Tọa đàm “Ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá mới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng”

Thống kê của Bộ Y tế từ năm 2010 đến nay cho thấy công tác phòng, chống tác hại thuốc lá đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Đang diễn ra tọa đàm “Ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá mới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng” -0
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền chụp ảnh lưu niệm với các khách mời tham gia Tọa đàm

Cụ thể, tỷ lệ hút thuốc lá ở người trưởng thành và trong thanh thiếu niên giảm. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong học sinh độ tuổi 15 - 24 giảm, đạt chỉ tiêu trong Chiến lược quốc gia giai đoạn 2013 - 2020.

Tuy vậy, theo Bộ Y tế, Việt Nam vẫn nằm trong số 15 quốc gia có số người sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới. Đặc biệt, thời gian gần đây, xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng… Một số lượng lớn sản phẩm thuốc lá mới được đưa vào Việt Nam qua đường nhập lậu, xách tay và người tiêu dùng có thể dễ dàng mua bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá mới trên Internet, các trang mạng xã hội…

Theo Tổ chức Y tế thế giới, các sản phẩm thuốc lá mới có hại cho sức khỏe, và cũng chưa có bằng chứng thuốc lá điện tử giúp cai thuốc. Ngược lại, có bằng chứng cho thấy người sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng có nguy cơ sử dụng thuốc lá thông thường, nhiều người sử dụng đồng thời cả thuốc lá điện tử và thuốc lá thông thường… 

Đang diễn ra tọa đàm “Ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá mới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng” -1
Quang cảnh tọa đàm

Hiện nay, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá hiện chưa có quy định điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Nhằm làm rõ thực trạng sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam; nhận diện sản phẩm, mối nguy hại của các sản phẩm thuốc lá mới; phân tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến các sản phẩm thuốc lá mới và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý về vấn đề này, giúp việc phòng chống tác hại của thuốc lá đạt những kết quả tích cực hơn nữa, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá mới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng”.

Các khách mời tham gia Tọa đàm gồm:

- Ông Tạ Văn Hạ,  Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

- Ông Lê Hoàng Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách

- Ông Trương Xuân Cừ, ĐBQH Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam

- ThS.BS Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá

- Ông Nguyễn Nho Huy Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Ths. Trần Thị Trang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế

- Ths. Bs Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền: Đến năm 2030, sẽ có khoảng 70.000 người tử vong mỗi năm nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện kịp thời

Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền: Đến năm 2030, sẽ có khoảng 70.000 người tử vong mỗi năm nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện kịp thời
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại tọa đàm

Kính thưa các vị đại biểu!

Trước hết, thay mặt Ban lãnh đạo Báo Đại biểu Nhân dân, tôi xin trân trọng chào mừng và cảm ơn các vị đại biểu đã dành thời gian tham gia cuộc tọa đàm hôm nay!

Như chúng ta đều biết, phòng chống tác hại của thuốc lá là vấn đề được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan quan tâm.

Tại Nghị quyết số 20 - NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về “Tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, Trung ương Đảng Khóa XI yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ thuốc lá.

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được Quốc hội ban hành trong đó quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền: Đến năm 2030, sẽ có khoảng 70.000 người tử vong mỗi năm nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện kịp thời
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu tại tọa đàm

Về phía Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược Quốc gia Phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020 và đang chỉ đạo xây dựng Chiến lược cho giai đoạn sắp tới.

Sau gần 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức quốc tế, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tỷ lệ hút thuốc lá ở người trưởng thành và trong thanh thiếu niên giảm từ 47,4% năm 2010 xuống còn 42,3% vào năm 2020.

Tuy vậy, Bộ Y tế cho biết chúng ta vẫn nằm trong số 15 quốc gia có số người sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới. Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Dự báo đến năm 2030 sẽ tăng lên tới 70.000 người tử vong mỗi năm nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện kịp thời.

Đặc biệt, thời gian gần đây, xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng… Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo đây là sản phẩm có hại cho sức khoẻ; đồng thời cũng chưa có bằng chứng thuốc lá điện tử giúp cai thuốc. Tuy nhiên, thực trạng sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới này ở nước ta hiện rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng.

Trong bối cảnh như vậy, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá mới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng” với 3 mục đích. Thứ nhất là làm rõ thực trạng sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới tại nước ta hiện nay. Thứ hai là nhận diện mối nguy hại của các sản phẩm thuốc lá mới với góc nhìn khách quan, khoa học. Thứ ba là phân tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và đưa ra các đề xuất, kiến nghị.

Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền: Đến năm 2030, sẽ có khoảng 70.000 người tử vong mỗi năm nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện kịp thời
Quang cảnh tọa đàm

Những thông tin và ý kiến chia sẻ của các vị đại biểu tại tọa đàm hôm nay chắc chắn sẽ là nguồn thông tin tham khảo tin cậy và hữu ích đối với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cũng như với Chính phủ và các bộ ngành liên quan trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý về phòng chống tác hại của thuốc lá nhằm giải quyết những gánh nặng bệnh tật và tử vong do thuốc lá cũng như các hệ lụy về xã hội, kinh tế, môi trường.

Một lần nữa, thay mặt Ban lãnh đạo Báo Đại biểu Nhân dân, tôi xin cảm ơn các vị đại biểu đã nhận lời tham dự tọa đàm! Chúc các đại biểu và các đồng nghiệp dự tọa đàm hôm nay sức khỏe và hạnh phúc! Chúc tọa đàm thành công tốt đẹp!

Sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam - Thực trạng sử dụng và mối nguy hại

MC: Kính thưa các vị đại biểu!

Bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi (thuốc lào) đang được quản lý theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá thì trên thị trường đã đang xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới. Trong đó, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng.

Thưa Ths. Bs Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, xin bà cho biết một số dữ liệu về thực trạng hút thuốc lá và thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hiện nay ở nước ta và đánh giá của bà về thực trạng này?

Ths. Bs Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá:

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được ban hành năm 2012, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành để thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc lá. Sau 10 năm thực hiện luật, tỷ lệ hút thuốc lá tại Việt Nam đã giảm. Đặc biệt với nam giới, từ năm 2010 giảm 47,4%, đến năm 2020 đã giảm xuống còn 42,3%. Trong 10 năm thực hiện, trung bình mỗi năm giảm được 0,5%.

MC: Thưa Ths. Bs Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, xin bà cho biết một số dữ liệu về thực trạng hút thuốc lá và thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hiện nay ở nước ta và đánh giá của bà về thực trạng này?
Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Ths. Bs Phan Thị Hải chia sẻ tại tọa đàm

Với tỷ lệ này, nhiều chuyên gia đặt câu hỏi: Tại sao lại giảm ít như vậy? Nhưng phải lưu ý, đây là sản phẩm gây nghiện nên người hút sẽ dễ bị lệ thuộc vào chất nicotin gây nghiện có trong các sản phẩm thuốc lá. Chính vì vậy, không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước có nhiều chính sách mạnh hơn, tỷ lệ giảm cũng chỉ từ 0,5 -1%. Đây cũng là sự nỗ lực lớn của các cấp, các ngành, địa phương trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc giảm từ 12-16%, tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên từ 15-24 tuổi giảm được 50%, đây là con số rất đáng ghi nhận. 

