Toạ đàm “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục”

Sách giáo khoa luôn thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội bởi đây được coi là mặt hàng đặc thù, thiết yếu để phục vụ công tác giáo dục - lĩnh vực liên quan trực tiếp và chặt chẽ nhất tới đời sống.

Đang diễn ra Toạ đàm “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục” -0
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi tọa đàm.

Hiện thực hoá tinh thần Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giáo dục đã ghi nhận bước chuyển mình tích cực, với sự góp mặt của các bộ sách giáo khoa mang tên “Xã hội hoá”. 

Nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý, cử tri về các vấn đề liên quan sách giáo khoa hiện nay, đặc biệt với câu chuyện về giá cả mặt hàng đặc thù này, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Toạ đàm với chủ đề: “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục”.

Đang diễn ra Toạ đàm “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục” -1
Quang cảnh tọa đàm

Khách mời tham gia chương trình Tọa đàm gồm: 

- Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội;

- Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam;

- Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC);

- TS. Vũ Thu Hương, Chuyên gia Giáo dục độc lập.

Hiện thực hoá tinh thần Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giáo dục đã ghi nhận bước chuyển mình tích cực, với sự góp mặt của các bộ sách giáo khoa mang tên “Xã hội hoá”. 

Nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý, cử tri về các vấn đề liên quan sách giáo khoa hiện nay, đặc biệt với câu chuyện về giá cả mặt hàng đặc thù này, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Toạ đàm với chủ đề: “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục”.

<p>Hiện thực hoá tinh thần Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giáo dục đã ghi nhận bước chuyển mình tích cực, với sự góp mặt của các bộ sách giáo khoa mang tên “Xã hội hoá”. </p><p>Nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý, cử tri về các vấn đề liên quan sách giáo khoa hiện nay, đặc biệt với câu chuyện về giá cả mặt hàng đặc thù này, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Toạ đàm với chủ đề: “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục”.</p> -0
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi tọa đàm.

Khách mời tham gia chương trình Tọa đàm gồm: 

- Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội;

- Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam;

- Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC);

- TS. Vũ Thu Hương, Chuyên gia Giáo dục độc lập.

<p>Hiện thực hoá tinh thần Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giáo dục đã ghi nhận bước chuyển mình tích cực, với sự góp mặt của các bộ sách giáo khoa mang tên “Xã hội hoá”. </p><p>Nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý, cử tri về các vấn đề liên quan sách giáo khoa hiện nay, đặc biệt với câu chuyện về giá cả mặt hàng đặc thù này, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Toạ đàm với chủ đề: “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục”.</p> -0
Quang cảnh tọa đàm

Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền: Đổi mới cơ chế quản lý để kỳ vọng giá sách giáo khoa đạt mức hợp lý

Kính thưa các quý vị đại biểu tham dự Tọa đàm!

Thưa các vị khách quý và các bạn đồng nghiệp!

Thay mặt lãnh đạo Báo Đại biểu Nhân dân, tôi xin trân trọng chào mừng và cảm ơn các quý vị đã dành thời gian tham dự cuộc tọa đàm hôm nay!

Sách giáo khoa (SGK)luôn thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội bởi đây được coi là mặt hàng đặc thù, thiết yếu để phục vụ công tác giáo dục - một trong những lĩnh vực liên quan trực tiếp và chặt chẽ nhất tới đời sống.

<p>Hiện thực hoá tinh thần Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giáo dục đã ghi nhận bước chuyển mình tích cực, với sự góp mặt của các bộ sách giáo khoa mang tên “Xã hội hoá”. </p><p>Nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý, cử tri về các vấn đề liên quan sách giáo khoa hiện nay, đặc biệt với câu chuyện về giá cả mặt hàng đặc thù này, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Toạ đàm với chủ đề: “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục”.</p> -0
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu khai mạc tọa đàm

Theo Nghị quyết 88/2014/QH13về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Quốc hội đã tán thành chủ chương mới về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông theo Đề án của Chính phủ. Trong đó, về nội dung đổi mới, có quy định: Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học…; khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.

Trong chương trình làm việc của Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khoá XV, diễn ra từ ngày 20.10 đến 15.11.2022, Quốc hội bàn thảo về một số dự án Luật quan trọng, trong đó có Luật Giá (sửa đổi) - dự án luật thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Theo đó, nội dung đưa SGK vào danh mục hàng hoá Nhà nước định giá nhận sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp cũng như những người đang dõi theo bước chuyển mình của quá trình xã hội hoá giáo dục. Đây là bước chuyển mình mạnh mẽ, thay đổi không còn sự độc quyền, tạo ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp, người dân và các em học sinh có quyền được tự lựa chọn SGK.

Để góp thêm tiếng nói, gửi tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp, cùng những phân tích của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục tới diễn đàn Quốc hội xung quanh vấn đề xã hội hoá SGK, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm: “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hoá giáo dục.

Tọa đàm nhằmlàm rõ những cơ hội và thách thức, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức có khả năng, điều kiện tham gia vào việc biên soạn SGK; Những đề xuất đổi mới cơ chế quản lý để kỳ vọng giá SGK đạt mức hợp lý; tăng cơ hội tiếp cận SGK chất lượng tốt cho mọi đối tượng học sinh; khuyến khích các lực lượng xã hội tham gia xã hội hoá SGK…

Toạ đàm kỳ vọng cung cấp những thông tin quý báu cho các đại biểu Quốc hội và đóng góp thiết thực vào nội dung định giá sách giáo khoa cũng như quá trình hoàn thiện dự án Luật Giá (sửa đổi).

