Tiếp tục lan tỏa giá trị khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Theo kế hoạch, Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc diễn ra từ ngày 12 - 22.9 (ngày 10 - 20.8 âm lịch) với nhiều nghi lễ truyền thống.

Lễ hội mở đầu bằng lễ dâng hương và tế Cáo yết ngày 12.9, kết thúc ngày 22.9 với lễ rước bộ, lễ tế và giỗ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Các hoạt động chính của lễ hội diễn ra tập trung từ ngày 18 - 22.9 (tức 16 - 20.8 âm lịch).

Thông qua kế hoạch tổ chức Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 -0
Lễ rước nước chùa Côn Sơn. Ảnh: Mạnh Minh - TTXVN

Năm nay, Ban tổ chức trưng bày cổ vật chuyên đề “Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương” vào ngày 19.9 gồm: trưng bày về di tích, danh thắng, danh nhân thời Trần; cổ vật tiêu biểu thời Trần và những phát hiện khảo cổ học thế kỷ XIII - XIV; trao giải Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch tỉnh Hải Dương năm 2024...

Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Lễ khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 sẽ diễn ra tối 18.9 với chương trình nghệ thuật đặc sắc kết hợp công nghệ hiện đại nhằm quảng bá, lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa giá trị di sản văn hóa nổi bật toàn cầu của khu di tích đang trong quá trình Hải Dương cùng Quảng Ninh, Bắc Giang làm hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO ghi danh Di sản thế giới.  

Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu lễ hội phải tuyên truyền, quảng bá, lan tỏa tốt hơn nữa hình ảnh của Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, xúc tiến du lịch, thương mại, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc thù địa phương.

Cơ quan chức năng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Đồng thời kiểm tra, xử lý nghiêm, không để xảy ra hiện tượng mê tín, dị đoan, chèo kéo, chèn ép khách; ngăn chặn tình trạng trộm cắp, cướp giật tài sản, lừa đảo trá hình trong khu vực lễ hội...

Văn hóa

Tín hiệu tích cực từ thị trường giải trí Việt Nam
Văn hóa

Tín hiệu tích cực từ thị trường giải trí Việt Nam

Cuối năm là thời điểm các giải thưởng về nghệ thuật, trong đó có lĩnh vực âm nhạc trở nên sôi động. Đặc biệt, năm 2024, thị trường âm nhạc Việt Nam ghi nhận sự bùng nổ của các chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc ăn khách, khiến “cuộc đua” bình chọn của người hâm mộ tại các giải thưởng âm nhạc cuối năm càng trở nên gay cấn.

Sức sống mới của ca trù Hà Nội
Văn hóa

Sức sống mới của ca trù Hà Nội

Sau 15 năm UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, tại Hà Nội, ca trù đã dần hồi sinh, vượt qua khó khăn để trở lại với đời sống tinh thần của người Việt.

Đưa di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn du khách
Văn hóa - Thể thao

Đưa di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn du khách

Chiều 27.12, Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khai mạc Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, Hà Nội.

Bài cuối: “Lực hấp dẫn” từ tâm
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: “Lực hấp dẫn” từ tâm

“Điều hạnh phúc nhất là không chỉ người dân xung quanh thiền viện mà các vùng lân cận, thậm chí các thành phố khác, các nước khác nghe giới thiệu cũng tìm đến Trúc Lâm; sự lan tỏa của ngôi chùa Việt Nam không còn bó hẹp ở Kandy nữa; đó là dấu hiệu rất vui, dù mới thành lập hơn 4 năm” - Đại đức THÍCH PHÁP QUANG, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm chia sẻ.

Sớm lập bảo tàng về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Văn hóa - Thể thao

Sớm lập bảo tàng về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 26.12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức Hội thảo Khoa học “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”. Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, cần sớm lập bảo tàng xứng đáng với tầm vóc và cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây sẽ là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.