Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Cần đầu tư đủ tầm cho giáo dục đại học

Đầu tư cho giáo dục nói chung và cho giáo dục đại học nói riêng là đầu tư cho phát triển có hiệu quả cao, tỷ suất thu hồi lớn. Cả người học, gia đình, Nhà nước, doanh nghiệp cũng như toàn xã hội cần đầu tư đủ tầm cho giáo dục đại học, cho các cơ sở giáo dục đại học.

Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ tại Hội thảo Giáo dục về chủ đề “Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, ngày 5.11, tại Hà Nội.

Giáo dục đại học Việt Nam vẫn ở mức chậm tiến so với các nước phát triển

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, giáo dục đại học có vai trò trụ cột trong thực hiện một trong ba đột phá chiến lược - đó là phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao gắn với phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Qua 10 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2012, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29), đặc biệt từ khi triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật số 34) - trong đó trọng tâm là tự chủ đại học, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã có những đổi mới mạnh mẽ, tích cực cả về lượng và chất, diện mạo và thực lực, tầm vóc và vị thế.

“Cần phải khẳng định, những thành quả trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của đất nước chắc chắn có sự đóng góp thiết yếu của những sản phẩm từ hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, trong đó có con người trí thức, khoa học công nghệ”, Thứ trưởng nói.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục đại học Việt Nam vẫn được đánh giá ở mức chậm tiến so với các nước phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và kỳ vọng ngày càng lớn của cả xã hội, nhất là về chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực, tác động và hiệu quả.

Trong báo cáo đề dẫn, Thứ trưởng nêu một số vấn đề lớn về thể chế, chính sách liên quan tới chất lượng giáo dục đại học, từ góc nhìn của cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm chính về giáo dục đào tạo - Bộ GD-ĐT.

Lý do giáo dục đại học Việt Nam vẫn ở mức chậm tiến so với các nước phát triển -0
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu đề dẫn Hội thảo

Theo đó, về khoa học cũng như thực tiễn, chất lượng giáo dục đại học là vấn đề khá phức tạp được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, được thể hiện qua nhiều yếu tố, có quan hệ phức tạp với nhiều yếu tố khác, khó có những giải pháp công cụ kiểm soát hiệu quả. Vì vậy, cách tiếp cận phù hợp thường được sử dụng trong thực tế xây dựng chính sách quản trị đại học đó là tiếp cận hệ thống.

Giáo dục đại học trước hết là một dịch vụ công đặc biệt, mang lại cả lợi ích cho cá nhân và lợi ích công, nhưng cơ bản cũng phải tuân theo những quy định, quy luật của thị trường, có cạnh tranh, có phân khúc, có quan hệ giữa chất lượng và chi phí và theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải có vai trò điều tiết, định hướng của Nhà nước.

“Giáo dục đại học, trước hết là một dịch vụ công đặc biệt. Người học cũng như Nhà nước, doanh nghiệp là những khách hàng sử dụng dịch vụ, nhưng lợi ích nhận được có độ trễ, có tính lâu dài, bền vững và giá trị gia tăng theo thời gian. Do đó, khách hàng đồng thời cũng là những nhà đầu tư. Đầu tư cho giáo dục nói chung và cho giáo dục đại học nói riêng là đầu tư cho phát triển có hiệu quả đầu tư cao, tỷ suất thu hồi lớn. Cả người học, gia đình, Nhà nước, doanh nghiệp cũng như toàn xã hội cần phải đầu tư đủ tầm cho giáo dục đại học, cho các cơ sở giáo dục đại học”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Thứ trưởng khẳng định, khi đã thống nhất bản chất của giáo dục đại học là một dịch vụ công đặc biệt, chất lượng giáo dục đại học bản chất sẽ là kết quả thể hiện sứ mệnh - được đo lường, đánh giá thông qua các chỉ số, thể hiện giá trị gia tăng hoạt động đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tri thức, đáp ứng nhu cầu của người học, Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội.

Những chỉ số chính bao gồm: sự thành công của người học, thể hiện cụ thể qua tỷ lệ tốt nghiệp và tốt nghiệp đúng thời hạn, tỷ lệ có việc làm của trình độ chuyên môn được đào tạo, mức độ thăng tiến trong nghề nghiệp cũng như đánh giá năng lực từ các nhà tuyển dụng.

Mức độ gia tăng tri thức khoa học công nghệ thể hiện cụ thể qua số lượng, chất lượng các công bố khoa học, đánh giá mức độ uy tín của giới khoa học, lợi ích mang lại cho doanh nghiệp thông qua nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ hợp tác với doanh nghiệp. Tác động đối với nền kinh tế xã hội thể hiện rất đa dạng thông qua đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư, gia tăng năng suất lao động, tăng thuế, tăng thu thuế của nhà Nước, số doanh nghiệp start up được thành lập, số việc làm mới được tạo ra,…

Nhìn nhận quản trị cấp độ cơ sở giáo dục đại học từ tiếp cận hệ thống, Thứ trưởng cho hay, một cơ sở giáo dục đại học cũng như một hệ thống giáo dục đại học có những yếu tố đầu ra liên quan tới chất lượng và hiệu quả đào tạo; những yếu tố đầu vào bao gồm quy mô, cơ cấu, chất lượng tuyển sinh, các nguồn lực thực hiện. Hệ thống bên trong có cấu trúc, tổ chức và quản trị, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và công nghệ,…

“Như vậy, xuất phát từ sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu của một cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học cũng như Nhà nước, toàn xã hội cần có những chính sách, thể chế, chiến lược, quy hoạch để làm sao với đầu vào tương xứng có thể tối ưu hóa hệ thống và đảm bảo đầu ra với chất lượng và hiệu quả như mong muốn”, Thứ trưởng nói.