Một lần nữa, thay mặt Ban lãnh đạo Báo Đại biểu Nhân dân, tôi xin trân trọng cảm ơn các vị đại biểu đã nhận lời tham dự tọa đàm! Chúc các đại biểu và các đồng nghiệp dự tọa đàm hôm nay nhiều sức khỏe và hạnh phúc! Chúc tọa đàm thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn!

Xã hội hoá sách giáo khoa - Thuận lợi và thách thức

MC: Kính thưa quý vị, Nghị quyết 88 với chủ trương thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK được đánh giá là chủ trương có tính đột phá, bởi đã thay đổi việc xuất bản SGK theo cơ chế độc quyền vốn đã tồn tại từ lâu. Kết quả bước đầu cho thấy, thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại, huy động các lực lượng xã hội tham gia chia sẻ, giảm tải gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư công cho giáo dục.

MC: Câu hỏi đầu tiên xin được gửi tới bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội: Bà đánh giá thế nào về các chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK đến thời điểm này? Các chính sách đó có tác động thế nào tới bức tranh tổng thể đổi mới chương trình, SGK phổ thông?

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy:

Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội và Luật Giáo dục quy định xã hội hóa việc biên soạn SGK. Đây là chủ trương hết sức đúng đắn, mang tính đột phá, chuyển từ cơ chế độc quyền sang cơ chế xã hội hóa, nhằm khai thác, phát huy, sử dụng nguồn lực xã hội có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của phát triển.

Câu hỏi đầu tiên xin được gửi tới bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội: Bà đánh giá thế nào về các chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK đến thời điểm này? Các chính sách đó có tác động thế nào tới bức tranh tổng thể đổi mới chương trình, SGK phổ thông?
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy chia sẻ tại tọa đàm

Tuy nhiên, việc xã hội hoá gặp nhiều khó khăn bởi khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, có nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên có một bộ SGK. Quy định xã hội hoá nhưng việc biên soạn SGK chưa có chính sách khuyến khích gì kèm theo. Nghị quyết 88/2014/QH13 giao cho các cơ sở giáo dục phổ thông chọn SGK, tuy nhiên Luật Giáo dục quyết định giao việc chọn SGK cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. Điều này ảnh hưởng phần nào đến việc được chọn một bộ sách ưng ý đối với giáo viên, học sinh của các cơ sở giáo dục phổ thông.

Về giá sách, ví dụ như sách giáo khoa của môn học tiếng Anh có giá cao hơn hẳn so với giá sách giáo khoa của các môn học khác, vì hầu hết sách của nhà xuất bản nước ngoài được một số nhà sách Việt Nam mua bản quyền rồi điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Nếu định giá rẻ, chắc chắn chỉ có bộ sách giáo khoa được biên soạn theo đề án Ngoại ngữ quốc gia, bây giờ trở thành SGK của một NXB đáp ứng được. Còn các bộ SGK khác khó có thể bán theo giá đó. Như vậy liệu các nhà sản xuất có tiếp tục mua bản quyền và làm sách tiếng Anh nữa không?

MC: Thưa Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, với tư cách Bộ chủ quản, ông đánh giá thế nào về những thành quả từ chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK từ khi có Nghị quyết 88/2014/QH13 đến thời điểm hiện nay?

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng:

Trước hết, chúng ta khẳng định Nghị quyết 88/2014/QH13 là một chủ trương đúng, kịp thời, phù hợp xu thế thế giới, và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện các nhà xuất bản, ngành giáo dục trong việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng. Đến thời điểm này kết quả của chủ trương xã hội hóa đó đạt được trên 4 nội dung:

Xin hỏi ông Phạm Ngọc Thưởng, căn cứ nào để Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị đưa giá sách vào danh mục mặt hàng được Nhà  nước định giá? Bộ có định mức kỹ thuật như thế nào để mọi người dân có thể tiếp cận SGK chất lượng tốt nhất với giá hợp lý nhất?
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ tại tọa đàm

Một là, xóa bỏ độc quyền trong in ấn, biên soạn, phát hành SGK từ nhiều năm nay. Đến thời điểm này, sau một thời gian ngắn, chúng ta có 7 nhà xuất bản tham gia biên soạn, in ấn, phát hành SGK;

Hai là, huy động lực lượng các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia tham gia biên soạn, thẩm định SGK, tạo nên lực lượng trí thức không chỉ phục vụ nhiệm vụ trước mắt mà còn là lâu dài, với khoảng 1500 các nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao;

Ba là, giúp cho học sinh, giáo viên có cơ hội lựa chọn các bộ sách phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm vùng miền, nhận thức;

Bốn là, giảm bớt gánh nặng trong đầu tư công của Nhà nước về lĩnh vực này. Bởi vì tính riêng về biên soạn SGK ước tính cần đến hơn 300 tỷ đồng, chưa tính các chi phí tập huấn, giáo viên, chi phí khác khoảng 400 tỷ đồng/bộ, nếu có khoảng 3 bộ thì đã rơi vào hơn 1.000 tỷ đồng.

Trong đó, quan trọng nhất là cơ hội lựa chọn làm nên chất lượng giáo dục. Tôi  đồng tình với ý kiến Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy, rằng còn nhiều cái khiếm khuyết. Với trách nhiệm của Bộ, chúng tôi sẽ tiếp tục tiếp thu, chỉnh sửa trên phương diện quản lý Nhà nước của mình. 

MC: Thưa TS. Vũ Thu Hương - Chuyên gia Giáo dục độc lập, là người nghiên cứu sâu về lĩnh vực giáo dục, xin bà cho biết chủ trương thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học tác động thế nào tới thực tế dạy học tại các nhà trường? 

