Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội

Thúc đẩy phát triển thị trường vốn để vàng không còn là kênh trú ẩn tiền nhàn rỗi

Giải trình, làm rõ thêm về quản lý thị trường vàng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng tại phiên họp chiều nay, 11.11, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, vàng bây giờ không phải là thước đo của tiền tệ nhưng vẫn là kim loại quý và là “nơi trú ẩn” an toàn của tiền nhàn rỗi. Do vậy, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ thị trường vàng.

Thông tin thêm về tình hình thị trường vàng vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, giá vàng miếng thời gian qua có lúc tăng lên 18 triệu đồng/lượng, tức là tăng 25% so với giá vàng thế giới, nhưng hiện nay giá vàng miếng chỉ còn 3 - 4 triệu đồng/lượng, tức là tăng khoảng 4 - 5% so với giá vàng thế giới.

dbnd_br_pho-thu-tuong-ho-duc-phoc1.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Phó Thủ tướng cũng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giá vàng trong nước tăng thời gian qua, như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã trả lời. Trong đó, có thể là nguyên nhân từ giá vàng thế giới cao, do cung nhỏ hơn cầu hay do tâm lý, bởi tâm lý cũng là một phần rất quan trọng.

Phó Thủ tướng nêu rõ, hiện nay lãi suất ngân hàng thấp, còn bất động sản bị "đóng băng" và giá cao nên người dân không muốn đầu tư qua những kênh này, trong khi đó sản xuất kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng có rủi ro. Vì vậy, "vàng có thể được xem là nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi cho nên đây cũng là một yếu tố dẫn tới biến động giá vàng trong nước thời gian qua", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về những giải pháp nhằm kiểm soát giá vàng trong thời gian sắp tới, Phó Thủ tướng cho biết, đã chỉ đạo thực hiện mua bán vàng đúng pháp luật và minh bạch. Cùng với đó, cần áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các công ty vàng và các cửa hàng kinh doanh vàng; đồng thời đẩy mạnh chống buôn lậu.

dbnd_br_th.jpg
Các đại biểu dự phiên chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Thời gian qua, cơ quan quản lý nhà nước đã quan tâm tới công tác chống buôn lậu mặt hàng kim loại quý này rất mạnh mẽ. Lực lượng chức năng đã phát hiện hai đường dây buôn lậu với số lượng vàng lên đến hơn 6 tấn. Đặc biệt, trong tháng 10 và tháng 11, ngay tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ mấy vụ buôn lậu vàng, trong đó có những vụ mang 6-7kg vàng, có vụ mang 3kg vàng.

Do vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục ngăn chặn có hiệu quả hơn hoạt động buôn lậu vàng sang nước ta; thúc đẩy sản xuất kinh doanh và sửa đổi Nghị định 24 và thúc đẩy thị trường vốn phát triển.

“Vàng bây giờ không phải là thước đo của tiền tệ nữa, tuy nhiên vàng vẫn là kim loại quý và cũng là nơi trú ẩn của đồng tiền nhàn rỗi”. Nhấn mạnh điều này, Phó Thủ tướng cho biết, sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ lĩnh vực này.

Báo cáo thêm về triển vọng quy mô của nền kinh tế trong nước, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, sắp tới, nhu cầu đầu tư vào nền kinh tế rất lớn, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chẳng hạn như đường bộ cao tốc mà Thủ tướng yêu cầu phải đạt đến 5.000km, nhiều gấp năm lần so với những năm trước đây; dự án đường sắt cao tốc riêng trục đường Bắc - Nam là 67 tỷ USD và các chương trình chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng…

Những dự án này sẽ cung cấp nguồn tín dụng rất lớn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và thị trường chứng khoán, trái phiếu cũng chia sẻ với các tổ chức tín dụng, với tiền tệ.

Do đó, giải pháp sắp tới là không những huy động nguồn vốn trong nước mà huy động cả nguồn vốn ODA của nước ngoài, kể cả qua hình thức đối tác công - tư (PPP) để thúc đẩy phát triển kinh tế và chắc chắn nền kinh tế của chúng ta sẽ có quy mô khoảng vài nghìn tỷ trong một thời gian không xa nữa, Phó Thủ tướng nói.

Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Phường Quán Thánh, Hà Nội
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chống lãng phí nhìn từ chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Tối 12.11, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, các địa phương, trong đó có Hà Nội, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí; mỗi người dân tăng cường thực hành và giám sát việc tiết kiệm, chống lãng phí. Thông điệp của Tổng Bí thư cho thấy, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm của chính quyền, mà còn là một phần không thể thiếu trong ý thức và hành động của mỗi công dân.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao: Đặt niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển giao và làm chủ công nghệ

Cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh: cần đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam trong việc nắm bắt, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện

Sáng 13.11, thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, các đại biểu khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng nay, 13.11.
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Bước đi táo bạo, đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 13.11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất và chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Hậu Giang, Đắk Lắk, Bắc Ninh và Lạng Sơn. 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(Tháng 11.2024) Theo dự kiến, Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15.11 ( dự phòng sáng 19.11.2024) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng giữa các địa phương, không tạo cơ chế “xin – cho”

Sáng 13.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.