Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Báo Đại biểu Nhân dân
Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.
Dự án được thực hiện bài bản theo quy chuẩn nhạc kịch chuyên nghiệp qua các khâu chuyển ngữ - chuyển thể kịch bản, sáng tác âm nhạc, tổ chức diễn đọc tại Hàn Quốc (do các nghệ sĩ Hàn Quốc trình diễn) và tại Việt Nam (do các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn).
"Giấc mơ của em" được chuyển thể từ kịch bản sân khấu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thanh - người đạt giải nhất ''Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam'' với chủ đề "Câu chuyện của Việt Nam chạm tới thế giới". Cuộc thi do Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp với Nhà hát SangsangMaru (Hàn Quốc) tổ chức với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai nước, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phát động trong năm 2023 - 2024.
Diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" phiên bản Hàn Quốc. Ảnh: NHTT
"Giấc mơ của em" kể về Linh - một cô bé nghèo sinh ra với cơ thể không được lành lặn như bạn bè đồng trang lứa, khiến cuộc sống của Linh như một hành trình không ngơi nghỉ với biết bao khó khăn, thiếu thốn và cô đơn. Nhưng Linh vẫn giữ trong mình một ngọn lửa mãnh liệt, đó là ước mơ sáng tạo ra công nghệ giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. Không lựa chọn từ bỏ, vượt qua bao khó khăn và xung đột, cuối cùng Linh đã thực hiện được ước mơ, chữa lành tâm hồn và xây dựng được vòng tròn tình bạn đáng quý, khẳng định sự trưởng thành của bản thân.
Không đơn thuần là câu chuyện cảm động về một cô bé có nhiều thiệt thòi, dám theo đuổi ước mơ, "Giấc mơ của em" khiến chúng ta phải nhìn lại. Trong thế giới hiện đại - nơi công nghệ phát triển nhanh chóng, nơi giá trị con người đôi khi bị lu mờ trước vật chất - thì chính ước mơ của Linh lại là tiếng nói mạnh mẽ nhất, nhắc nhớ về những giá trị căn bản của lòng nhân ái, sự sẻ chia, niềm tin vào những điều tốt đẹp.
Tại buổi diễn đọc vừa diễn ra ở thành phố Guri, khán giả Hàn Quốc đã được trải nghiệm trước thông điệp ý nghĩa và tầm nhìn nghệ thuật của "Giấc mơ của em" thông qua phần trình diễn mộc mạc mà sâu sắc. Với phần đọc thoại sống động và biểu diễn âm nhạc giàu cảm xúc của các diễn viên, khán giả cảm nhận được rõ nét tâm hồn và câu chuyện của từng nhân vật.
Diễn đọc là hình thức công diễn thử ban đầu của một vở nhạc kịch, nơi diễn viên diễn đọc kịch bản và trình bày các bài hát chủ đạo mà không cần sân khấu phức tạp hay ánh sáng cầu kỳ. Ảnh: NHTT
Đây là cơ hội quý báu để không chỉ ê-kíp sáng tạo và các chuyên gia, cũng như những khán giả lần đầu tiếp xúc với diễn đọc có thể hình dung hành trình mà "Giấc mơ của em" sẽ phát triển trên sân khấu chính thức trong tương lai tại Việt Nam.
Theo kế hoạch, buổi diễn đọc nhạc kịch “Giấc mơ của em” phiên bản Việt Nam do các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn sẽ diễn ra vào tháng 10. Vở diễn chính thức sẽ ra mắt trong năm 2026 và dự kiến tham dự các hoạt động trình diễn tại Hàn Quốc sau đó.
Sau thành công của các dự án nhạc kịch “Đứa con của yêu tinh” và “Zorba - Chú mèo thám tử”, “Giấc mơ của em” tiếp tục là dự án nhạc kịch dành cho thiếu nhi được Nhà hát Tuổi trẻ triển khai hợp tác sản xuất theo mô hình nhạc kịch gia đình hiện đại, với sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia Hàn Quốc; đồng thời là cơ hội để các nghệ sĩ trẻ Việt Nam học hỏi và trưởng thành trong môi trường nhạc kịch chuyên nghiệp.