TS. Vũ Thu Hương, Chuyên gia Giáo dục độc lập:

Mỗi một đứa trẻ sẽ có năng lực, môi trường sống và biểu hiện sống hoàn toàn khác nhau. GS Hữu Tuấn - Chủ biên SGK Toán đã từng nêu ra ý kiến “Điều kiện tốt nhất là mỗi em học sinh nên có một bộ SGK riêng”. Tuy nhiên, tôi thấy, hiện chưa nơi nào làm được như vậy. Chúng ta càng có nhiều bộ SGK thì các em càng có nhiều cách tiếp cận kiến thức phù hợp, càng có nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, nhiều bộ SGK cho một chương trình là điều tuyệt vời cần thực hiện vì chính các em học sinh.

Thưa TS. Vũ Thu Hương – Chuyên gia Giáo dục độc lập, là người nghiên cứu sâu về lĩnh vực giáo dục, xin bà cho biết chủ trương thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học tác động thế nào tới thực tế dạy học tại các nhà trường? 
Chuyên gia Giáo dục độc lập - TS. Vũ Thu Hương chia sẻ tại tọa đàm

Nhưng cách chúng ta thực hiện như thế nào thì có thể gây nên những hiểu lầm trong suốt thời gian vừa qua. Nếu các nhà trường và các em học sinh được chủ động trong việc chọn SGK thì chắc chắn các phụ huynh sẽ thấy được giá trị từ việc có nhiều bộ SGK và đây là những điều tốt nhất dành cho học sinh. Từ đó, tất cả các ý kiến trái chiều sẽ giảm thiểu.

MC: Thưa Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái, thực tế cho thấy, qua 3 năm thực hiện chương trình SGK mới, bộ SGK xã hội hoá đã đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới giáo dục. Vậy, tôn chỉ hoạt động và mục tiêu hướng tới của VIPEC là gì khi tham gia thị trường SGK?

Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC):

Ngoài Công ty cổ phần đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam gọi (VEPIC), còn những đơn vị khác tham gia làm SGK xã hội hóa. Hiện nay, thị trường có 9 bộ SGK tiếng Anh, 5 bộ sách Toán và 7 bộ sách Tin học, nhưng Công ty VEPIC là đơn vị duy nhất tổ chức biên soạn đầy đủ tất cả các môn học của 3 cấp học. Bộ sách giáo khoa đặt tên là Cánh Diều, có nhiều cơ sở giáo dục lựa chọn và đang phục vụ có hiệu quả việc thực hiện chương trình đổi mới giáo dục năm 2018.

Thưa Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái: Thực tế cho thấy, qua 3 năm thực hiện chương trình SGK mới, bộ SGK xã hội hoá đã đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới giáo dục. Vậy, tôn chỉ hoạt động và mục tiêu hướng tới của VIPEC là gì khi tham gia thị trường SGK?
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái chia sẻ tại tọa đàm

Chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK tạo cơ hội và động lực phong phú, đặc biệt là huy động được đóng góp của toàn xã hội và huy động được trí tuệ của tập thể. Hơn 1500 giáo sư, tiến sĩ và các giáo viên có trình độ và có rất nhiều kinh nghiệm làm sách và huy động được lực lượng đó không phải là dễ dàng, trước đây không thể huy động được, không có cách để huy động, chỉ có thể đặt hàng cho một số thầy cô giáo, một số giáo sư ở một trường nào đó được tin tưởng.

Do vậy, động lực phong phú của chủ chương xã hội hóa SGK đã tạo nên sự thi đua để không ngừng nâng cao chất lượng kết quả khi biên soạn SGK.

Tôn chỉ, mục đích hoạt động của chúng tôi là thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng, của Nhà nước về biên soạn bộ SGK có chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội, đưa nghị quyết đi vào cuộc sống. Lần đầu tiên hàng chục năm nay nước ta mới có nhiều sách giáo khoa cho mỗi môn học. Lần đầu tiên chúng tôi rất vui mừng và tự hào đã góp phần vào công cuộc đổi mới này.

MC: Ở các nước, người ta thực hiện xã hội hoá việc biên soạn SGK như thế nào bảo đảm mọi học sinh được tiếp cận SGK có chất lượng, thưa ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam?

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam:

Qua tài liệu chúng tôi nghiên cứu, các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc đã bỏ chính sách độc quyền SGK từ rất lâu. Các quốc gia này cũng đã thực hiện các chính sách một chương trình nhiều bộ SGK.

<p>Ở các nước, người ta thực hiện xã hội hoá việc biên soạn SGK như thế nào bảo đảm mọi học sinh được tiếp cận SGK có chất lượng, thưa ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam?</p> -0
Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa chia sẻ tại tọa đàm

Chính sách này có 4 đặc trưng cơ bản như sau:

Thứ nhất, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân kể cả thành phần tư nhân nếu có đủ khả năng, điều kiện được phép tham gia biên soạn và phát hành SGK. Đây là phương pháp để thu hút các thành phần kinh tế đa dạng tham gia vào công tác sản xuất, biên soạn loại hàng hóa đặc biệt này.

Thứ 2, Nhà nước sẽ đưa ra khung cơ bản của chương trình quốc gia, các nhà biên soạn sẽ dựa vào đó để biên soạn các bộ sách, mỗi môn học sẽ có nhiều SGK của nhiều nhóm tác giả khác nhau.

Thứ 3, mỗi quốc gia có nhiều nhà xuất bản cạnh tranh với nhau, họ tự biên soạn, tự lựa chọn người tham gia biên soạn, chủ động kinh phí và làm chủ các công đoạn sản xuất.

Thứ 4, giá SGK sẽ do các nhà xuất bản quy định theo cơ chế thị trường và Nhà nước sẽ có trách nghiệm thẩm định giá, có những hỗ trợ nhất định để từ đó có sự kiểm soát và định giá để cho những học sinh nghèo cũng có thể sử dụng sách.

