Thông tư 29 về dạy thêm học thêm “nóng” nhất sự kiện giáo dục tuần qua

Sự kiện nổi bật tuần qua của giáo dục là dạy thêm, học thêm với nhiều ý kiến còn tranh trãi vi chưa hiểu đúng về Thông tư 29. 

Những hành động thiết thực triển khai Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Ngày 14.2 vừa qua, Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm đã chính thức có hiệu lực. Sau một tuần đi vào đời sống xã hội, Bộ GD-ĐT, các địa phương đã có nhiều hoạt động hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng Thông tư 29.

Ngày 21.2, Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29. Cụ thể, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

z5751601142593-6f09a490ff2d19492-1724209484968.jpg
Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29

Điểm mới của Thông tư 29 quy định không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Thông tư 29 được xây dựng trên 5 quan điểm và nguyên tắc. Thứ nhất, để thực hiện Luật Giáo dục năm 2019, các quy định của pháp luật khác có liên quan, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương.

Thứ hai, nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động dạy thêm, học thêm, chứ không cấm, không “siết” hoạt động này.

Thứ ba, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, chương trình môn học của giáo viên.

Thứ tư, tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm lợi ích của học sinh, không ép buộc; giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm của nhà giáo.

Thứ năm, dạy thêm, học thêm phải phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, học sinh được phát huy tính chủ động, sáng tạo, thói quen tự học; giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng.

Nhằm kịp thời nắm bắt dư luận xã hội về Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, Vụ Nghiên cứu - Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức cuộc điều tra dư luận xã hội về vấn đề này đến hết ngày 23.2.

Cuộc điều tra dư luận xã hội được triển khai trong toàn quốc bằng hình thức trực tuyến, thông qua ứng dụng Google Docs.

Để tham gia cuộc điều tra dư luận xã hội, thể hiện quan điểm, góc nhìn, ý kiến của bản thân đối với ý kiến liên quan đến quy định về dạy thêm, học thêm theo tinh thần Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, mỗi người quét mã QR hoặc truy cập vào trang web của cuộc điều tra.

grab614eanhagiao-17319459248341370229317-1735914039356982070792-72-0-1322-2000-crop-1735914047278280988478.jpg
Vụ Nghiên cứu - Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức cuộc điều tra dư luận xã hội về vấn đề này đến hết ngày 23.2

Cuộc điều tra dư luận xã hội được tiến hành từ ngày 20.2.2025 đến ngày 23.2.2025.

Cuộc điều tra dư luận xã hội lần này sẽ trưng cầu ý kiến tất cả cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong toàn quốc.

Ý kiến của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân là nguồn thông tin quý để Vụ Nghiên cứu - Dư luận xã hội tổng hợp, tiếp thu, phản hồi đến cấp có thẩm quyền nghiên cứu, lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp trong công tác dạy thêm, học thêm.

Tại TP. Hồ Chí Minh, một số Phòng GD-ĐT đã thành lập đoàn kiểm tra trách nhiệm hiệu trưởng về quản lý dạy thêm học thêm.

Theo đó, đoàn sẽ kiểm tra trách nhiệm của hiệu trưởng trong công tác tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018; công tác quản lý dạy thêm học thêm; quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục STEM, dạy học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài; hoạt động của các câu lạc bộ, ngoại khóa, trường học hạnh phúc.

z6292868723542-ad4543f9e5b6080b6912b82630b4a64d.jpg
TP. Hồ Chí Minh thành lập nhiều đoàn kiểm tra trách nhiệm hiệu trưởng về quản lý dạy thêm học thêm

Đồng thời yêu cầu trong tháng 2 và tháng 3, hiệu trưởng trường tiểu học báo cáo việc tự kiểm tra đúng phạm vi nội dung kiểm tra của đoàn kiểm tra. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ minh chứng cho từng nội dung kiểm tra và sắp xếp hợp lý khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ.

Tại Hà Nội, Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Thế Cương cho biết, Sở đang khẩn trương xây dựng dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm (theo Thông tư 29) trình UBND thành phố ban hành với những nội dung cụ thể nhằm đưa vấn đề này vào nền nếp, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm.

Theo ông Cương, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản số 362, ngày 11.2.2025, đề nghị các đơn vị, nhà trường phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh những quy định về dạy thêm, học thêm; tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả, báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc (nếu có).

19-20220251539.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương

Sở GD - ĐT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm của nhà giáo nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh; đẩy mạnh việc đổi mới kiểm tra, đánh giá bảo đảm phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để bảo đảm học sinh học theo đúng chương trình, không cần học thêm.

Đồng thời, Sở cũng sẽ triển khai các giải pháp phát triển quy mô, mạng lưới giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm đủ trường học, tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

Đồng thời, để giáo viên thủ đô yên tâm giảng dạy, đồng thời tăng cường nguồn lực cho các nhà trường, Sở GD - ĐT Hà Nội đang tích cực đề nghị các cấp thẩm quyền, HĐND thành phố ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho học sinh ôn tập.

Hải Phòng kiểm tra đột xuất các trường học về việc chấp hành quy định dạy thêm, học thêm.

Sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, Sở GD-ĐT Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra đột xuất các trường học ở tất cả các quận/huyện về việc chấp hành quy định dạy thêm, học thêm.