Lý do giáo dục đại học Việt Nam vẫn ở mức chậm tiến so với các nước phát triển -0
Toàn cảnh Hội thảo

Chính sách tháo gỡ điểm nghẽn, nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Căn cứ từ góc nhìn hệ thống, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, cơ chế đánh giá cũng như giám sát chất lượng có thể chưa thực sự hiệu quả về thực chất.

Thứ hai, hành lang pháp lý về tự chủ đại học chưa đồng bộ, chưa tạo sức bật mạnh mẽ cho các cơ sở giáo dục đại học phát huy hết nội lực. Bên cạnh đó, năng lực quản trị của một số cơ sở giáo dục đại học còn yếu.

Thứ ba, hệ thống giáo dục đại học còn phân mảnh, chưa được tối ưu hóa, một số cơ sở giáo dục đại học hoạt động kém hiệu quả, kém chất lượng.

Thứ tư, nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn rất thấp so với yêu cầu phát triển. Đối sánh với khu vực và thế giới cho thấy tỷ trọng chi đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học Việt Nam có thể thấp bằng một nửa hoặc một phần ba so với mức trung bình của khu vực.

Từ những điểm nghẽn nói trên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề xuất một số chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Lý do giáo dục đại học Việt Nam vẫn ở mức chậm tiến so với các nước phát triển -0
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Một là, cần có những chính sách, rà soát những chính sách để đánh giá, giám sát chất lượng.

Hai là, cần có những giải pháp để tối ưu hóa hệ thống giáo dục đại học cũng như trong từng cơ sở giáo dục đại học về cấu trúc, về quản trị, hoạt động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Ba là, có những chính sách, cơ chế để huy động tối đa và phát triển các nguồn lực về tài chính, đội ngũ, cơ sở vật chất, công nghệ cũng như các quan hệ hợp tác của nhà trường, của hệ thống giáo dục đại học với bên ngoài, với thế giới.

Bốn là, cơ chế, chính sách phân bổ và kiểm soát hiệu quả sử dụng các nguồn lực từ Nhà nước, đặc biệt là ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học cần phải có những tiêu chí, cơ chế phù hợp.

Về đánh giá, giám sát chất lượng giáo dục đại học, cần chú trọng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, những vấn đề liên quan tới kết hợp hiệu quả kiểm định cấp cơ sở giáo dục đại học và cấp chương trình đào tạo, phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về quản lý chất lượng với dịch vụ đánh giá, kiểm định cũng như bảo đảm tính độc lập và tự chủ chuyên môn của các tổ chức kiểm định.

Kết hợp hiệu quả xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học và chuẩn chương trình đào tạo; phát triển và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học - công cụ quan trọng để đảm bảo tính minh bạch trong hệ thống, để kết nối liên thông giữa các cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở phân tích dữ liệu một cách tự động.

“Khi chúng ta nói về tăng cường nguồn lực cho hệ thống giáo dục đại học, bản thân từng cơ sở giáo dục đại học cũng như cả hệ thống giáo dục đại học phải được tối ưu hóa để làm sao sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài.

Cần tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế chính sách để làm sao thúc đẩy tự chủ đại học đi vào chiều sâu, thực chất, qua đó từng cơ sở giáo dục đại học cũng như toàn hệ thống có thể phát huy được nội lực để có khả năng khai thác những nguồn lực khác nhau, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Từ đó, các cơ sở giáo dục đại học có thể cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh trong môi trường cạnh tranh, minh bạch, lấy chất lượng làm nền tảng để cạnh tranh”, Thứ trưởng cho hay.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Bộ GD-ĐT hiện đang xây dựng khẩn trương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng tới cơ sở giáo dục đại học. Một trong những mục đích quan trọng của xây dựng, quy hoạch chính là tối ưu hóa hệ thống, để làm sao loại bỏ những cơ sở đào tạo hoạt động kém chất lượng, kém hiệu quả như Nghị quyết 19 của Trung ương đã đề ra, chuẩn hoá điều kiện bảo đảm chất lượng; hiện đại hóa, phát triển đồng bộ các mạng lưới cơ sở giáo dục đại học.

Trong đó, vai trò điều tiết, định hướng của Nhà nước rất quan trọng để thực hiện quy hoạch mạng lưới; cần có những chính sách, cơ chế huy động các nguồn lực, tăng nguồn lực đầu tư Nhà nước để thực hiện quy hoạch này đúng theo đề xuất.

Về vấn đề ứng dụng công nghệ mới trong việc triển khai mô hình giáo dục đại học số, Thứ trưởng khẳng định, giáo dục đại học số có tính liên thông trong toàn hệ thống. Với việc chia sẻ, sử dụng chung các nguồn lực và cung cấp dịch vụ giáo dục trên môi trường số, cần có những cơ chế, chính sách để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học hợp tác và sử dụng chung trên môi trường này, cũng như thúc đẩy ứng dụng công nghệ giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo. Về vấn đề huy động nguồn lực tài chính, cần bảo đảm nguyên tắc chi phí theo lợi ích.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề xuất, cần phân tích riêng, minh bạch hóa việc phân bổ ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học, cho tất cả cơ sở giáo dục học. Phân bổ dựa trên cơ chế cạnh tranh theo sứ mạng, theo mục tiêu và cụ thể hóa theo từng chỉ số kết quả hoạt động.

Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ theo gói được dựa trên kết quả đầu ra, thay vì dựa trên đầu vào.

“Chúng tôi cũng mong muốn phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học gắn với phân bổ ngân sách cho phát triển khoa học công nghệ, để bảo đảm tỉ trọng cho các cơ sở giáo dục đại học, nguồn lực chi cho khoa học công nghệ tương xứng với năng lực và kết quả hoạt động”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nêu đề xuất.

Giáo dục

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.