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, Việt Nam cũng đứng trước thực trạng đáng báo động là sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng nhanh. Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử năm 2015 ở 34 tỉnh, thành phố chỉ khoảng 0,2% thì đến nay đã tăng lên 18 lần, khoảng 3,6%. Đây là sản phẩm chưa được cấp phép sử dụng tại Việt Nam nhưng tỷ lệ sử dụng chung đã tăng lên 18 lần. Trong đó, nam giới tăng 14 lần, nữ giới tăng 10 lần (0,1% năm 2015, đến nay chiếm 1%). Thuốc lá điện tử được Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận có hại cho sức khỏe. Ở các nước phát triển cũng chưa phát hiện hết hoàn toàn các thành phần, tính chất độc hại trong sản phẩm thuốc lá điện tử có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đây là tình trạng rất đáng báo động.

MC: Như Ths. Bs Phan Thị Hải vừa thông tin các sản phẩm thuốc lá mới rất đa dạng và thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hiện nay ở Việt Nam đang rất phức tạp. Thưa ông Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới, ông có thể chia sẻ kỹ hơn về tính đa dạng và sự nguy hiểm của sự đa dạng trong sản phẩm thuốc lá mới?

Ths. Bs Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới:

Mong muốn ban đầu của các nhà sản xuất là tạo ra nicotin tinh khiết, tuy nhiên để tạo ra được nicotin tinh khiết thì chi phí rất cao, dẫn tới tính cạnh tranh kém. Các dung môi để pha chế nicotin thường bị ô nhiễm, ví dụ như chất propylene glycol, dễ ô nhiễm vào glycerin để pha dung môi. Chúng ta thấy thuốc ho gây thiệt mạng hơn 100 trẻ nhỏ tại Zambia và Indonesia đều bị ô nhiễm bởi chất propylene glycol. Chất này gây suy thận và nó là thành phần chủ yếu trong thuốc lá điện tử. 

MC: Như Ths. Bs Phan Thị Hải vừa thông tin các sản phẩm thuốc lá mới rất đa dạng và thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hiện nay ở Việt Nam đang rất phức tạp. Thưa ông Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới, ông có thể chia sẻ kỹ hơn về tính đa dạng và sự nguy hiểm của sự đa dạng trong sản phẩm thuốc lá mới?
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới Ths. Bs Nguyễn Tuấn Lâm chia sẻ tại tọa đàm

Đó là yếu tố chúng ta khó kiểm soát. Khi xét nghiệm khói các sản phẩm thuốc lá mới, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các chuyên gia cũng tìm thấy những chất độc rất giống với thuốc lá thông thường. Có thể kể đến như Formaldehyde, Carbon monoxide (khí CO) là các chất gây ung thư dễ nhận biết, bên cạnh đó là các kim loại nặng.

Tổ chức Y tế Thế giới kết luận rằng, mong muốn ban đầu là có một sản phẩm thay thế ít độc hại, giúp cai thuốc lá, nhưng cả hai điều này đều không chứng minh được và thất bại. Với thuốc lá thông thường, tiếp xúc trong thời gian lâu sẽ xuất hiện các bệnh mãn tính. Còn với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, sẽ gây tác động về sức khỏe một cách rất nhanh, gây các bệnh cấp tính, nguy hiểm nhất là hội chứng tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử gây ra. CDC của Hoa Kỳ thông báo trên trang web, từ tháng 12.2019 đến 12.2020 họ đã tiếp nhận 2800 ca nhập viện vì viêm phổi cấp do sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó có 68 ca tử vong. Chúng ta thấy sự nguy hiểm của thuốc lá điện tử bởi rất nhiều hoá chất độc hại. 

Thuốc lá điện tử thậm chí còn gây suy tim. Các nhà nghiên cứu đánh giá là phản ứng tự miễn của cơ thể, khi tiếp cận với các hoá chất độc hại từ thuốc lá mới tạo ra phản ứng chống lại và nó làm tổn thương các tế bào của tim, phổi, não và đại tràng... Tác hại ngắn hạn khác là nguy cơ cháy nổ. Theo thống kê của các tổ chức nước ngoài, tại Mỹ năm 2015-2017 đã có 2.300 ca phải cấp cứu vì chấn thương do nổ pin thuốc lá điện tử, 1 trường hợp tử vong, 1 trường hợp vỡ hàm phải phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. 

 Một tác hại nguy hiểm nữa tới giới trẻ đó là tác hại của nicotine tới việc hình thành xinap thần kinh trong não. Với những em bé ở trong bụng mẹ khi tiếp xúc với nicotine trong khói thuốc sẽ tăng 3 nguy cơ tai điếc giảm thính lực sau khi sinh; tai biến đột tử; nguy cơ béo phì. 

Với trẻ vị thành niên khi tiếp xúc sớm với nicotine sẽ ảnh hưởng tới phát triển trí não, giảm tập trung, suy giảm khả năng nhận thức, suy giảm trí nhớ, kiểm soát cảm xúc kém hơn... Ngoài ra khi đã nghiện nicotine còn tăng nguy cơ nghiện những thứ khác như rượu, thuốc lá...

Thuốc lá điện tử có hệ thống đóng và hệ thống mở. Hệ thống đóng là giới trẻ có thể pha trộn nicotine để tăng liều lượng, thậm chí pha trộn cả ma tuý, điều này rất khó kiểm soát. Đối với hệ thống đóng thì vướng vào vấn đề môi trường, khi các công ty sản xuất sản phẩm dùng một lần, sau khi sử dụng các sản phẩm này thải ra ngoài môi trường đi kèm với nhựa và cá kim loại nặng. Chính các công ty sản xuất đưa vào rất nhiều loại hương liệu thuốc lá khác nhau. Theo thống kê của hải quan Hà Lan có tới 20.000 loại hương liệu thuốc lá đã được nhập cảng vào nước này. 

CDC Hoa kỳ thông báo các công ty sản xuất thuốc lá điện tử phải đăng ký các loại sản phẩm từ năm 2016-2020, họ có quyền từ chối các loại được cho là không phù hợp. Tính đến năm 2020 tổng kết có tới 6,7 triệu sản phẩm khác nhau của hơn 500 công ty đăng ký. Sự đa dạng là quá kinh khủng. 

