Thuế xuất khẩu phân bón NPK về 0% từ ngày 15.7

Đây là tin đáng mừng trong bối cảnh phân bón NPK trong nước đã đủ cung và hướng tới xuất khẩu.

Từ ngày 15.7 thuế xuất khẩu phân bón NPK sẽ về 0% -0
Thuế xuất khẩu phân bón NPK về 0% từ 15.7.2023. Nguồn: ITN

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan nhằm hài hòa lợi ích giữa tiêu dùng trong nước và thương mại.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15.7.2023, với ba nhóm nội dung chính.

Một là, hợp nhất các quy định liên quan đến biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập được sửa đổi, bổ sung từ năm 2016 đến nay để tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho cơ quan hải quan cũng như doanh nghiệp trong quá trình tra cứu, thực hiện.

Theo đó, Nghị định áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu thấp hơn đối với các mặt hàng trong nước sản xuất đủ nhu cầu hoặc dư thừa, để tạo thuận lợi cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư máy móc sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, đảm bảo công bằng với các mặt hàng có chế biến tương tự.

Điển hình là đối với mặt hàng phân bón, Nghị định số 26 quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với phân lân, urê. Riêng phân bón DAP, NPK quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% thay cho quy định thuế suất dựa theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng (51%), nhằm giảm thủ tục hành chính cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp.

Việc sửa đổi này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh gian lận trong quá trình thực hiện việc thu thuế xuất khẩu.

Đồng thời, sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu của một số mặt hàng gồm: ống đồng, phân bón, than củi, thiếc, kẽm chưa gia công dựa trên nguyên tắc áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu cao hơn đối với các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu.

Hai là, chuyển đổi Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan để đảm bảo phù hợp với Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN 2022.

Việc chuyển đổi này cơ bản không ảnh hưởng đến các quy định hiện hành, bảo đảm nguyên tắc công bằng, có đi có lại; hài hòa lợi ích đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong nước và trong quan hệ thương mại.

Ba là, sửa đổi, bổ sung thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện trên cơ sở kiến nghị của các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp.

Việc áp dụng thuế xuất khẩu phân bón NPK bằng 0% là một tin đáng mừng trong bối cảnh phân bón NPK trong nước đã đủ cung, khuyến khích xuất khẩu. Đồng thời, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Thị trường

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam
Xã hội

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam

Khi mặt hàng phân bón được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư…Do đó, theo các chuyên gia, nếu chuyển đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón từ diện miễn thuế, sang áp dụng thuế suất sẽ có lợi cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân. 

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thị trường

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024, OMODA C5 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao
Kinh tế

Người tiêu dùng trong nước dần thay đổi nhận thức, ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt chất lượng cao

Nhiều năm qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền, đưa hàng Việt về khu vực công nhân, khu công nghiệp, chương trình bán hàng bình ổn đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống
Kinh tế

Gia tăng kết nối thị trường ngành thực phẩm và đồ uống

Với khoảng 300 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thực phẩm – đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 10 sẽ gia tăng kết nối thị trường, qua đó thúc đẩy ngành thực phẩm và đồ uống phát triển.