Cơ chế nào cho xã hội hoá sách giáo khoa?

MC: Dự án Luật Giá (sửa đổi) được thảo luận tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV chiều thứ tư vừa qua. Theo Tờ trình của Chính phủ, việc định giá SGK sẽ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa, các nhà xuất bản quyết định giá cụ thể. 

<p style=

Thực tế, giá SGK có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, cần bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều đơn vị được phép phát hành sách, thị trường có tính cạnh tranh. Nên chăng chỉ quy định giá tối đa để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần giảm giá bán?

MC: Xin được hỏi ông Nguyễn Tiến Thỏa, thông thường, các bộ SGK hiện hành được định giá dựa trên các tiêu chí nào?

Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa:

Chúng ta vẫn để cho các nhà xuất bản quy định giá theo cơ chế thị trường nhưng chúng ta không thể để các doanh nghiệp muốn định giá ra sao cũng được. Chúng ta có những quy định, hành lang pháp lý mà các nhà xuất bản phải tuân thủ khi định giá. Trước hết, phải tuân theo quy định về chi phí và dựa vào phương pháp định giá chung do Bộ Tài chính ban hành. Còn nguyên tắc định giá, chúng ta phải tuân theo các hạng mục cụ thể trong sản xuất mà các nhà xuất bản phải chi ra và có mức lợi nhuận phù hợp để tái đầu tư theo quy định của Điều 20, Luật Giá hiện hành.

Căn cứ định giá là giá thành toàn bộ, chất lượng của SGK và lợi nhuận, bao gồm các yếu tố cấu thành giá như sau: chi phí nguyên vật liệu, tiền công thiết kế, xây dựng bản thảo, biên tập. chi phái khấu hao tài sản cố định, maketing, phát hành, in ấn… Đây là những khoản mà các công ty sản xuất sách được phép tính vào giá thành.

Nhà nước có 2 cách kiểm soát, một là kiểm soát trực tiếp, hai là gián tiếp nhưng chỉ áp dụng với sản phẩm độc quyền, còn với sản phẩm xã hội hóa cần có thêm các cơ chế khác để phù hợp.

MC: Như vậy, có thể hiểu, thời gian qua mặt hàng SGK đang có cuộc cạnh tranh rất công bằng; giá sách được hình thành trên cơ sở kê khai giá của doanh nghiệp với Bộ Tài chính. Các nhà xuất bản tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách đã kê khai.

Xin hỏi ông Phạm Ngọc Thưởng, căn cứ nào để Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị đưa giá sách vào danh mục mặt hàng được Nhà  nước định giá? Bộ có định mức kỹ thuật như thế nào để mọi người dân có thể tiếp cận SGK chất lượng tốt nhất với giá hợp lý nhất?

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng:

Theo quy định hiện hành, theo Luật Giá hiện nay, mặt hàng SGK là mặt hàng kê khai giá. Doanh nghiệp, các nhà xuất bản kê khai giá, Bộ Tài chính thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính để đưa ra quan điểm của mình. Thời gian qua, chúng ta tiếp tục làm tốt công tác này. Qua các lần kê khai giá của các nhà xuất bản so với các lần công bố đầu tiên, các bộ sách đều giảm từ 3- 9%. Tuy nhiên, chúng ta thống nhất rằng dù là kê khai giá thì đều là thực hiện hình thức quản lý nhà nước gián tiếp hay trực tiếp. Hiện nay, chúng ta có khoảng 17,5 triệu học sinh là đối tượng sử dụng trực tiếp mặt hàng hết sức đặc biệt này. Qua nghiên cứu, bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Tài chính tham mưu đề xuất với Chính phủ nghiên cứu đưa mặt hàng SGK do Nhà nước định giá.

Như chúng ta biết, tại Kỳ họp thứ Ba, Khóa XV, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 63 quy định SGK là mặt hàng thuộc Nhà nước định giá. Bộ Tài chính đã trình dự thảo dự án sửa đổi này. Chúng tôi nghĩ rằng, sau đây Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phải tham mưu với Nhà nước có căn cứ quy định tiêu chuẩn định mức, định giá trần, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các nhà xuất bản mục tiêu cao nhất là hướng đến học sinh. Các nhà xuất bản không lấy mục tiêu lợi nhuận nhưng chúng ta vẫn tạo điều kiện các nhà xuất bản tham gia, bảo đảm tính cạnh tranh để hạ giá thành sách và bảo đảm chất lượng.

Sắp tới, chúng tôi vẫn hướng tới có những bộ sách đặc thù. Làm sao có định giá nhưng không làm mất đi động lực của các nhà xuất bản trong biên soạn, phát hành SGK. Trong tiêu chuẩn, định mức hiện nay chúng ta đưa ra, làm sao tới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách để hoàn thành mục tiêu đề ra. 

MC: Thưa bà Nguyễn Thị Kim Thuý, trên thực tế, từ khi bỏ cơ chế độc quyền SGK, sự đóng góp và hiệu ứng tích cực của bộ SGK xã hội hoá không hề nhỏ. Theo bà, để các bộ SGK đóng góp cho xã hội hoá giáo dục tốt hơn thì cần có những cơ chế, chính sách gì? SGK được đưa vào danh mục Nhà nước định giá thế nào cho phù hợp nhất và đúng tinh thần của Nghị quyết 88?

