Tỉnh uỷ Bình Thuận chỉ đạo xử lý nghiêm, "không có vùng cấm" đối với vi phạm trong khai thác khoáng sản

Tỉnh ủy Bình Thuận vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị liên quan quyết liệt xử lý các điểm nóng về khai thác khoáng sản trái phép, xử lý nghiêm trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương có liên quan để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài.

Tàu hút cát trái phép được lực lượng chức năng huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận thu giữ
Tàu hút cát trái phép được lực lượng chức năng huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận thu giữ

Ngày 4.6, Tỉnh uỷ Bình Thuận đã ban hành Công văn số 1039-CV/TU gửi các cơ quan liên quan về tăng cường công tác quản lý và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn.

Theo công văn, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng phối hợp triển khai nhiều biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực khoáng sản đạt được một số kết quả tích cực bước đầu, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân.

Thời gian tới, dự báo nhu cầu vật liệu phục vụ thi công, xây dựng các công trình, dự án trong và ngoài tỉnh ngày càng tăng, tình hình khai thác, vận chuyển, tiêu thụ trái phép khoáng sản là vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường sẽ diễn ra phức tạp.

Để giải quyết và kiểm soát hiệu quả tình hình, không để tạo thành các điểm nóng cần có sự vào cuộc cương quyết, kịp thời của cả hệ thống chính trị, của các cơ quan tư pháp, nhất là vai trò của các cấp ủy đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, chủ động phòng ngừa, quyết liệt đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.

Lực lượng chức năng huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận kiểm tra, xử lý tàu hút cát trái phép
Lực lượng chức năng huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận kiểm tra, xử lý tàu hút cát trái phép

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý chặt chẽ tình hình khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trên địa bàn; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, trong đó có việc lợi dụng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để khai thác khoáng sản trái phép.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, phê bình và kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là khoáng sản làm VLXD thông thường.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an tỉnh và các ngành chức năng, chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ khoáng sản, trong đó có khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý các điểm nóng về khai thác khoáng sản và xử lý nghiêm trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương có liên quan để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích theo quy định.

Công an tỉnh Bình Thuận tiến hành kiểm tra tàu hút cát trái phép
Công an tỉnh Bình Thuận tiến hành kiểm tra tàu hút cát trái phép

Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động khai thác, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ khoáng sản trái phép.

Cục Quản lý thị trường Bình Thuận tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động mua bán, tiêu thụ khoáng sản trái phép không có hóa đơn chứng từ theo đúng quy định. Đồng thời, cử cán bộ phối hợp chặt chẽ các đoàn của tỉnh để kiểm tra theo kế hoạch định kỳ và đột xuất.

Sở Giao thông Vận tải phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện các giải pháp quản lý, ngăn chặn các hành vi vận chuyển đất, cát trái phép, không có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp trên các tuyến đường, tuyến sông, nhất là vi phạm về chở quá khổ, quá tải, làm rơi vãi đá, đất, cát, sỏi... ảnh hưởng các công trình giao thông, công trình đê điều và các trường hợp khai thác vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thủy, đường bộ.

Các địa phương tiến hành xử lý nghiêm minh, tận gốc các hành vi khai thác, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ khoáng sản trái phép và các hành vi vi phạm khác có liên quan với tinh thần kiên quyết đấu tranh “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, không để các vấn đề liên quan đến đất đai, khoáng sản gây bức xúc trong Nhân dân.

Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên để xử lý theo quy định; kịp thời thay thế, điều chuyển, kiện toàn cán bộ công tác trên lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn của địa phương, đơn vị.

Địa phương

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.