Chờ đón sân khấu trở lại thời hoàng kim

Các đơn vị nghệ thuật gần đây chú trọng nhiều hơn trong quy trình lựa chọn, dàn dựng tác phẩm, đặt chất lượng lên hàng đầu, cho thấy dấu hiệu sân khấu phát triển trở lại như từng có trong lịch sử.

Những dấu hiệu vui

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa chia sẻ, năm 2024 ông xuất bản cuốn sách Sự trở lại của sân khấu (Nhà xuất bản Sân khấu), phản ánh sự bứt phá, vươn mình của các đơn vị sân khấu trong cả nước. Cuốn sách cũng trình bày quy luật về sự phát triển của sân khấu sau một thời gian xuống dốc.

Một vở diễn của Nhà hát Cải lương Việt Nam được xây dựng theo xu hướng ca nhạc, kịch, cải lương. Ảnh: Thúy Hiền
Một vở diễn của Nhà hát Cải lương Việt Nam được xây dựng theo xu hướng ca nhạc, kịch, cải lương. Ảnh: Thúy Hiền

Từ những năm đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, sân khấu có sự chuyển biến tích cực, chú ý nhiều hơn đến nhu cầu của khán giả, trước hết ở khối nhà hát nghệ thuật công lập. Nếu trước kia, chỉ có Nhà hát Tuổi Trẻ sáng đèn thường xuyên, thì nay Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam… hoạt động tích cực hơn.

"Nhìn lại thời gian 10 năm trước, nhiều vở diễn của các nhà hát công lập sau khi diễn vài buổi lại đem cất kho, thì nay tình trạng này đã hạn chế rất nhiều”, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa nhận định.

Đáng mừng hơn là sự phát triển của sân khấu ngoài công lập. Trong đó, Sân khấu Lệ Ngọc dàn dựng nhiều vở diễn chất lượng, như Lá đơn thứ 72 cán mốc hơn 200 suất diễn, mỗi suất 500 - 600 vé, trong gần 3 năm; Dế Mèn, Chí Phèo - Thị Nở liên tục cháy vé... Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu, NSND Trịnh Thúy Mùi nhận xét: "Sân khấu Lệ Ngọc làm được điều mà không nhiều sân khấu làm được. Đó là đêm diễn nào cũng chật kín khán phòng. Đây là điều nhiều nhà hát cần học tập về sự năng động, cập nhật và nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khán giả. Riêng NSND Lệ Ngọc mỗi năm có thể dựng được 5 - 6 tác phẩm".

Theo các nhà chuyên môn, Sân khấu Lệ Ngọc trở thành hiện tượng hiếm có của sân khấu ngoài công lập phía Bắc, góp phần kích thích sự phát triển trở lại của sân khấu phía Nam. Thời điểm ngay sau dịch Covid-19, tại TP. Hồ Chí Minh chỉ có Sân khấu kịch Idecaf, Sân khấu Nhỏ 5B Võ Văn Tần… hoạt động cầm chừng, song gần đây, đã có sự trở lại của vài chục tụ điểm, đơn vị nghệ thuật, dàn dựng nhiều chương trình, vở diễn mới, tái dựng tác phẩm kinh điển...

Sự phát triển mạnh mẽ của sân khấu ngoài công lập đã kích thích sân khấu công lập từng bước thay đổi phương thức biểu diễn.

Mong muốn được sáng tạo và cống hiến

Nói về sự sôi động của sân khấu thời gian qua, nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, dẫn chứng, đã có nhiều liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp được tổ chức như: Liên hoan các tác phẩm sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên nhi đồng, Liên hoan Kịch nói toàn quốc, Liên hoan Cải lương toàn quốc, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng, Liên hoan Sân khấu kịch TP. Hồ Chí Minh… Các đơn vị nghệ thuật, trong đó có đội ngũ nghệ sĩ, đều mong muốn được sáng tạo và cống hiến, đưa nghệ thuật sân khấu đến gần hơn với công chúng.