Việt Nam đang kiểm soát và ngăn chặn các sản phẩm nhập lậu. Còn tại một số quốc gia ở Đông Nam Á cấm luôn sản phẩm này. Nếu chúng ta cho phép lưu hành, sẽ phải đầu tư số lượng lớn máy móc để kiểm định, trong khi các sản phẩm quá phong phú đa dạng và chúng ta không thể chạy theo các nhà sản xuất được.

MC: Theo điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh 13-15 tuổi năm 2021, tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá điện tử là 3,5%. So với Nghiên cứu năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh là 2,6%, có thể thấy chỉ sau 3 năm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong nhóm học sinh đã gia tăng một cách đáng kể.

Từ những thông tin về mức độ nguy hại của các loại thuốc lá mới và thực trạng sử dụng thuốc lá mới ở nước ta mà bà Hải và ông Lâm vừa cung cấp, thưa ông Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông đánh giá như thế nào về tác hại của các sản phẩm thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng tới sức khỏe người dùng – trong đó có học sinh, sinh viên, an sinh xã hội, kinh tế, môi trường và sự phát triển bền vững?

Ông Nguyễn Nho Huy , Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Trước những thông tin về tình hình sử dụng thuốc lá điện tử, các dạng thuốc lá mới trong thanh thiếu niên, đặc biệt là trong học sinh, sinh viên hiện nay, tôi rất đồng tình với những chia sẻ của bác sĩ Hải cũng như bác sĩ Tuấn Lâm về những mối huy hại của thuốc lá điện tử đến giới trẻ.

MC: Theo điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh 13-15 tuổi năm 2021, tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá điện tử là 3,5%. So với Nghiên cứu năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh là 2,6%, có thể thấy chỉ sau 3 năm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong nhóm học sinh đã gia tăng một cách đáng kể. Từ những thông tin về mức độ nguy hại của các loại thuốc lá mới và thực trạng sử dụng thuốc lá mới ở nước ta mà bà Hải và ông Lâm vừa
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Nho Huy chia sẻ tại tọa đàm

Ở trong ngành giáo dục, chúng tôi quan điểm tác hại của các sản phẩm thuốc lá, trong đó có thuốc lá điện tử mang tính toàn diện về cả sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, cũng như đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên. Việc phòng, chống thuốc lá điện tử trong học sinh, sinh viên chính là một biện pháp góp phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Đặc biệt, đối với giới trẻ, học sinh, sinh viên thì những nguy hại đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần sẽ còn kéo dài, dai dẳng và còn nguy hại nhiều hơn nữa so với những đối tượng trưởng thành.

Về mặt đạo đức, lối sống, việc các em học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá truyền thống cũng như thuốc lá điện tử mà bị lệ thuộc vào nó, thì đây chính là một lối sống không đẹp trong trong giới trẻ.

Có hai yếu tố rất nguy cơ mà tôi rất quan tâm liên quan đến lối sống của học sinh khi các em sử dụng thuốc lá điện tử và dẫn đến nghiện.

Thứ nhất, khi sử dụng thuốc lá và bị nghiện thì chắc chắn sẽ phải có nhu cầu về mặt kinh tế, mà ở độ tuổi của các em thì phần lớn vẫn chưa làm ra tiền. Điều này gây ra rất nhiều hệ lụy, các hành vi sai trái khi các em không có tiền để thỏa mãn nhu cầu của mình như là trộm cắp, cướp giật... Đây là nguy cơ về lối sống.

Thứ hai, bác sĩ Tuấn Lâm đã chia sẻ, thuốc lá điện tử có đến 20.000 các lại hương hiệu khác nhau và chúng ta cũng không thể phòng ngừa được nguy cơ là các đối tượng sẽ trà trộn ma túy tổng hợp vào trong thuốc lá điện tử.

Trước đây đã xảy ra tình trạng trộn lẫn heroin vào thuốc lá truyền thống để sử dụng, nhưng hiện nay, vấn đề đặt ra là ma túy tổng hợp, đây thực sự là nguy cơ rất lớn cho lối sống cũng như  đạo đức và trong việc phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong giới trẻ.

Những nguy hại này đòi hỏi có sự chung tay của tất cả các ngành, các cấp để ngăn chặn tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử như theo số liệu thống kê là đang gia tăng trong giới trẻ, đặc biệt là trong học sinh, sinh viên.

MC: Tiếp theo xin mời ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục!

Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục:

Qua các nghiên cứu của WHO, hay của cơ quan chức năng trong nước, tác hại của thuốc lá điện tử - một sản phẩm mới đã dần rõ. Thêm nữa, từ 2015 đến nay, tốc độ sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam đã tăng tới 18 lần và ngày càng dễ dàng mua và bán.

MC: Tiếp theo xin mời ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục!
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ chia sẻ tại tọa đàm

Điều tôi băn khoăn là trước nguy hại của sản phẩm thuốc lá mới này đã hiển hiện nhưng đến nay, cơ quan chức năng của chúng ta vẫn chưa có quan điểm nào thật chính thức, thật hiệu quả. Tôi xin nhấn mạnh là, chúng ta đã có những kết luận chính thức về tác hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe của người sử dụng.

Ngoài tác hại với sức khỏe của người sử dụng trực tiếp, thuốc lá điện tử còn tác động tiêu cực đến môi trường, đến người xung quanh, tác động đến kinh tế của người dân, của xã hội.

Tôi cho rằng, các cơ quan chức năng phải có phát ngôn khẳng định chắc chắn tác hại của thuốc lá điện tử và cần tuyên truyền rộng rãi sản phẩm này nguy hại như thế nào đối với sức khỏe con người. Nguy hiểm nhất là đối tượng mà người bán thuốc lá điện tử nhắm tới thường là người trẻ - vốn muốn tìm tòi cái mới, muốn khám phá bản thân.

Mở internet, chỉ vài giây là chúng ta có thể liên hệ mua được thuốc lá điện tử một cách công khai, dễ dàng với những lời quảng cáo nguy hiểm như: Hỗ trợ cai thuốc lá truyền thống!? Còn cả những biến tướng của sản phẩm này vì kèm theo như chất hướng thần, chất gây nghiện,... mà không thể kiểm soát hết được.  

Đây là vấn đề nguy hại đến sức khỏe của con người, của cộng đồng. Vì vậy, tất cả chúng ta cần thống nhất về nhận thức, hành động càng sớm càng tốt để giảm thiểu tác hại của thuốc lá điện tử.

MC: Thưa ông Trương Xuân Cừ, ĐBQH TP. Hà Nội, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Trương Xuân Cừ, ĐBQH Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam:

Trước đây, nói đến thuốc lá là thuốc được sản xuất từ lá thuốc. Tuy nhiên, thuốc lá hiện nay từ hương liệu, nguyên liệu… đã chuyển sang một hình thức mới, phương thức mới sử dụng mới.

