Thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá đang quá thấp

Theo các chuyên gia, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá ở nước ta hiện quá thấp, chỉ khoảng hơn 30% giá bán lẻ, trong khi mức trung bình của thế giới là 61% và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 75%. Vì vậy, cần thiết phải xem xét điều chỉnh mức thuế này.

Hệ lụy khi thuế suất thấp

Theo Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Anh Dương, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, với 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2014, 2016 và 2022, đã định hướng sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng không có lợi cho sức khỏe, xã hội và môi trường; góp phần thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước.

ThS. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm cho biết, mỗi năm, thuốc lá gây ra hơn 8 triệu ca tử vong, chiếm khoảng 14% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Tổn thất do thuốc lá gây ra cho toàn thế giới vào khoảng 1.400 tỷ USD, tương đương 1,8% GDP toàn cầu.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá; dự báo đến 2030 sẽ tăng lên 70.000 người nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện.

Dù vậy, triển khai Luật đã bộc lộ một số bất cập, theo đó, mức thuế đối với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe còn quá thấp. Chẳng hạn, thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá hiện bằng 75% giá xuất xưởng, tương đương trên 30% giá bán lẻ. Trong khi đó, ThS. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của WHO cho biết, mức thuế suất đối với thuốc lá được cơ quan này khuyến cáo nên chiếm 75% giá bán lẻ; hiện mức trung bình của thế giới là trên 61%. Tại khu vực ASEAN, mức thuế suất với thuốc lá của Việt Nam thấp thứ 3, chỉ cao hơn Campuchia (25 - 31,1%) và Lào (18,8%). Các nước như Thái Lan có mức thuế thuốc lá là 78,6% giá bán lẻ, Philippines là 71,3%, Malaysia là 58,6%...

Cũng theo chuyên gia của WHO, thuế suất thấp khiến giá bán thuốc lá thấp, và người tiêu dùng, nhất là người nghèo, dễ dàng tiếp cận sản phẩm này; ông Lâm lấy dẫn chứng, giá của nhãn hiệu thuốc lá phổ biến nhất trong năm 2020 (theo sức mua ngang giá - PPP) chỉ là 2,82 USD, trong khi Singapore hơn 16 USD, Philippines hơn 4 USD… Mức giá thuốc lá tăng chậm hơn nhiều so với mức thu nhập của người dân. Theo đó, nếu như năm 2010, thu nhập bình quân là 31,5 triệu đồng/người thì đến 2022 tăng lên 95,6 triệu đồng, tức tăng hơn 3 lần, song giá thuốc lá chỉ tăng từ 14.000 đồng/bao lên 22.000 đồng/bao, tương ứng khoảng 60%. Bởi lẽ đó, tác động của các lần tăng thu thuế thuốc lá là không nhiều và không duy trì được tác động. 

Mặc dù thừa nhận tăng thuế chỉ là một trong những giải pháp để hạn chế sử dụng thuốc lá, song chuyên gia của WHO nhấn mạnh, Việt Nam vẫn cần xem xét tăng thuế này theo lộ trình để tiệm cận với khuyến cáo của WHO cũng như thông lệ quốc tế và cần phải coi đây là biện pháp hiệu quả nhất. 

Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam

Dẫn kinh nghiệm thế giới, bà Lê Mai Anh, nghiên cứu viên, Ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM cho biết, Hàn Quốc từng là quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất (44% nam giới và 27,7% người trưởng thành hút thuốc năm 2012) song thuế thuốc lá lại thấp nhất trong khối OECD. Sau đó, nước này đã xây dựng hệ thống thuế tuyệt đối đơn bậc dựa vào đơn vị tiêu thụ; xây dựng thuế tự động điều chỉnh theo lạm phát; dự đoán tốt hơn doanh thu từ thuế và thiết lập mức thuế hiệu quả. Năm 2015, nước này tăng giá bán từ 2.500 won lên 4.500 won; tăng thuế thuốc lá với các mặt hàng thuốc lá điện tử, các cảnh bảo sức khỏe bằng hình ảnh. Nhờ đó, tỷ lệ hút thuốc lá giảm mạnh, đặc biệt ở nhóm người trẻ (từ 9,2% năm 2014 xuống 6,3% năm 2016); nguồn thu ngân sách từ thuế thuốc lá cũng tăng 23,8% (1,3 tỷ won) trong năm 2016.