Sân khấu Lệ Ngọc trở thành hiện tượng hiếm có của sân khấu ngoài công lập phía Bắc

Sân khấu Lệ Ngọc trở thành hiện tượng hiếm có của sân khấu ngoài công lập phía Bắc

“Các đơn vị nghệ thuật chú trọng đầu tư về mọi mặt trong quy trình lựa chọn, dàn dựng tác phẩm, đặt chất lượng nghệ thuật lên trên tất cả. Họ xác định rõ đối tượng hưởng thụ là khán giả, yếu tố quyết định sự thành - bại và phát triển của đơn vị và nghệ sĩ. Điều này đã làm cho sân khấu không còn những vở diễn khai thác chuyện tình tay ba, chuyện ma mị kinh dị, chuyện cười rẻ tiền, cảnh nóng, cướp, giết rùng rợn. Cốt truyện dạng giải trí đơn thuần cũng vắng bóng, nhường chỗ cho kịch chính luận, tâm lý xã hội, kịch luận đề, các câu chuyện về lịch sử, danh nhân, dân gian… nhằm chuyển tải tới người xem các giá trị chân, thiện, mỹ”, TS. Nguyễn Đăng Chương nhận xét.

Đơn cử, Nhà hát Cải lương Việt Nam gần đây chú trọng đầu tư các vở diễn ngợi ca con người và hào khí đất Thăng Long - Hà Nội, khơi gợi tinh thần nhân văn cao quý, mang lại cho khán giả nhiều cảm xúc, như: Bất tử với Thăng Long, Sao khuê lấp lánh, Trọn đời trung hiếu với Thăng LongKêu cứu... Vở diễn Cành khế ngọt bắt đầu phục vụ công chúng trong năm nay với định hướng và phong cách nghệ thuật mới, nhằm quảng bá những nét hay, nét đẹp của nghệ thuật cải lương Việt Nam, phục vụ công chúng Thủ đô và khách quốc tế đến với phố cổ Hà Nội.

NSƯT Trần Quang Khải, Trưởng đoàn Cải lương thể nghiệm, Nhà hát Cải lương Việt Nam, cho biết, không chỉ anh, nhiều nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống luôn mong muốn được sáng tạo, cống hiến cho khán giả những sản phẩm nghệ thuật đúng như vị thế, vai trò vốn có.

Chất lượng tác phẩm của các đơn vị sân khấu xã hội hóa cũng đã có sự bứt tốc, thay đổi toàn diện về lượng và chất. Họ đã nhạy bén hơn trong đánh giá nhu cầu thị trường, tìm hướng đi mới trong lựa chọn kịch bản nhằm hài hòa giữa nhu cầu nhận thức và nhu cầu giải trí của khán giả. Sân khấu LucTeam phía Bắc mặc dù hoạt động không thường xuyên, song được đánh giá có phong cách nghệ thuật tốt, chất lượng vở diễn đạt chất lượng cao, thu hút lượng khán giả của riêng mình. Phía Nam có Sân khấu Thiên Đăng do NSƯT Thành Lộc sáng lập, hoạt động với tôn chỉ nghệ thuật phụng sự khán giả, mang đến những vở diễn cân bằng giữa nghệ thuật và giải trí.

Sự chuyển mình của các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập đã tạo ra những sản phẩm có giá trị về tư tưởng, nội dung, nghệ thuật và cả giá trị kinh tế để có nguồn lực tái đầu tư sáng tạo. Các đơn vị nghệ thuật công lập theo đó cũng nghiên cứu, học tập, dần tự chủ để thoát khỏi tình trạng hoạt động cầm chừng.