Tác hại của thuốc lá rất lớn, nhưng việc quảng cáo về tác hại của thuốc lá chủ yếu là trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thông thông tin đa phương tiện chưa nhiều. Trong khi đó, thế hệ trẻ lại thường xuyên xem các trang web, mạng xã hội có những quảng cáo về thuốc lá điện tử và trào lưu sử dụng thuốc lá điện tử đang diễn ra khá phổ biến ở giới trẻ. Trước thực trạng này, nếu không có các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước, sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá, buôn bán thuốc lá thì hậu quả sẽ khôn lường.

MC: Từ những thông tin về mức độ nguy hại của các loại thuốc lá mới và thực trạng sử dụng thuốc lá mới ở nước ta mà bà Hải và ông Lâm vừa cung cấp, các đại biểu Quốc hội và các đại biểu dự tọa đàm đánh giá như thế nào về tác hại của các sản phẩm thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng tới sức khỏe người dùng - trong đó có học sinh, sinh viên, an sinh xã hội, kinh tế, môi trường và sự phát triển bền vững. Thưa ông Trương Xuân Cừ, ĐBQH TP. Hà Nội, ý kiến của ông như thế nào?

Đáng nói, thế hệ trẻ không nhận thức hết được về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử. Bởi vì, những tác hại của thuốc lá không phải xảy ra ngày hôm nay, mà về lâu dài, những chất độc sẽ tích tụ và gây bệnh về sau. Các cháu đang ở độ tuổi phát triển về thể chất và tinh thần, nếu sử dụng lâu dài rất có thể sẽ ảnh hưởng xấu tới vấn đề giống nòi, ảnh hưởng đến đến sức khỏe của con cháu…

Việt Nam có khoảng 12 triệu người cao tuổi, thì chỉ có 5% là không có bệnh tật, và đa số họ là những người không nghiện bất cứ một chất kích thích nào. Còn khoảng 95% người cao tuổi bị 2,9 bệnh nền và những người bị các bệnh nặng về phổi, huyết áp, tim mạch... Phần lớn họ là người sử dụng rượu, bia thường xuyên và nghiện thuốc. Thống kê đó đã cho thấy, tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con người là rất lớn. Nếu tuổi trẻ không giữ sức khỏe thì chắc rằng tuổi già họ sẽ gặp nhiều bệnh tật hơn.

Tôi cho rằng, để thực hiện tốt việc giảm tác hại của thuốc lá cần nâng cao công tác quản lý trong phân phối, buôn bán thuốc lá. Tôi đã thấy ở nhiều nước, nếu không có giấy tờ (chứng minh thư, căn cước,…) chứng minh trên 18 tuổi thì không được mua thuốc lá. Hiện nay công tác quản lý việc buôn bán thuốc lá của nước ta vẫn còn lỏng lẻo, chưa hợp lý. Vì vậy, chúng ta cần đưa vào luật các quy định, chế tài nhằm xử lý nghiêm những người có hành vi buôn, bán thuốc lá lậu, bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi.  

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web chính thức nhằm giúp thế hệ trẻ nhận thức rõ hơn về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử. Ngoài ra, gia đình và nhà trường cần giáo dục nâng cao hiểu biết cho các em học sinh về tác hại của thuốc lá cũng như thuốc lá điện tử để các em tự hạn chế sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử… Về phía nhà trường cũng tăng cường các biện pháp giáo dục ý thức, các hình thức kỷ luật nếu phát hiện học sinh sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử…

Hơn thế, tôi cho rằng, muốn thực hiện hiệu quả công tác phòng chống tác hại của thuốc lá thì cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, của cả cộng đồng.

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và đề xuất, kiến nghị

MC: Kính thưa các vị đại biểu!

Như chia sẻ của các đại biểu, thế giới đã mất nhiều thập kỷ chỉ để chống lại các tác hại của thuốc lá thông thường mà kết quả chưa được như mong đợi do thuốc lá là sản phẩm gây nghiện. Việt Nam nỗ lực trong nhiều năm qua với quyết tâm, nỗ lực cao nhưng kết quả còn chưa được như mong đợi. Đặc biệt, trên thị trường đã và đang xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới với rất nhiều mối nguy hại trên nhiều phương diện. Thuốc lá điện tử sẽ tiếp tục gây gánh nặng bệnh tật và chi phí bệnh tật lớn. Thực tế này đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến các sản phẩm thuốc lá mới. 

Câu hỏi đầu tiên xin dành cho bà Trần Thị Trang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế. Có ý kiến cho rằng khái niệm về thuốc lá trong Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đã bao gồm một số sản phẩm thuốc lá mới, bà có thể cho biết rõ hơn về nội dung này?

Ths. Trần Thị Trang , Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế

Thời điểm Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì trên thị trường của Việt Nam chưa có các sản phẩm này và tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này hầu như chưa có ý nghĩa thống kê và chưa thống kê được tỷ lệ sử dụng vào thời điểm đó. Do đó, Luật Phòng, chống tại của thuốc lá cũng chưa hề quy định khái niệm dành cho hai sản phẩm thuốc lá mới điển hình vào thời điểm hiện nay là thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử.

Câu hỏi đầu tiên xin dành cho bà Trần Thị Trang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế. Có ý kiến cho rằng khái niệm về thuốc lá trong Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đã bao gồm một số sản phẩm thuốc lá mới, bà có thể cho biết rõ hơn về nội dung này?
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế Ths. Trần Thị Trang chia sẻ tại tọa đàm

Về mặt khái niệm thì phạm vi của luật cũng chủ yếu tập trung điều chỉnh đối với các sản phẩm và các nguyên liệu thuốc lá từ cây thuốc lá. Những chế định ở trong luật thì chủ yếu điều chỉnh đối với thuốc lá điếu. Từ tiêu chuẩn, quy chuẩn cũng chỉ giao cho Bộ Y tế ban hành quy chuẩn thuốc lá điếu chứ chưa có bất cứ một quy định nào liên quan quản lý các sản phẩm thuốc lá khác như thế nào. Trong khi đó, dung dịch thuốc lá điện tử từ tinh dầu, từ các hóa chất tổng hợp dạng lỏng. Đối với thuốc lá nung thì có hai dạng: một là, có thể nguyên liệu là lá thuốc lá nhưng cũng có những dạng là từ các sợi xenlulozo, sợi gỗ và tẩm ướp các hóa chất tổng hợp là dung dịch nicotine vào trong các sợi đó để chế biến điếu điếu thuốc.

Nhưng một đặc điểm quan trọng mà Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng không điều chỉnh và không thể hiện trong khái niệm đó là bộ phận thiết bị điện tử. Trong khi, hai sản phẩm thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử mà không có bộ phận này thì không được gọi là các sản phẩm thuốc lá điện tử. 