Ký kết văn bản ghi nhớ hợp tác giữa Nhà hát Tuổi trẻ - Nhà hát SangsangMaru và Quỹ Văn hóa Guri
Bên cạnh khuôn khổ sự kiện, NSƯT. Nguyễn Sĩ Tiến - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ đã tham gia ký kết văn bản ghi nhớ nhằm thiết lập quan hệ hợp tác giữa Nhà hát Tuổi trẻ - Nhà hát SangsangMaru và Quỹ Văn hóa Guri (Guri Foundation). Sự kiện nhằm tạo nền tảng hợp tác giữa ba tổ chức nhằm đóng góp vào sự phát triển của các dự án văn hóa và nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực nhạc kịch dành cho trẻ em, gia đình và thanh thiếu nhi, tạo nền tảng cho các dự án nhạc kịch chung cũng như các sáng kiến giao lưu quốc tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Ba bên đã thống nhất phối hợp phát triển, chuyển giao công nghệ dàn dựng và biểu diễn nhạc kịch, từ khâu đào tạo, sản xuất đến quảng bá, nhằm tạo ra những tác phẩm chất lượng, hấp dẫn với khán giả Việt Nam. Trọng tâm hợp tác là thúc đẩy nghệ thuật nhạc kịch mang tính nghệ thuật, giáo dục và giải trí cao, hướng đến xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho trẻ em và gia đình Việt Nam.
Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.
Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.
Vườn Thiệu Phương, vườn Cơ Hạ và Phủ Nội Vụ (Đại nội Huế) sẽ mở cửa miễn phí phục vụ khách tham quan (bao gồm du khách trong nước và quốc tế) từ 18 - 21h30 hàng ngày, từ 26.4 - 1.5.
Trưng bày hình ảnh, tài liệu về "Lịch sử tỉnh Kiên Giang qua tài liệu lưu trữ" sẽ khai mạc sáng 28.4, tại Khu Chứng tích chiến tranh rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ Anh hùng liệt sĩ, Người có công huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
“Gặp tôi trong tương lai” kêu gọi sáng tác sách tranh thiếu nhi nhằm tạo nhiều nội dung phong phú về quyền tự do khám phá và lựa chọn nghề nghiệp - chủ đề còn nhiều khoảng trống trong hệ sinh thái xuất bản và giáo dục hiện nay.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Viện Phim Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chiếu phim, triển lãm “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong điện ảnh” tại TP. Hồ Chí Minh.
Các chương trình nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc; quảng bá hình ảnh Ninh Bình là điểm đến giàu bản sắc, thân thiện, hấp dẫn.
Từng tham gia góp phần làm nên chiến thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 50 năm trước, câu chuyện của những chiến sĩ năm xưa như giai điệu góp vào bản hòa ca khơi dậy tinh thần yêu nước, lý tưởng sống và ý chí vươn lên.
Nhận thức sâu sắc vai trò và ý nghĩa của việc đọc sách giúp trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn và nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị đối với cán bộ, chiến sĩ, Công an tỉnh Bình Thuận đã phát động phong trào đọc sách, hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025.
Báo Điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam đoạt giải thưởng lớn của Hiệp hội các nhật báo và nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN-IFRA) với tác phẩm báo chí 3D tương tác về Hà Nội.
Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Trung tâm Văn hóa và Thư viện Hà Nội tổ chức trưng bày sách, báo chủ đề “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 23.4 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, khai mạc trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, nhân dân.
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), sáng 23.4, NXB Kim Đồng ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam" - biểu tượng sống động của tình hữu nghị và đoàn kết Việt Nam - Tây Ban Nha.
Điểm nhấn hoạt động tháng 4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, là không gian phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao" diễn ra từ ngày 30.4 - 4.5.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22.4, đã diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) với chủ đề “Hẹn ước Bắc - Nam”.
Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ diễn ra vào sáng 30.4. Để truyền tải những khoảnh khắc lịch sử này đến hàng triệu khán giả một cách chân thực và sống động, Đài Truyền hình Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Festival Phở 2025 đã chính thức khép lại, để lại trong lòng người tham dự những dư âm khó phai về một sự kiện văn hóa đậm chất Việt. Không chỉ là một lễ hội ẩm thực, Festival Phở 2025 còn là một hành trình tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa tinh thần Việt Nam tới cộng đồng quốc tế. Với sự tham gia của hàng nghìn khách du lịch và thực khách trong nước, ngoài nước, lễ hội đã khẳng định vị thế của phở - món ăn quốc hồn quốc túy trên bản đồ ẩm thực toàn cầu, đồng thời khắc họa sâu sắc câu chuyện về con người, lịch sử và bản sắc Việt Nam.