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy:

Để các bộ SGK đóng góp cho xã hội hoá giáo dục tốt hơn, theo tôi có 3 cái cần sau đây:

Thứ nhất, cần kiên định chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK. Thứ hai, cần xem xét lại việc giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định việc chọn SGK trong Luật Giáo dục. Theo dõi việc chọn SGK ở một số địa phương thời gian qua, cho thấy, có một số địa phương đã xảy ra những kẽ hở dễ bị lợi dụng để thị trường SGK có nguy cơ quay trở lại độc quyền, một mình một chợ. Mà đó mới là điều đáng quan tâm. Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ việc nhà nước định giá SGK để có giải pháp hài hòa, phù hợp, không ảnh hưởng đến việc xã hội hóa, chống độc quyền trong lĩnh vực này.

Chúng ta nói Nhà nước định giá SGK, trước hết được tiếng với dân, nhưng chưa chắc giá sách đã giảm nhiều. Vì dẫu có định giá thì vẫn phải dựa trên các yếu tố hình thành giá. Vấn đề thứ hai, tôi cho rằng, mỗi năm, mỗi gia đình học sinh có giảm được một khoản tiền nhỏ cho việc mua SGK, thì cũng không chắc giảm gánh nặng chi tiêu đầu năm. Bởi vì ngoài SGK, còn phải đóng học phí, mua đồng phục, sách tham khảo và các đồ dùng học tập khác. Nhà nước thì không thể định giá tất cả các mặt hàng này. Do đó, tôi nghĩ khi tính toán việc đưa SGK vào mặt hàng định giá thì đang vướng vào một vài vấn đề mang tính nguyên tắc.

MC: Thưa bà Nguyễn Thị Kim Thuý, trên thực tế, từ khi bỏ cơ chế độc quyền SGK, sự đóng góp và hiệu ứng tích cực của bộ SGK xã hội hoá không hề nhỏ. Theo bà, để các bộ SGK đóng góp cho xã hội hoá giáo dục tốt hơn thì cần có những cơ chế, chính sách gì? SGK được đưa vào danh mục Nhà nước định giá thế nào cho phù hợp nhất và đúng tinh thần của Nghị quyết 88?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Luật Giá, Nhà nước chỉ định giá đối với hàng hóa dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất kinh doanh, tài nguyên quan trọng, hàng dự trữ quốc gia, sản phẩm dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước. Như vậy SGK không thuộc các mặt hàng trên. Khi ban hành Nghị quyết 88, chúng ta thấy Quốc hội chỉ có quy định xã hội hóa việc biên soạn SGK, chứ không quy định SGK là mặt hàng Nhà nước định giá.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, mấy năm qua có nhiều doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân đã tham gia biên soạn, xuất bản SGK. Để hài hòa các yêu cầu, theo tôi, có thể xem xét hai phương án điều chỉnh việc định giá đối với SGK: Phương án thứ nhất, chỉ định giá với SGK do doanh nghiệp Nhà nước sản xuất. Bởi vì theo lẽ thông thường, người ta chỉ có thể định giá tài sản thuộc sở hữu của mình, hoặc là mặt hàng do mình sản xuất ra. Vì vậy, nếu định giá, Nhà nước chỉ có thể định giá đối với SGK của doanh nghiệp Nhà nước. Quy định như vậy cũng không lo SGK của doanh nghiệp tư nhân sẽ có giá cao hơn. Vì một mặt SGK của các doanh nghiệp này vẫn thuộc diện kê khai giá, mặt khác, các doanh nghiệp này cũng phải tham chiếu giá SGK của doanh nghiệp Nhà nước để có tính cạnh tranh.

Còn phương án thứ hai, tôi đề xuất, trong luật chỉ quy định các mặt hàng được định giá, trong đó có SGK. Rồi giao cho Chính phủ quy định khung giá phù hợp với từng thời kỳ, trong đó quy định giá tối đa để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, quy định giá tối thiểu để bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh. Quy định này sẽ nhất quán với Điều 11 của Luật Giá hiện hành, đó là tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh có quyền tự định giá hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá và quyết định được giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh, mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu.

MC:Sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường sẽ tạo ra động lực sáng tạo, thúc đẩy việc khuyến khích bỏ vốn đầu tư sản xuất SGK. Vậy nếu Nhà nước định giá SGK thì cơ quan nào định giá và định giá như thế nào để bảo đảm chất lượng và hài hoà lợi ích, khuyến khích xã hội hóa, thưa ông Nguyễn Tiến Thỏa?

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam:

Gần đây, các bộ sách mới ra đời có giá thành cao hơn các bộ sách cũ là điều không tránh khỏi vì khác hoàn toàn về nội dung, chất lượng, hình thức. Quan điểm của tôi là Nhà nước nên để thị trường định giá SGK.

Xét về nguyên lý thì SGK không phải mặt hàng độc quyền, đây là mặt hàng mà các nhà soạn thảo có quyền cạnh tranh, vậy giá phải do các đơn vị cạnh tranh trong thị trường này quyết định. Chỉ có cạnh tranh chúng ta mới thúc đẩy được chất lượng đi lên cũng như là mức giá để thỏa mãn mọi đối tượng trong xã hội.

MC: Sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường sẽ tạo ra động lực sáng tạo, thúc đẩy việc khuyến khích bỏ vốn đầu tư sản xuất SGK. Vậy nếu Nhà nước định giá SGK thì cơ quan nào định giá và định như thế nào để bảo đảm chất lượng và hài hoà lợi ích, khuyến khích xã hội hóa, thưa ông Nguyễn Tiến Thỏa?

Quản lý Nhà nước thể hiện ở việc cần đưa các nhà xuất bản này vào hành lang pháp lý riêng. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về sản xuất SGK để các nhà biên soạn căn cứ vào đó sản xuất. Ví dụ đơn giản như một cuốn sách sẽ hết bao nhiêu giấy, giấy loại gì... và các đơn vị xuất bản cần phải tuân thủ.

