Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình, Bạc Liêu, Tiền Giang thảo luận tổ

Thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng

Thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) chiều 17.6, các đại biểu Quốc hội Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Bạc Liêu, Tiền Giang) đề nghị, nên cho phép Văn phòng Công chứng được hoạt động theo cả loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân để góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.

Các ĐBQH cơ bản tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Công chứng năm 2014 nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về hoạt động công chứng; hoàn thiện các quy định của pháp luật về công chứng, khắc phục các hạn chế, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ; bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các luật mới được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới có liên quan đến hoạt động công chứng; tạo điều kiện để phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Kế thừa quy định của Luật hiện hành, khoản 1 Điều 20 của dự thảo Luật quy định Văn phòng Công chứng phải có từ 2 thành viên hợp danh là công chứng viên trở lên và không có thành viên góp vốn.

Về nội dung này, Báo cáo thẩm tra nêu 2 loại ý kiến: thứ nhất, tán thành với quy định này; thứ hai, đề nghị quy định theo hướng mở rộng tổ chức hành nghề công chứng là doanh nghiệp tư nhân bên cạnh công ty hợp danh như Luật hiện hành.

Thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Bạc Liêu, Tiền Giang). Ảnh: Khánh Duy

Tán thành loại ý kiến thứ hai, ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) cho rằng, việc duy trì mô hình tổ chức của văn phòng công chứng với hai công chứng viên hợp danh sẽ khó bảo đảm việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng ở một số địa bàn; dẫn đến tình trạng hợp danh hình thức, gây nhiều bức xúc trong thời gian qua.

Để góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, đại biểu Nguyễn Văn Huy đề nghị bổ sung quy định về loại hình tổ chức hành nghề công chứng là doanh nghiệp tư nhân bên cạnh công ty hợp danh như quy định của Luật hiện hành theo hướng: Loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh được áp dụng đối với văn phòng công chứng thành lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; đối với các địa bàn khác chỉ áp dụng loại hình công ty hợp danh.

Cũng quan tâm đến nội dung này, ĐBQH Trần Thị Thu Đông (Bạc Liêu) nêu rõ, một công chứng viên đến khi đủ điều kiện hành nghề đã phải trải qua những giai đoạn đào tạo, thi cử với các tiêu chí khắt khe nên việc họ phải cùng một công chứng viên khác mới thành lập được Văn phòng Công chứng cũng gây khó khăn cho họ trong việc tìm kiếm thành viên hợp danh còn lại.

Trong khi đó, Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định về loại hình doanh nghiệp tư nhân, trong đó chủ sở hữu là một cá nhân và cũng “tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Do đó, đại biểu Trần Thị Thu Đông cho rằng, dự thảo Luật nên cho phép Văn phòng Công chứng được hoạt động theo cả loại hình công ty hợp danh và loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Điều 13 của dự thảo Luật quy định về thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng từ 1 tháng đến 12 tháng. Trong khi đó, theo quy định của Điều 172 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, thời gian điều tra một vụ án hình sự (bao gồm cả các trường hợp gia hạn) có thể vượt qua 12 tháng. Vậy, nếu công chứng viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà thời gian điều tra vượt quá 12 tháng thì sẽ tính thời gian tạm đình chỉ nghề công chứng như nào?

Nêu vấn đề này, đại biểu Trần Thị Thu Đông đề nghị sửa đổi quy định này theo hướng “Thời gian tạm đình chỉnh hành nghề công chứng cho đến khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên công chứng viên không có tội; công chứng viên không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13”.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế

Thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế và tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, chi phí hợp lý cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta.

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, phương án phân bổ chi ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 20

Chiều tối 4.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về phê chuẩn việc thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết số 1265/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về việc giao Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Khóa XV tỉnh Khánh Hòa.

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng)
Thời sự Quốc hội

Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt

Tiếp tục phiên thảo luận chiều nay, 4.11, các đại biểu Quốc hội cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là "anh cả đỏ", là "đầu đàn", nhưng vướng nhiều về mặt cơ chế, thủ tục, rất cần được “cởi trói” để có đường ray tốt, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt.

ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên)
Thời sự Quốc hội

Tổng kết việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phân luồng học sinh

Tiếp tục thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, một số đại biểu đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới

Để đạt được mục tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện các kịch bản nhằm chủ động và kịp thời phản ứng với các mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề

Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định)
Thời sự Quốc hội

Nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng, đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý.

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, sáng nay, 4.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận ở Hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết và một số nội dung khác.

Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Sáng 3.11, tại TP. Nha Trang, Đoàn khảo sát thực tế Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam của Ủy ban Kinh tế do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn chủ trì đã làm việc với UBND các tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Ngăn chặn tình trạng thu gom, đầu cơ đất đai

Tiếp tục Phiên họp sáng nay, 3.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.