Trong khi đó, các sản phẩm thuốc lá cũng rất đa dạng, có những sản phẩm thì gồm cả dung dịch điện tử và các sản phẩm sợi thuốc lá. Cũng có những sản phẩm thì không hoàn toàn chứa nicotine mà chỉ là các hóa chất tinh dầu tổng hợp. Với sự phát triển rất đa dạng của các sản phẩm này thì hiện nay các quy định của luật không thể áp dụng để điều chỉnh đối với các sản phẩm này được.

Ngoài ra, vẫn còn một số nội dung khác như: sản xuất đối với các sản phẩm thiết bị điện tử thì doanh nghiệp nào sẽ đủ điều kiện để sản xuất thì chưa có quy định trong luật. Như vậy, về khái niệm, phạm vi điều chỉnh thì luật chưa dự liệu hết những tình huống, cũng như những sản phẩm đa dạng như hiện nay. Chính vì thế, chưa có quy định cụ thể để điều chỉnh được cái sản phẩm này thế nào. Do đó, những đề xuất của một vài tổ chức, cá nhân cho rằng áp dụng Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá điều chỉnh hay để thí điểm với các sản phẩm này hiện nay là chưa đủ cơ sở pháp lý, cũng không tương thích với quy định của Luật. 

MC: Thưa bà Trang, bà có thể chia sẻ rõ hơn về việc, nếu cho phép các sản phẩm này thì các vấn đề pháp lý nào cần phải giải quyết? Hay nói cách khác là cần lưu tâm đến các vấn đề pháp lý nào liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam?

ThS. Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế:

Khi chúng ta đặt ra vấn đề, cơ chế pháp lý để quản lý một sản phẩm hay một chế định pháp luật nào, đầu tiên ta phải đặt vấn đề từ bản chất đặc thù của sản phẩm đó. Chúng ta chưa có hiểu biết nhiều về các sản phẩm này. Ở Việt Nam, thậm chí trên thế giới, mức độ tác hại, độc hại của thuốc lá điện tử đến đâu vẫn đang là trong quá trình nghiên cứu và chúng ta cần phải có thêm các bằng chứng khoa học. Nhưng những dữ liệu có được cho thấy, trước hết đây là một sản phẩm gây nghiện độc hại và là một nhóm sản phẩm mới.

Vậy, để có được các cơ chế pháp lý đối với sản phẩm này chúng ta phải nhận diện và có quan điểm rõ ràng đối với sản phẩm. Nếu như những sản phẩm có hại thì đầu tiên là chúng ta không thể thí điểm một sản phẩm có hại cho sức khỏe đối với người dân và thanh thiếu niên. 

Thứ hai là, chúng ta cũng nhận thấy rằng, sản phẩm này rất độc hại cho người sử dụng. Đặc biệt nó làm tăng tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá trong thanh thiếu niên.

Thứ ba là, chúng ta không phải chỉ bằng một cơ chế pháp luật, một văn bản dưới luật để điều chỉnh đối với một nhóm sản phẩm mới xuất hiện, mà cần phải có một cơ chế pháp lý đồng bộ ở cấp cao - là quyết định của Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Còn đối với quan điểm cần có cơ chế pháp lý đối với sản phẩm này, cấm hay áp dụng luật để giải quyết phụ thuộc vào một số cơ sở như:

Thứ nhất, chúng ta thấy có cần thiết đến mức phải cho các cái sản phẩm này vào sử dụng tại Việt Nam khi mà tác hại cũng như là cái nguy cơ sức khỏe và đặc biệt là làm tăng tỷ lệ tiêu thụ ở thanh, thiếu niên và trẻ em hay không?

MC: Thưa bà Trang, bà có thể chia sẻ rõ hơn về việc, nếu cho phép các sản phẩm này thì các vấn đề pháp lý nào cần phải giải quyết? Hay nói cách khác là cần lưu tâm đến các vấn đề pháp lý nào liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam?

Thứ hai, nó có phù hợp với nguyên tắc của luật hay không? Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có các quy định về giảm cung và giảm cầu và chúng ta đang nỗ lực phòng, chống lại thuốc lá để giảm thì bây giờ chúng ta cho thêm một lựa chọn, một cái sản phẩm mới, có nên không? Có đi ngược lại cái nguyên tắc là giảm cung, giảm cầu của luật không?

Chúng ta phải nghiên cứu và nghiên cứu cả những đánh giá tác động về mặt xã hội, về mặt sức khỏe, về mặt kinh tế.

Thuốc lá điện tử có khoảng 18.000 hương vị hóa chất mà ta không thể kiểm nghiệm được. Hiện nay, chúng ta cũng chưa biết đưa chỉ tiêu nào về quản lý để mà xây dựng quy chuẩn.

Một điểm nữa, chúng ta phải đặt lên bàn cân về khía cạnh kinh tế là khi đưa sản phẩm này vào, phải đánh thuế ở mức nào? Cùng với đó là tác hại và hệ lụy về mặt xã hội khi thời gian vừa qua, trẻ em cũng bị ngộ độc bởi thuốc lá điện tử.

Ít nhất dưới khía cạnh sức khỏe, chúng ta thấy là cần phải ưu tiên. Trong khi nỗ lực phòng, chống lại thuốc lá thông thường chúng ta chưa đạt được. Trong 10 năm vừa qua, chúng ta mới giảm được khoảng 5% thì thuốc lá điện tử đã làm tăng lên 3,6%.

Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế của Bộ Y tế còn cho thấy, tại hai thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử đã lên tới 8,3%. Đấy là con số đáng báo động, chính vì thế, chúng tôi nghĩ, vấn đề liên quan đến pháp lý về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cần phải xác định một cách rõ ràng trên cơ sở xem xét kỹ các khía cạnh.

MC: Thưa ông Nguyễn Tuấn Lâm, kinh nghiệm các nước về quản lý các sản phẩm thuốc lá mới? Khuyến cáo của WHO đối với Việt Nam về vấn đề này như thế nào?

Ths. Bs Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới

Các sản phẩm thuốc lá mới có thể dùng nicotine tổng hợp ngoài chiết xuất từ thuốc lá, tạo nên rất nhiều thách thức. Ví dụ nước Anh mọi sản phẩm thuốc lá của họ đều có chiết xuất từ lá thuốc. Nicotine chiết xuất từ lá thuốc trong luật là không được quảng cáo. Các công ty thuốc lá phải nói tránh đi là nicotine trong sản phẩm của họ làm từ thân và rễ của cây thuốc và nicotine tổng hợp và họ có quyền được quảng cáo. 

Trong Luật của Anh cũng không cấm các thiết bị điện tử, khi một người giới thiệu được khách hàng mua thiết bị điện tử họ được cho 50 USD. Các công ty này cũng quảng cáo thiết bị điện tử chứ không phải quảng cáo thuốc lá, nên có rất nhiều thách thức về quản lý.  