Thứ hai, Bộ cũng cần ban hành quy chế giá riêng cho SGK ngoài quy định chung do Bộ Tài chính ban hành. Quy chế này cần quy định những chi phí nào nhà sản xuất được phép tính vào giá thành, chi phí nào không được phép.

Bộ cũng nên có quy định về lợi nhuận, đây cũng là một yếu tố để kiểm soát giá sách không bị quá cao so với mức chi tiêu của người dân giống như xăng dầu chúng ta quy định lợi nhuận là 300 đồng/lít.

MC:Thưa Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, hiện nay, Bộ đã có phương án nào để bảo đảm quyền tiếp cận SGK với đối tượng học sinh nghèo, khu vực vùng sâu, vùng xa? Việc mua SGK trang bị cho thư viện hiện đã thực hiện như thế nào? Có gặp khó khăn gì không, thưa ông?

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng:

Hiện nay, với mục tiêu tất cả học sinh đều phải có SGK, đồ dùng học tập khác để học tập, chúng tôi phối hợp Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ tiếp tục có cơ chế, chính sách bảo đảm nội dung tôi đã nói ở trên.

MC: Thưa Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, hiện nay, Bộ đã có phương án nào để bảo đảm quyền tiếp cận SGK với đối tượng học sinh nghèo, khu vực vùng sâu, vùng xa? Việc mua SGK trang bị cho thư viện hiện đã thực hiện như thế nào? Có gặp khó khăn gì không, thưa ông?

Với đề xuất mua SGK để trang bị cho thư viện, để các em học sinh có thể sử dụng, tại Nghị định 81/CP, Nhà nước đã có hỗ trợ chi phí học tập thực tế cho học sinh vùng khó khăn theo định mức 150.000 đồng/cháu/năm học, tổng năm học có 9 tháng là mỗi cháu được hỗ trợ 1.350.000 đồng để mua SGK, mua đồ dùng học tập khác. Tại các thông tư khác như Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT năm 2009 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định các nhà trường xây dựng tủ sách dùng chung để mỗi học sinh có bộ sách tương ứng, và hàng năm bổ sung 10%.

Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với Bộ Tài chính để có đề xuất với Chính phủ phương thức: Một là mua đủ 100% bổ sung cho thư viện (nhưng đây không phải phương án lựa chọn vì có thể gây lãng phí); hai là phương án mua từ 50-70% gửi vào thư viện. Với mức mua này, tổng ngân sách ước khoảng 3.000 tỷ, mỗi năm bổ sung hao mòn, thất thoát khoảng 15-20%; Phương án thứ ba như hiện nay là chỉ hỗ trợ với học sinh vùng khó khăn. Thực tiễn áp dụng phụ thuộc vào ngân sách, điều này cũng xin ý kiến các bộ ngành, để nghiên cứu, rà soát có được phương thức lâu dài cho những năm học tới đây. 

Đến thời điểm này, chúng tôi khẳng định tất cả các em học sinh đều đã có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập tối thiểu. Chúng ta lần đầu thực hiện xã hội hóa SGK cũng như thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới toàn diện giáo dục không thể tránh khỏi nhiều vấn đề bất cập. Nhưng tất cả các bộ ngành, địa phương đều phải lắng nghe điều chỉnh, tham mưu cho Chính phủ để có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa tham gia biên soạn SGK. Cũng như khi có nhiều bộ sách như vậy không tránh khỏi còn hạt sạn, vấn đề là lắng nghe, tiếp thu, có giải pháp để cuối cùng là hướng tới học sinh, hướng tới chất lượng giáo dục phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội.

Chúng tôi cũng hết sức chia sẻ với các nhà xuất bản. Chúng tôi nói rằng nhà xuất bản là thuộc ngành giáo dục, cũng đồng hành chia sẻ để chúng ta có nghiên cứu, chỉnh sửa sao cho có sự phù hợp tốt nhất, bảo đảm mục đích yêu cầu đề ra, thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội.

MC: Qua ý kiến của các vị khách mời, với tư cách doanh nghiệp tư nhân tham gia xã hội hóa SGK, xin hỏi ông Ngô Trần Ái, nguyên nhân nào khiến giá SGK mới tăng đáng kể so với SGK cũ? Kịch bản nào sẽ diễn với các doanh nghiệp khi SGK trở thành mặt hàng do Nhà nước định giá?

Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC):

Đúng là sách giáo khoa mới có giá thành cao hơn sách cũ. Tôi cho rằng, có 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. 

Thứ nhất, sách soạn theo Chương trình 2018, các doanh nghiệp tự bỏ vốn để thực hiện toàn bộ các khâu từ biên tập, biên soạn, nhuận bút, quảng bá, tập huấn giáo viên, đặc biệt là mua vật tư in ấn. Trong khi trước đây Nhà nước hỗ trợ rất nhiều.

Thứ hai, giá nguyên vật liệu, công in, nhuận bút, chi phí tiếp thị, bồi dưỡng tăng lên. Nhuận bút của tác giả quy định theo mức lương khởi điểm, do đó khi lương tăng lên theo thời gian như quy định thì tác giả sẽ căn cứ vào đó yêu cầu nhuận bút.

<p style=

Đặc biệt là giá thành vật tư in ấn tăng lên rất nhiều. Do biến động của thế giới khiến cho đồng đô la, xăng dầu tăng lên, khiến cho cho phí nhập khẩu giấy tăng lên. Ngay cả giấy sản xuất trong nước cũng đã tăng lên từ 25-30%.