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Theo dự kiến, Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024.

Tại Thái Lan, thuế thuốc lá được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán buôn. Giai đoạn 1993- 2015, nước này có 10 lần tăng thuế, từ 55 - 87%/giá bán buôn, tương đương 120 - 670% giá xuất xưởng. Kết quả là, giá thuốc lá tăng từ 0,5 USD (1993) lên 2,2 USD (2015); tỷ lệ hút thuốc giảm từ 32% xuống 19,9%; thu ngân sách tăng từ 500 triệu USD lên 2,1 tỷ USD; chính sách tăng thuế cũng không làm gia tăng buôn lậu. Như vậy, tăng thuế có lộ trình sẽ hạn chế tác động tiêu cực mà vẫn đạt được hiệu quả chính sách.

Còn tại Philippines, giai đoạn 1997 - 2012, áp dụng thuế tuyệt đối 4 bậc và không thực hiện điều chỉnh thuế hàng năm. Giai đoạn 2013 - 2016, áp dụng thuế tuyệt đối 2 bậc. Từ 2017 đến nay áp thuế tuyệt đối 01 bậc thống nhất (bắt đầu từ 30 peso (2017) tăng dần lên 60 peso (2023) cho mỗi bao 12 điếu; thực hiện điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt hàng năm (tăng 4% từ 2018 và 5% từ năm 2024). Việc tăng thuế thuốc lá giai đoạn 2012 - 2015 đã giúp nước này giảm doanh số bán thuốc lá 28% và giảm 3 triệu người hút; đối tượng thu nhập thấp giảm hút thuốc nhiều nhất là minh chứng cho thấy thuế thuốc lá không phải là thuế luỹ thoái.

Đáng chú ý, 50% số thuế tiêu thụ đặc biệt thu được từ thuốc lá và đồ uống có đường, cũng như 80% thuế tiêu thụ đặc biệt từ rượu và vaping được sử dụng để tài trợ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; 5% doanh thu thuế tiêu thụ đặc biệt từ thuốc lá dùng cho hỗ trợ nông dân trồng thuốc lá chuyển đổi cây trồng. Nhờ đó, Philippines trở thành điểm sáng ở châu Á trong việc sử dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho các mục tiêu phát triển bền vững…

Từ kinh nghiệm quốc tế, chuyên gia của CIEM đề xuất, Việt Nam cần áp dụng thuế hỗn hợp đối với thuốc lá; tăng thuế đối với thuốc lá truyền thống và các mặt hàng thay thế; đánh thuế trên giá bán thay vì giá xuất xưởng. Việc tăng thuế cũng cần có lộ trình phù hợp.

ThS. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm bổ sung, đa số quốc gia đã chuyển sang thuế hỗn hợp hoặc tuyệt đối, theo đó, số nước áp dụng thuế tuyệt đối tăng từ 56 lên 70 quốc gia; thuế hỗn hợp tăng từ 48 lên 64 quốc gia, còn thuế theo tỷ lệ (tương đối) giảm từ 54 xuống hiện còn hơn 30 quốc gia. “Áp thuế hỗn hợp là phù hợp nhất với Việt Nam”, ông Lâm đề xuất.

Thị trường

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

21 ngành bị ảnh hưởng nếu ngành bia suy giảm

Chiều 25.11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương phối hợp với Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát tổ chức hội thảo công bố "Báo cáo đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia Việt Nam".

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học
Thị trường

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học

Tuân thủ Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thông báo đến khách hàng về yêu cầu bắt buộc thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học cho tất cả các giao dịch tài khoản trực tuyến và giao dịch thẻ tại Ngân hàng từ ngày 1.1.2025.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.