MC: Thưa ông Nguyễn Tuấn Lâm, kinh nghiệm các nước về quản lý các sản phẩm thuốc lá mới? Khuyến cáo của WHO đối với Việt Nam về vấn đề này như thế nào?

Vấn đề thuế, một số người nói cho phép để nó khỏi thất thu. Thực ra nó sẽ thất thu vì thuế chỉ đánh vào được một phần rất nhỏ, nicotine là hoá chất và thuế nhập khẩu rất thấp, các thiết bị điện tử thuế cũng rất thấp.

Xét tổng quát, Tổ chức Y tế Thế giới đã yêu cầu các quốc gia đánh giá báo cáo 2 năm một lần, tới kỳ 2021 đã có 32 quốc gia cấm thuốc lá điện tử, 79 quốc gia có quy định khác nhau trong đó có các quốc gia quản lý như dược phẩm. Các quốc gia quản lý như dược phẩm thì việc đảm bảo đăng ký quy định dược phẩm cũng không thực hiện được. Tại Đông Nam Á có 5 quốc gia cấm các loại thuốc lá mới này. Đây là cách tiếp cận họ chọn phương án ít tốn kém, dễ thực hiện nhất.

Việc nói quản lý không hiệu quả, lý luận cho các nhà sản xuất vào làm các sản phẩm một cách chính thống để bớt độc hại, dễ kiểm soát. Tôi cho rằng lý luận này không hợp lý. 

Hiện nay các sản phẩm trên thị trường chưa được nhà nước cho phép thì có thể ngăn chặn và tịch thu toàn bộ, ngăn chặn qua biên giới. Khi đã được cho phép lưu hành và có sản phẩm chính thống rồi thì các cơ quan chức năng sẽ vô cùng lúng túng khi phải đi xác định thật, giả. 

Khi sản phẩm nhập khẩu và đóng thuế thì các sản phẩm lậu với giá cả cạnh tranh hơn càng dễ dàng thâm nhập thị trường. 

WHO đã đưa ra khuyến cáo chung, các sản phẩm thuốc lá mới các quốc gia có thể cấm hoặc quản lý. Nếu quản lý phải đảm bảo ngăn ngừa sự sử dụng của thanh, thiếu niên, các đối tượng dễ tổn thương. Ngăn ngừa việc bắt đầu sử dụng, ngăn chặn ngay từ đầu sẽ hiệu quả hơn, đã để các em tiếp cận rồi chúng ta rất khó quản lý vì nó có tính gây nghiện. Theo cá nhân tôi thấy các quốc gia cam kết quản lý thuốc lá điện tử chỉ cho người lớn sử dụng, không cho trẻ em tiếp cận thì chưa quốc gia nào thành công.

MC: Thưa ông Nguyễn Nho Huy, đứng trước thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng trong học sinh, về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề xuất gì liên quan đến chính sách, thực thi để bảo vệ các em học sinh?

Ông Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai phòng, chống tác hại thuốc lá trong trường học. Thời điểm đó, chúng ta bàn về việc phòng, chống tác hại thuốc lá truyền thống, những quy chế, quy định đưa những quy định của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá đã được tích hợp trong các quy định của nhà trường cũng như là các quy chế, quy định về khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, sinh viên. 

Tuy nhiên, từ khi hiện tượng hút thuốc lá điện tử bắt đầu nở rộ trong giới trẻ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều công văn chỉ đạo, chúng tôi xác định thuốc lá điện tử là một loại thuốc lá mới, đối với các trường cũng đang còn rất bỡ ngỡ, cho nên Bộ đã có chỉ đạo định hướng và cũng đã có chỉ đạo điểm. Từ năm 2021-2022, Bộ đã hoàn thiện được tài liệu hướng dẫn giáo dục lồng ghép phòng, chống tác hại thuốc lá trong bài giảng môn học và hoạt động giáo dục.

MC: Thưa ông Nguyễn Nho Huy, đứng trước thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng trong học sinh, về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề xuất gì liên quan đến chính sách, thực thi để bảo vệ các em học sinh?

Cũng trong thời gian này, chúng tôi cũng đã hoàn thiện và đã chỉ đạo tuyên truyền cuốn tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng ngừa thuốc lá mới ở trong học sinh, sinh viên trong trường học sinh phổ thông.

Năm 2022 vừa qua, chúng tôi đã chỉ đạo điểm ở 6 tỉnh thành phố vừa tập huấn, vừa truyền thông thí điểm cho các Sở Giáo dục và Đào tạo, và đã có công văn chỉ đạo tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc về truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử ở trong các cơ sở giáo dục.

Đây là những hoạt động bước đầu tuyên truyền về mặt tác hại của thuốc lá điện tử kể cả về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần hay những vấn đề khác về kinh tế, về an ninh, trật tự an toàn xã hội... rất hữu hiệu ở trong trường học.

Để ngăn chặn thuốc lá điện tử, cần phải kiểm soát chặt chẽ được nguồn cung. Theo quy định của pháp luật thì sản phẩm thuốc lá mới, thuốc lá điện tử, thuốc lá nóng thì vẫn chưa được cho phép chính thức buôn bán sử dụng chính thức tại Việt Nam. Do vậy, chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ nguồn nhập lậu từ nước ngoài, để học sinh, sinh viên cũng như giới trẻ không thể dễ dàng mua thuốc lá điện tử như là thuốc lá truyền thống. Sẽ rất khó khăn nếu nhà trường gắng sức tuyên truyền về tác hại của thuốc lá nhưng các em lại có thể mua và sử dụng sản phẩm rất dễ dàng ở ngoài cổng trường.

Về lâu dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất với quan điểm của Bộ Y tế, đó là ủng hộ việc không vì mục đích kinh tế, không vì tất cả những mục đích khác mà cho phép sử dụng sản phẩm thuốc lá thế hệ mới ở tại Việt Nam. Bởi loại thuốc là này rất có nguy hại đến sức khỏe thể chất, tinh thần và các mặt khác của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với giới trẻ.

Hiện nay, giới trẻ tiếp xúc rất nhiều với thông tin về thuốc lá mới ở trên mạng xã hội, vì vậy, ngành thông tin truyền thông cũng cần phải quản lý chặt vấn đề này.

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo có phối hợp với Tổ chức nhịp cầu sức khỏe Canada thí điểm cuộc thi trên mạng xã hội về phòng ngừa thuốc lá điện tử trong học sinh, sinh viên. Một tín hiệu đáng mừng là các em học sinh, sinh viên cũng rất tích cực tham gia, cho thấy các em rất quan tâm tới môi trường mạng. Do vậy, khi chúng ta nỗ lực tuyên truyền về phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử ở môi trường mạng, thì những thông tin về quảng cáo cũng phải hết sức lưu ý để có biện pháp kỹ thuật xử lý phù hợp.

MC: Thưa ThS. BS Phan Thị Hải, theo bà, giải pháp cho tình trạng sử dụng thuốc lá mới ở nước ta nên như thế nào?