Thứ ba, do khổ sách thay đổi, tăng lên 1,3 lần so với sách cũ. Đồng thời, SGK mới được in 4 màu với chất lượng cao, tốt không khác so với sách của các nước tiên tiến. Nhiều phụ huynh có ý kiến có thể in sách nhỏ hơn, chỉ sử dụng 1 màu khi in... Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng 1 màu khi in sách thì các em học sinh như học sinh lớp 1 khi học đến quốc kỳ của các quốc gia sẽ không thể phân biệt được, hay học đến các thí nghiệm vật lý, hóa học nếu màu sắc không đầy đủ thì các em cũng khó có thể học được tốt nhất. Vì vậy, hình ảnh cũng là phương pháp học tập mới, hình thức đổi mới phương pháp giáo dục.

Tại triển lãm SGK của Bộ Giáo dục và Đào tạo gần đây, chúng ta thấy rằng, giá 12 quyển SGK cấp 3 của Việt Nam chỉ 220.000 đồng, bình quân chỉ 18.000 đồng/1 quyển. Trong khi SGK của Singapore, Thái Lan, Indonesia... có chất lượng tương đương thì có giá lên tới 100.000 đồng-150.000 đồng/1 quyển. Sách của Hàn Quốc, Nhật Bản cao hơn, lên tới gần 300.000 đồng/1 quyển...

Thứ tư, các bộ sách đều có phiên bản điện tử. Để xây dựng phiên bản điện tử này thì chi phí rất tốn kém, do các thí nghiệm, câu chuyện trong này không khác gì các phim hoạt hình, nên chi phí sản xuất rất cao.

Thứ năm, do nhiều đơn vị tham gia xuất bản nên thị trường thu hẹp lại, khiến cho giá thành tăng lên.

Là doanh nghiệp tham gia biên soạn SGK, chúng tôi sẵn sàng và chấp nhận pháp luật quy định. Tuy nhiên, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng nghiên cứu kỹ để luận giải đầy đủ, chi tiết đưa ra mức giá để người làm sách có thể chấp nhận được, làm được... nếu không hợp lý thì việc xã hội hóa sẽ không tiến hành được.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy:

<p style=

Đôi khi cứ nói giá sách cao, nhưng thực ra, hiện tượng như tôi đã từng nói là “bán bia kèm lạc”. Khi có tình trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có ngay một văn bản cấm các trường vận động học sinh mua sách tham khảo. Tôi e rằng, quy định này quá cứng, vì có những sách tham khảo là đồ dùng học tập thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Theo tôi, Bộ nên điều chỉnh lại quy định này, nếu cấm thì cấm hình thức “bán bia kèm lạc”, để buộc học sinh phải mua sách tham khảo không thiết yếu. Cũng chính vì Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định chọn một bộ sách, cho nên mới có tình trạng, tỉnh đó chỉ chọn 1 bộ sách thôi. Tôi có một người bạn ở một tỉnh muốn mua 2 bộ sách cho con người nhà, một cháu lớp 1, một cháu lớp 6. Các cháu nói rằng nhà trường thông báo rồi, chỉ nộp tiền rồi nhận sách. Khi nhận bộ sách về, SGK chỉ có hạn, nhưng sách tham khảo cả một tập, do vậy tại sao giá sách không cao?

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng:

Định giá quan trọng là những nguyên tắc, phương pháp định giá, mà quan trọng nhất là làm sao vẫn tạo động lực cho các nhà xuất bản, huy động tối đa nguồn lực của các nhà khoa học tham gia. Tôi nghĩ rằng các nhà xuất bản nên yên tâm về chủ trương của Nhà nước. 

Trong lựa chọn về sách, vấn đề làm sao tránh bất cập, những can thiệp không xuất phát từ cơ sở. Tới đây cũng có những kết luận để tránh tác động tiêu cực; cũng như nghiên cứu để điều chỉnh Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT trên tinh thần phải tôn trọng từ cơ sở, giáo viên, học sinh, nhà trường chứ không phải từ cơ quan quản lý cấp trên.

Tôi cũng xin cung cấp thêm một số thông tin. Về giá sách so với các nước so với Lào, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp, Australia, Nga..., giá sách của các nhà xuất bản Việt Nam thấp hơn 7-12 lần. Về khổ sách ở mức trung bình so với các nước; giấy in sử dụng tiêu chuẩn in có chất lượng sách bảo đảm vệ sinh học đường; trọng lượng sách ở mức trung bình. Về số màu, tại sao phải chọn bốn màu sách, vì sách phải biên soạn theo chương trình, từ truyền đạt trí thức sang phẩm chất năng lực, và điều kiện kinh tế như hiện nay thì các em phải được quan sát bằng màu, ở đây là bốn màu. Nói chung, hiện nay ưu tiên dành cho các em điều kiện tốt nhất trong điều kiện kinh tế có thể.

Là người từng biên soạn nhiều bộ sách, TS. Vũ Thu Hương có thể cho biết ý kiến về chủ trương đưa SGK vào danh mục hàng hoá do Nhà nước định giá? Giải pháp nào để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tiếp tục đóng góp tích cực vào quá trình xã hội hoá giáo dục? 

TS. Vũ Thu Hương, Chuyên gia Giáo dục độc lập

Tôi rất chia sẻ với những khó khăn của các nhà xuất bản. Bản thân tôi cũng là tác giả của rất nhiều bộ sách, trong đó có cả sách giáo khoa. Bên cạnh đó, tôi cũng từng là những người sản xuất cách loại sách khác nhau nên tôi hiểu những khó khăn mà các nhà xuất bản đã phải trải qua.

Tuy nhiên, dưới góc độ quyền lợi của học sinh, tôi mong muốn Nhà nước định bán sách giáo khoa. Theo thực tế mà tôi biết, với cùng một nội dung do cùng một tác giả viết nhưng khi những nhà xuất bản khác nhau in ấn sẽ có những giá khác nhau. Trong đó, phụ thuộc vào chất lượng giấy, chất lượng các thiết bị và bao gồm cả cách định giá khác nhau của mỗi một nhà xuất bản. 

