuổi trở lên, những đối tượng nguy cơ cao cần tiêm nhắc 2 lần.

"Vắc xin Covid-19 cũng như các vắc xin khác, qua thời gian, miễn dịch đều giảm dần. Đối với những người đã mắc Covid-19, theo thời gian, miễn dịch cũng suy giảm.

Do đó, chúng tôi khuyến cáo người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch cần chủ động đăng ký tiêm các mũi vắc xin tăng cường để phòng bệnh. Thậm chí, người đã mắc bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục có mũi tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của WHO", PGS Hồng nói.

Tới đây, người dân tiêm vắc xin Covid-19 ngay tại trạm y tế xã/phường -0
Vắc xin Covid-19 AstraZeneca

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, hiện nay, các cơ sở tiêm chủng còn vắc xin Covid-19 AstraZeneca. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, mặc dù dịch Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu, tuy nhiên đại dịch chưa kết thúc. 

Vì vậy, Việt Nam vẫn cần duy trì các biện pháp phòng chống dịch, trong đó có việc tiêm vắc xin phòng Covid-19, tiêm nhắc cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao.  Đây là những nhóm cần phải tiêm đầy đủ mũi 3 và mũi 4.

PGS.TS Dương Thị Hồng nêu rõ, thời gian tới, chúng ta không tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 liên tục, thường xuyên như trước đây, mà lồng ghép vào công tác tiêm chủng mở rộng. Mỗi trạm y tế xã, phường sẽ có 3 - 4 buổi tiêm một tháng, tuỳ theo trạm đó ở vùng thuận lợi hay vùng đi lại khó khăn có thể tổ chức 2 buổi/ tháng.

"Chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực để duy trì chuỗi cung ứng vắc xin Covid-19. Các cơ sở tiêm chủng đều thuần thục về thực hành tiêm vắc xin phòng Covid-19, phương thức bảo quản.

Việc cung cấp vắc xin Covid-19 tại các tuyến trung ương, tuyến khu vực, tuyến tỉnh, tuyến huyện và đều thuận lợi và thành thạo. Chúng tôi có đủ năng lực để triển khai lồng ghép tiêm vắc xin Covid-19 vào tiêm chủng mở rộng", PGS.TS Dương Thị Hồng nhấn mạnh.

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 5.5, Tổng Giám đốc WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu.

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định điều này không có nghĩa Covid-19 không còn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu. Tin tức này có nghĩa đã đến lúc các quốc gia chuyển từ chế độ khẩn cấp sang quản lý Covid-19 cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO Việt Nam cho hay, việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế của Covid-19 là một tin luôn được đón chào.

“Đối với Việt Nam, đây là thời điểm để nhìn lại hoạt động ứng phó tổng thể vô cùng mạnh mẽ của đất nước đối với virus này.

Nhưng đồng thời, điều quan trọng là phải hiểu rằng đây không phải là lúc chúng ta mất cảnh giác. Covid-19 sẽ tiếp tục là một mối đe dọa: công bố của ngày hôm nay thực sự là công bố về sự cần thiết phải tăng tốc và lập kế hoạch quản lý virus trong dài hạn”, TS Angela Pratt nhấn mạnh.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.