ThS.BS Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá:

Như các đại biểu đều thống nhất, các sản phẩm thuốc lá không hề mang lại lợi ích gì cho sức khỏe con người. Theo cá nhân tôi, loài người đã sai lầm khi chấp nhận sản phẩm này từ mấy chục năm trước, để bây giờ chúng ta lại tiếp tục vật lộn ngăn ngừa việc sử dụng thuốc lá truyền thống.

Thưa ThS. BS Phan Thị Hải, theo bà, giải pháp cho tình trạng sử dụng thuốc lá mới ở nước ta nên như thế nào?

Chúng ta cần nhận ra các tác hại trước mắt cũng như lâu dài của thuốc lá mới với sức khỏe con người, cũng như các nguy cơ tiềm ẩn bên cạnh các sản phẩm ma túy khác trong quá trình sử dụng thuốc lá mới. Tuy nó tác động tiêu cực đến kinh tế, nhưng xã hội lại đồng ý cho phép lưu hành một cách hợp pháp sản phẩm thuốc lá mới trên thị trường Việt Nam. Rồi mấy chục năm nữa, con cháu chúng ta sẽ tiếp tục vật lộn với hậu quả mà sản phẩm thuốc lá mới gây ra. 

Tôi hy vọng rằng, với những quan điểm như vậy, chúng ta không nên mắc sai lầm một lần nữa, không nên cho phép sản phẩm này tồn tại ở thị trường Việt Nam. Chúng ta phải quyết liệt, tìm mọi cách để ngăn ngừa sản phẩm thuốc lá mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

MC: Một vấn đề đặt ra hiện nay là có nên cho phép thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới ở nước ta hay không. Thưa bà Trần Thị Trang, quan điểm, định hướng đề xuất chính sách của Bộ Y tế đối với các sản phẩm này như thế nào?

Ths. Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế:

Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Y tế và Bộ Công thương phối hợp cho ý kiến về đề xuất thí điểm đối với sản phẩm thuốc lá mới, ngay sau đó, lãnh đạo Bộ cũng giao cho các đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế nghiên cứu về vấn đề này. Chúng tôi đang triển khai để nhận diện những vấn đề liên quan đến sản phẩm, đến tác hại của sản phẩm.

Kinh nghiệm quản lý của các quốc gia, bao gồm cả những quốc gia cho phép và những quốc gia cấm thuốc lá thế hệ mới là bối cảnh, tình hình, lý do tại sao cho phép, tại sao cấm và những hệ lụy của những quốc gia đã từng cho phép rồi.

MC: Một vấn đề đặt ra hiện nay là có nên cho phép thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới ở nước ta hay không. Thưa bà Trần Thị Trang, quan điểm, định hướng đề xuất chính sách của Bộ Y tế đối với các sản phẩm này như thế nào?

Bộ Y tế cũng đã nhiều lần có văn bản chính thức kiến nghị với Thủ tướng với quan điểm nhất quán là bảo vệ sức khỏe người dân. Chúng tôi mong muốn trước mắt khi chưa có đủ điều kiện thì chưa cho phép sản phẩm này được sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu vào Việt Nam. Để thực hiện tốt việc này, một là, phòng, chống buôn lậu và buôn bán kinh doanh bất hợp pháp cũng như quảng cáo, khuyến mại và tiếp thị bất hợp pháp các sản phẩm này ở trên thị trường, đặc biệt là trên môi trường mạng. Hai là, tăng cường truyền thông, giáo dục đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là gia đình, nhà trường và xã hội để chia sẻ và thấu hiểu về những hệ lụy khi sử dụng các loại thuốc lá này.

Nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới ở giới trẻ cao hơn nhiều so với những lứa tuổi khác. Về mặt kỹ thuật, rất khó kiểm soát được hàm lượng nicotine so với thuốc lá điếu và lại còn có thể pha chế được. Đặc biệt, nêú cho phép sửa dụng loại này, những nỗ lực về giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ thất bại. Bằng chứng là ở các quốc gia như là Mỹ chẳng hạn, chỉ từ năm 2017 đến 2019 đã tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong học sinh trung học phổ thông từ 11,5% lên 27,5%, tức là tăng lên 60 lần. Trong khi sau khi Mỹ ban hành lệnh cấm thì tỷ lệ chỉ giảm đi được khoảng 10%.

Nếu chúng ta cho phép thì tỷ lệ buôn lậu còn có nguy cơ gia tăng. Bởi vì khi sử dụng một cách là chính thống công khai thì sự trà trộn của các sản phẩm nhập lậu còn khó hơn rất là nhiều, đặc biệt là rất là khó phát hiện bằng cách là cảnh báo. Trong khi nếu như chúng ta cấm hoặc chưa cho phép thì đầu tư của chúng ta vào năng lực quản lý nó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

MC: Một vấn đề đặt ra hiện nay là có nên cho phép thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới ở nước ta hay không? Thưa ông Lê Hoàng Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Lê Hoàng Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách

Với thuốc lá mới, chúng ta còn chưa định danh. Điều này rất khó cho các cơ quan thực thi. Do đó, việc quản lý thuốc lá thế hệ mới thì hệ thống pháp luật của chúng ta còn nhiều điểm cần hoàn thiện. Tuy nhiên, định hướng xây dựng Luật của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XV không có luật này.

Bộ Y tế là cơ quan chủ trì được Chính phủ giao cần sớm phối hợp cũng Bộ Khoa học và Công nghệ để đánh giá thực trạng và những vấn đề bất cập của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Tôi đề nghị cần đánh giá về vấn đề này trong khóa XV, nếu để đến Khóa XVI mới đánh giá lại thì tổn thất sẽ rất lớn.

MC: Một vấn đề đặt ra hiện nay là có nên cho phép thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới ở nước ta hay không? Thưa ông Lê Hoàng Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này cần quan tâm khâu tổ chức thực hiện. Theo đó, chúng ta phải tổ chức thực hiện tốt các quy định pháp luật hiện hành. Tôi cũng cho rằng việc thực hiện phải liên tục, lâu dài, bền bỉ và bài bản chứ không chỉ làm "nóng" lên một vài tháng rồi để phong trào đi xuống. Tuyên truyền nếu như không tới có khi còn tác hại hơn là không tuyên truyền bởi sẽ gây sự tò mò. Bản thân những người lớn chưa nhận diện hết thì không thể đòi hỏi trẻ em nhận diện được đầy đủ. Do đó, chúng ta cần tuyên truyền tới các em một cách linh hoạt và thường xuyên, và hơn bao giờ hết, người lớn cần làm gương cho các em. 