<p style=

Thậm chí, cùng một tác giả và cùng một nội dung nhưng với mỗi một nhà xuất bản thì họ có thể đề xuất giá khác nhau. Ngoài ra, khổ giấy hay những yêu cầu về thiết bị cũng sẽ có thể sẽ tác động đến giá sách giáo khoa. Những nhu cầu mà học sinh cần chính là việc các con được tham khảo càng nhiều sách càng tốt. 

Do đó, tôi mong muốn Nhà nước định giá sách giáo khoa ở những tiêu chí cụ thể, để từ đó có thể đáp ứng được phần lớn các điều kiện của hầu hết gia đình. Theo đó, tỷ lệ các em học sinh có nhiều bộ sách sẽ tăng lên cao hơn. 

Chúng ta cũng cần phải có giá sàn bởi nếu không có thì các nhà sản xuất sách giáo khoa có thể hạ tiêu chuẩn thiết bị cũng như yêu cầu sản xuất và làm ảnh hưởng chất lượng của các bộ sách, chất lượng dạy học và cả việc học tập của các học sinh. 

Chính vì vậy, tôi mong muốn sẽ có một cơ chế về các điều kiện sản xuất SGK và yêu cầu về trang thiết bị, chất lượng viết SGK. Tôi cũng mong có một mức giá trần không quá cao để ít nhất 70% các gia đình học sinh có thể chấp nhận được. Việc này sẽ có giá trị rất lớn trong việc hướng dẫn học sinh thay đổi cách học từ bị động sang chủ động.

MC: Xin ông Ngô Trần Ái chia sẻ những yếu tố căn cốt tạo nên sự khác biệt và dấu ấn tích cực cho một thương hiệu tư nhân tham gia thị trường SGK?

Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC):

Bộ SGK Cánh diều là bộ sách xã hội hóa thực hiện theo Nghị quyết 88 Quốc hội về đổi mới chương trình SGK. Sự khác biệt là dấu ấn tích cực tạo nên thương hiệu Cánh diều.

Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông trong những năm qua, chỉ có một tiêu chí đó là chất lượng. Và chất lượng dựa trên 6 nhân tố cơ bản.

Thứ nhất, là chúng tôi có đội ngũ tác giả chuyên môn cao, có kinh nghiệm, có năng lực biên soạn SGK, đặc biệt là với tâm huyết, với sự nghiệp giáo dục và phần lớn đã tham gia biên soạn chương trình 2018. Quán triệt tư tưởng cốt lõi của bộ sách, mang cuộc sống vào bài học và đưa bài học của cuộc sống, slogan này được nhắc nhở thường xuyên và được in vào bìa của bộ sách.

Thứ hai, là sự lành nghề của đội ngũ biên tập viên, họa sĩ và những người thiết kế làm sách.

Thứ ba, sự đầu tư có trách nhiệm của 3 nhà xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm tại Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Huế.

Thứ tư, để tạo nên chất lượng phải sự lựa chọn chủng loại vật tư, giấy in với chất lượng cao nhất, tác động thấp nhất đến môi trường giáo dục, bảo vệ sức khỏe học đường.

Thứ năm, chúng tôi cung ứng đầy đủ, kịp thời, không để chỗ nào trắng sách, thiếu sách, luôn luôn tồn kho đầy đủ để phục vụ kịp thời.

Thứ sáu, là kho tài nguyên của Cánh diều rất dồi dào, đa dạng về chủng loại sách giấy truyền thống cũng như sách điện tử để phục vụ việc dạy học ở mọi lúc, mọi nơi. Trong thời gian bị Covid-19 thì học sinh vẫn có thể học một Cánh diều qua những đoạn video, qua những câu chuyện kể mọi lúc, mọi nơi.

Vì hội tụ những nhân tố trên khiến cho Cánh diều được Hội đồng thẩm định quốc gia đánh giá cao và Hội đồng chọn sách cấp tỉnh lựa chọn đưa vào bậc phổ thông lớp 1, 2, 6, 3, 7, 10.  Tỷ lệ chọn sách năm sau cao hơn năm trước. Đó là minh chứng chất lượng bộ sách Cánh diều trong những năm qua.

Sách giáo dục Cánh diều luôn coi trọng hàm lượng trí tuệ sáng tạo, giá trị giáo dục được thể hiện gởi gắm từ con chữ đến hình ảnh, tranh minh họa trong sách không chỉ đúng chuẩn mực mà phải sinh động, hấp dẫn. Đó cũng chính là những nhân tố tạo nên hiệu ứng và khẳng định thương hiệu Cánh diều.

MC: Thưa quý vị và các bạn!

SGK là một loại hàng hoá đặc thù, mỗi thay đổi thường có tác động lớn tới tâm lý người dân và dư luận xã hội, vì vậy cần có những quyết sách để ổn định thị trường SGK, trong đó có những quyết sách về việc tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, thẩm định, phát hành, giá cả... Các ý kiến quý báu của các khách mời đã cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về xã hội hoá SGK cũng như vấn đề cụ thể về giá cả, sự công bằng, minh bạch đối với thị trường này.

Một lần nữa, trân trọng cảm ơn các vị khách quý đã tham gia Tọa đàm. Cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí đã đến dự và đưa tin. Mong gặp lại quý vị trong lần đối thoại tiếp theo. 

Xin trân trọng cảm ơn!
 

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội: Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường đánh giá vào kết quả rèn luyện

Năm học 2024 - 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng xe bus nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và rèn luyện bản thân. Sinh viên đi xe bus sẽ được nhà trường cấp minh chứng làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện.

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.