“Sân khấu đang từng bước phát triển, lấy lại chỗ đứng theo quy luật từng diễn ra những năm 1980, 1990. Chúng ta chờ đón thời hoàng kim của sân khấu, vào khoảng những năm 30, 40 của thế kỷ này. Sân khấu sẽ trở lại vị trí xứng đáng từng có trong sự cạnh tranh của nhiều bộ môn nghe nhìn khác”, TS. Nguyễn Đăng Chương kỳ vọng.

Văn hóa - Thể thao

Thúc đẩy hợp tác xuất bản Việt Nam - Cuba
Văn hóa

Thúc đẩy hợp tác xuất bản Việt Nam - Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành, Hội Nhà văn Việt Nam và nhà xuất bản Kim Đồng vừa có cuộc trao đổi nhằm đưa ra các sáng kiến trong lĩnh vực hợp tác xuất bản, thúc đẩy tình đoàn kết, hòa bình, hội nhập, quan hệ tốt đẹp và các giá trị văn hóa chân chính của cả hai quốc gia.

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3
Văn hóa - Thể thao

Nguyễn Đình Khánh - người đặt nền móng cho nhiếp ảnh Việt Nam

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3 tôn vinh công lao to lớn, toàn diện của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký) đối với nhiếp ảnh Việt Nam. Ông là một thợ ảnh tài hoa, doanh nhân thành đạt, người có tấm lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần dân tộc cao cả.

Văn hóa - Thể thao

Xúc tiến, quảng bá bài bản về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Theo PGS.TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), du lịch nông nghiệp, nông thôn có nhiều tiềm năng phát triển, song việc truyền thông, quảng bá hiện nay vẫn tập trung vào du lịch biển đảo, văn hóa, đô thị và sinh thái. Để khai thác tốt tiềm năng của du lịch nông nghiệp, nông thôn, cần có chiến lược xúc tiến, truyền thông quảng bá bài bản đến du khách trong và ngoài nước.

Ký ức sân ga và những chuyến tàu
Văn hóa

Ký ức sân ga và những chuyến tàu

Chương trình Thời gian ơi! Kể chuyện (21h30 ngày 16.3 trên kênh VTV3) với chủ đề "Sân ga và những chuyến tàu" sẽ mang đến cho khán giả một hành trình đầy cảm xúc qua ký ức.

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Văn hóa - Thể thao

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngày 14.3, tại TP. Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam năm 2025.

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư
Văn hóa - Thể thao

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư

Từ thiết chế nhà văn hóa tại tổ, bản, xã, thị trấn, một số địa phương đã xây dựng thành không gian học tập, sinh hoạt văn hóa với nhiều hoạt động phong phú, phục vụ người dân đa dạng lứa tuổi. Các mô hình này đã bước đầu góp phần hình thành xã hội học tập ngay tại khu dân cư.

Bài cuối: Không là bản sao của quá khứ
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Không là bản sao của quá khứ

Để gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống, cần tầm nhìn dài hạn, kết hợp giữa bảo tồn giá trị xưa và ứng dụng công nghệ hiện đại. Điều này không chỉ giúp nghệ thuật truyền thống thích ứng với thời đại, mà còn tạo ra hệ sinh thái nghệ thuật đa dạng, bền vững, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Du hành vào vườn thơ Đức
Văn hóa - Thể thao

Du hành vào vườn thơ Đức

Ngày 15.3, tại Nam Thi House, 152 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình giao lưu và ra mắt sách "Nước Đức - Cổ tích mùa đông" với chủ đề "Một chuyến du hành vào vườn thơ Đức".

Bài 1: Nỗ lực giữ lửa nghề, lan tỏa tinh hoa
Văn hóa

Bài 1: Nỗ lực giữ lửa nghề, lan tỏa tinh hoa

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, múa rối nước… vẫn âm thầm tỏa sáng, khẳng định sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng. Tuy nhiên, hành trình bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa này còn nhiều gian nan.

Xuất bản sách “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước” của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết
Văn hóa - Thể thao

Xuất bản sách “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước” của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết

Nhằm góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”, tuyển chọn hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 - 2010.