Nhắc đến tiểu thuyết lịch sử, nhiều người nghĩ đến đây là tác phẩm sẽ viết về đề tài lịch sử nào cụ thể nào đó với một hình tượng nào cụ thể trong bối cách mốc lịch sử có thật của một quốc gia. Tuy nhiên đấy chỉ là một cách viết của tiểu thuyết lịch sử. Chúng ta có nhiều cách để viết tiểu thuyết lịch sử như Tiểu thuyết hoàn toàn gồm các nhân vật lịch sử; Tiểu thuyết gồm những nhân vật lịch sử trộn lẫn những nhân vật hoàn toàn hư cấu; Tiểu thuyết chỉ có những nhân vật hư cấu nằm trong một bối cảnh lịch sử nhất định.
Nhưng để có những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử hay và có chất lượng, thì người viết phải chuẩn bị kỹ về mặt tư liệu liên sự kiện hoặc câu chuyện mình sẽ viết. Cần phải năm vững những tư liệu như “chính trị, kinh tế, xã hội đến văn học, văn hóa…” nhà văn người Đan Mạch ông Sally Altshuler cho biết. Ông còn dẫn chứng rằng trong một cuốn sách ông có viết về quân đội Nga. Thông qua những hiểu biết của nhiều người bạn của ông về hiểu biết như làm thế nào có thể vào được quân đội Sa Hoàng của Nga, mất bao nhiêu năm để mới chính thức vào được, các cuộc chiến đấu của quân đội này đã diễn ra ở đâu và có những tình tiết nào đã diễn ra trong lịch sử…Tư liệu càng phong phú thì người viết càng dễ đắm mình vào vấn đề và không khí của thời đại ấy.
![]() | |
Nhà văn Sally Altschuler | Ảnh: Thanh Bình |
Sally Altschuler là một trong những nhà văn có nhiều tác phẩm được đánh giá cao tại Châu Âu. Ông đang sở hữu hơn 40 tác phẩm đã được xuất bản. Trong đó có hai tác phẩm tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng “Thiên thần ở phái sau tai” và “Cụ tôi là người Nga và đeo tóc lọn”, đây là những cuốn sách được đón đọc tại Châu Âu. Hai cuốn sách đều được viết dựa trên lịch sử của gia đình gốc Do Thái của chính tác giả. |
Là một trong những người thành công viết về tiểu thuyết lịch sử của thế giới, bà Nanna Gyldenkaerne chỉ ra nếu viết cuốn tiểu thuyết lịch sử chi tiết nhất thì nhà văn phải trang bị kiến thức đồ sộ. Có thể so sánh rằng khi viết một mét thì nhà văn phải sở hữu kiến thức lịch sử 1 kilomet. Việc so sánh này không phải là ngoa khi mà những tác phẩm sẽ được công chúng đón đọc và đưa ra bình luận. Sẽ có rất nhiều người đã từng trải qua thời kỳ đó, hoặc đã được nhiều thế hệ đi trước kể lại. Họ sẽ so sánh kiến thức của họ và phát hiện ra tình tiết sai trong lịch sử. Khi đó, nhà văn sẽ đáng trách và xấu hổ về tác phẩm mình.
Nói về nhân vật hay tình tiết của câu chuyện thì nhà văn có thể hư cấu nhưng không gây ảnh hưởng thay đổi nội dung về những câu chuyện lịch sử. Khi hư cấu người viết vận dụng toàn bộ văn hóa tinh thần của mình, toàn bộ kinh nghiệm sống của mình. Đó là sự tổng hợp, sự hòa trộn nhuần nhuyễn giữa thực và hư, giữa lịch sử và hiện tại, giữa tri thức và cảm thức. Những tình tiết của câu chuyện phải đem lại suy nghĩ sâu xa tới người đọc. Có thể là một chiếc áo cũ kỹ đối với người bình thường sẽ không có gì đặc biệt, nhưng nếu tại một trại trẻ mồ côi thì chiếc áo trở nên là niềm khát khao của bao đứa trẻ đó. Đây là điều có thể giải thích được khi chi tiết đó sẽ tạo ra niềm tin trong tiểu thuyết.
Về mặt thời gian xảy ra câu chuyện. Tiểu thuyết thì nhất thiết phải viết về những con người và sự kiện xa xưa. “Có thể có, có thể không” nhà văn Nanna Gyldenkaeme trả lời như vậy. Người viết tiểu thuyết lịch sử nếu viết về thời kỳ khác thì họ có thể lấy cái quá khứ chưa xa ấy làm bối cảnh cho tiểu thuyết của mình. Chỉ miễn là người viết ấy có sự nghiên cứu tỉ mỉ và nghiêm túc, đồng thời có một trí tưởng tượng phong phú.
Để có thể tạo ra nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử, nhà văn có thể dựa vào những câu chuyện thu góp được qua cuộc đời nhà văn. Không phải câu chuyện thời kỳ hiện tại mà các câu chuyện qua những lời kể của người thân trong gia đình. Nhà văn Sally xuất thân từ gia đình người Do Thái, vì vậy nhiều câu chuyện về gia đình đã được truyền lại cho nhà văn từ hồi nhỏ. Ông chia sẻ thêm rằng từ bé, ông hay được bà của ông kể lại về sự truyền thống người Do Thái ra sao và họ sống ở Đan Mạch như thế nào khi chỉ là một phần cộng đồng thiểu số ở Đan Mạch. Thậm chí ông đã dành mỗi ngày tới 10- 12 tiếng để chi ngồi nghe câu chuyện của bác của ông mặc dù nhiều câu chuyện được kể đi kể lại rất nhiều lần đến nỗi ông thuộc lòng nhưng nó vẫn đủ sức hấp dẫn mãnh liệt như chưa từng được nghe.
![]() | |
Nhà văn Nanna Gyldenkaerne là | Ảnh: Thanh Bình |
Nhà văn Nanna Gyldenkaerne là nhà văn nổi tiếng ở Đan Mạch. Bà đã có nhiều tác phẩm viết dành cho thanh thiếu niên. Trong đó cuốn tiểu thuyết lịch sử Mười sáu chị em gái là cuốn sách nổi tiếng của bà. Cuốn sách kể về một trại trẻ mồ côi ở Đan Mạch vòa những năm 20 thế kỷ trước. |
Bất cứ cuốn tiểu thuyết lịch sử nào cũng đều có ánh xạ của đời sống hiện tại. Tiểu thuyết do một người hiện tại viết, cho những người hiện tại đọc. Vậy những vấn đề cuốn sách đặt ra không chỉ cần đúng với lịch sử mà còn phải là những vấn đề được người hiện tại quan tâm. Muốn tác động tới tâm hồn bạn đọc, người viết phải mang những xúc động của mình vào trang sách. Nhà văn Nanna Gyldenkaeme cho biết để cho tác phẩm có thể đón nhận từ người độc giả thì phải dùng từ ngữ phi thời gian với mục đích có thể tiếp cận những người đọc hiện đại dễ dàng hơn. Sau khi tác phẩm tiểu thuyết lịch sử hoàn thành, tùy theo cách đọc sẽ được nhận theo mỗi chiều hướng khác nhau.