MC: Tiếp theo xin mời ông Trương Xuân Cừ. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Trương Xuân Cừ, ĐBQH TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam

Để cấm nhập hay cho nhập các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới hay không, theo tôi, cần phải có khảo sát và tính toán rõ ràng. Hiện nay, chúng ta đang trong “thế giới phẳng” và có hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài thì các sản phẩm thuốc lá mới cũng sẽ xuất hiện khá phổ biến.

MC: Một vấn đề đặt ra hiện nay là có nên cho phép thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới ở nước ta hay không, thưa ông Trương Xuân Cừ?
ĐBQH TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam Trương Xuân Cừ chia sẻ tại tọa đàm

Tôi không khuyến khích việc cho nhập các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới. Tôi cho rằng, việc quản lý buôn, bán các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới sẽ rất khó khăn. Do đó, bên cạnh việc kiểm soát việc nhập, buôn bán các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới, chúng ta hãy nâng cao việc tuyên truyền tác hại của thuốc lá, và thuốc lá điện tử cho giới trẻ để họ nhận thức và tự giác không sử dụng.

MC: Thưa ông Tạ Văn Hạ, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục:

Ở đây chúng ta đang bàn về vấn đề pháp lý. Cần khẳng định, thuốc lá điện tử là một sản phẩm mới, và vì là sản phẩm mới nên chưa được định danh trong danh mục những mặt hàng cấm. Trong khi Hiến pháp đã qui định rõ: Người dân có quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm.

Vậy, chúng ta nhìn nhận sản phẩm mới như thuốc lá điện tử như thế nào? Chúng ta cần một bộ thông tin chính xác về mặt khoa học với sự khẳng định về nguyên liệu, nguồn gốc, cách thức sử dụng… và đây là thuốc lá. Trước tác hại của thuốc lá điện tử (theo khuyến cáo của WHO) thì chúng ta cấm luôn hay cho phép nhập nhập thí điểm?

Thưa ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

Theo tôi, các cơ quan tham mưu của Chính phủ cần rà soát lại hệ thống pháp luật, thể chế để xem pháp luật đang qui định những gì liên quan đến thuốc lá để thực hiện cho nghiêm.

Luật đang quy định là cấm hoàn toàn quảng cáo, tiếp thị thuốc lá trực tiếp đến người dùng. Tuy nhiên, ở các nhà hàng, quán cafe không khó để bắt gặp các PG trực tiếp mời chào thuốc lá công khai. Vậy, chúng ta xử lý những trường hợp này như thế nào? Hay trên mạng xã hội, rất dễ dàng để có một số điện thoại liên lạc mua thuốc lá điện tử không hạn chế số lượng, không hạn chế mùi, loại…

Thậm chí, câu chuyện hạn chế hay ngừng nhập khẩu thuốc lá điện tử cũng cần được bàn kỹ lưỡng. Luật Ngoại thương đã quy định: Cơ quan chức năng có quyền dừng hoặc từ chối nhập khẩu những loại sản phẩm có nguy hại đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Việt. Vấn đề này hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của Chính phủ, của cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp chưa làm rõ được hoàn toàn tác hại của thuốc lá điện tử.

Về lâu dài, chúng ta cần sửa luật, mà ở đây là Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá vốn được xây dựng từ 2012. Vấn đề đã cấp bách rồi, nhất là trong bối cảnh liên quan đến giống nòi, thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta.

Về mặt kỹ thuật, chúng ta cấm, không cấm hay tạm dừng nhập khẩu… phải rõ ràng, nhất là thông lệ quốc tế, các thỏa thuận hợp tác quốc tế mà chúng ta đã ký và đang là thành viên uy tín, tích cực.

Bộ Y tế cũng phải nghiên cứu, đánh giá được nguy hại của thuốc lá điện tử như thế nào? Đánh giá tác động của thuốc lá điện tử đến người sử dụng trực tiếp, đến môi trường, cộng đồng, đến kinh tế xã hội… hay kinh nghiệm quốc tế ra sao? Tất cả cần được cân nhắc một cách cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định đối với loại hàng hoá đặc thù như thuốc lá điện tử.

MC: Kính thưa quý vị đại biểu!

Trong gần 2 giờ trao đổi, các ý kiến tại tọa đàm đã làm rõ tác hại của thuốc lá nói chung và các sản phẩm thuốc lá mới nói riêng. 

Đã có nhiều đề xuất, kiến nghị đưa ra nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý đối với các sản phẩm thuốc lá mới trong tọa đàm hôm nay.

MC: Kính thưa quý vị đại biểu!Trong gần 2 giờ trao đổi, các ý kiến tại tọa đàm đã làm rõ tác hại của thuốc lá nói chung và các sản phẩm thuốc lá mới nói riêng. 

Đặc biệt, các đại biểu nhấn mạnh nếu cho phép sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam sẽ làm gia tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá trở lại, gây khó khăn cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và nỗ lực của công tác cai nghiện thuốc lá. Chúng ta sẽ phải nỗ lực hơn, tốn kém nhân lực và tài chính hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giải quyết những gánh nặng bệnh tật và tử vong do thuốc lá cũng như các hệ lụy về xã hội, kinh tế, môi trường.

Các đề xuất, kiến nghị này chắc chắn sẽ là thông tin hữu ích đối với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cũng như với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. 

Một lần nữa, cám ơn các vị đại biểu đã tham dự chương trình tọa đàm. Xin hẹn gặp lại!

Đời sống

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Bảo đảm cung ứng thuốc an toàn, chất lượng với giá hợp lý

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng, chống đại dịch và các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ, góp phần bảo đảm cung ứng đủ thuốc khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân. Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ quy trình, thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm chất lượng thuốc.

 “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam
Đời sống

“Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam

Sáng 19.12, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) và Nền tảng thiện nguyện của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam. Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Thiếu tướng, TS Đỗ Hồng Lâm chủ trì buổi lễ.

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Đời sống

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, chương trình nghệ thuật lễ khai mạc triển lãm có chủ đề "Việt Nam - Hòa bình, hợp tác, cùng phát triển" với sự tham gia của hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh với khán giả. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Xã hội

Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng 18.12 tại thành phố Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 khu vực phía Bắc.

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xã hội

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, "mục tiêu chiến lược của Viettel trong việc nghiên cứu sản xuất công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm lưỡng dụng, hiện đại thông minh hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, uy lực hơn. Các sản phẩm quân sự công nghệ cao của Viettel sẽ phù hợp với điều kiện môi trường, phương thức tác chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế". 

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 18.12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức buổi Lễ trao quà tài trợ xây dựng nhà tình thương, nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn Anh; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Tuấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên Tập đoàn, gồm: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam và Công ty Cổ phần Bột giặt Lix tham dự buổi lễ.

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế
Xã hội

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế

Việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực y tế đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.

Tìm cơ chế thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Đời sống

Tìm cơ chế thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhằm huy động được các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung và đầu tư cho xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các khu chức năng, ngày 17.12, (Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.