Sở GD-ĐT Hải Phòng cho biết, triển khai thực hiện hiệu quả trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn thành phố, Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm. Trước và sau khi Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT có hiệu lực, Sở đã thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

Ngay trong ngày 14.2 là ngày đầu tiên Thông tư 29 có hiệu lực, 3 đoàn kiểm tra của Sở GD-ĐT Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra đột xuất tình hình thực hiện tại các quận huyện: Kiến An, Hồng Bàng, An Dương, Kiến Thụy.

Kết quả kiểm tra ghi nhận sự nghiêm túc, chủ động của các Phòng GD-ĐT, các nhà trường trong triển khai dạy thêm học thêm. Theo chỉ đạo và hướng dẫn của Sở, các đơn vị giáo dục đã làm tốt công tác tuyên truyền với giáo viên, học sinh, phụ huynh tạo sự thấu hiểu, đồng thuận cao.

Các nhà trường đã tiến hành rà soát các học sinh có nhu cầu học thêm trong nhà trường (thuộc các nhóm đối tượng đã nêu trong Thông tư 29), sau đó dựa trên tình hình cụ thể để xây dựng phương án, kế hoạch triển khai phù hợp.

Với việc dạy thêm ngoài nhà trường, thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về trách nhiệm của Hiệu trưởng và giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Tại các cơ sở giáo dục được kiểm tra, theo báo cáo của các Hiệu trưởng, số lượng giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường rất ít.

Hiện nay, Sở đang tiến hành lấy ý kiến góp ý Dự thảo từ các sở ngành liên quan và cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành.

Sở GD-ĐT Hải Phòng nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định dạy thêm học thêm theo Thông tư 29, xây dựng môi trường học tập văn minh, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, chất lượng.

Tại Nghệ An 100% giáo viên Trường THCS Yên Khê tại huyện miền núi Con Cuông đã viết đơn tình nguyện phụ đạo học sinh miễn phí, cho học sinh các khối 6,7,8,9 tất cả các môn học.

Ban giám hiệu nhà trường cho biết, trên cơ sở ý tưởng này của giáo viên, trong cuộc sinh hoạt chi bộ và họp cơ quan, Ban giám hiệu nhà trường động viên các thầy cô giáo dạy thêm miễn phí và được sự nhất trí 100%. Theo đó, mỗi giáo viên sẽ sắp xếp bố trí dạy kèm học sinh lớp mà mình được phân công từ 1-2 buổi/tuần.

475874991-475086815658745-2997940697682032323-n.jpg
100% Giáo viên Trường THCS Yên Khê tình nguyện phụ đạo miễn phí cho học sinh

Giáo viên Trường THCS Yên Khê cho biết, đối với năm đầu tiên thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các thầy, cô trường THCS Yên Khê đã vô cùng lo lắng cho các em học sinh. Đề thi tham khảo có rất nhiều điểm mới, đặc biệt là cách sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa cho bài thi nghị luận văn học. Với năng lực của học sinh Trường THCS Yên Khê, sẽ cần nhiều hơn những giờ học phụ đạo để giúp các em rèn luyện với dạng đề, cách tiếp cận, phân tích đề thi.

Chính vì nỗi lo này, dù Thông tư 29 có hiệu lực, các thầy cô không quản công sức, vẫn kiến nghị lên nhà trường cho mượn cơ sở vật chất để dạy phụ đạo kiến thức cho học sinh không thu tiền.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tinh gọn và tăng cường trách nhiệm của các địa phương

Chiều 19.2, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý tới khâu tập dượt để rút kinh nghiệm. “Mục tiêu đảm bảo chất lượng và có một kỳ thi an toàn không có gì thay đổi”, nhấn mạnh chỉ đạo này, Bộ trưởng cũng nhắc tới yêu cầu về tăng cường phân cấp, tinh gọn và trách nhiệm của các địa phương.

z6332892628288b2e3b320115dbab96ae6fc429a98ae8b.jpg
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Đánh giá cao sự chủ động trong công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 ở tất cả các khâu, đặc biệt là chuẩn bị về mô hình thi, cách thức tổ chức thi, khâu làm đề thi… Theo Bộ trưởng, các bước chuẩn bị cho kỳ thi năm 2025 đã chủ động hơn so với mọi năm ở tất cả các khâu cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của mùa thi năm 2025.

Với yêu cầu cần lường trước mọi vấn đề, thấy hết thách thức để chuẩn bị với tinh thần thận trọng, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tập trung làm tốt một số khâu trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như ra đề, tập huấn, thanh tra, truyền thông…

Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng mạnh

Sáng 21.2, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết, kết thúc đợt đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 1, đã có hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi năm 2025. Trong đó 127.964 thí sinh đã hoàn tất thủ tục đóng lệ phí thi.

Cũng theo Trung tâm, so với số liệu chiều 20.2, chỉ sau vài giờ trong ngày cuối đăng ký, số thí sinh đăng ký đã tăng thêm gần 10.000 thí sinh.

Như vậy, số thí sinh dự thi năm nay tăng mạnh và cao kỷ lục trong 8 năm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực này.

Đại diện Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho hay, lượng thí sinh tăng cao vì kỳ thi ngày càng được thông tin rộng rãi đến thí sinh, đồng thời các em muốn tăng cơ hội xét tuyển vào các trường đại học, nhất là những trường và những ngành có độ cạnh tranh cao.

Giáo viên tốt nghiệp cao đẳng có thể tham gia dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Tuần qua, Bộ GD-ĐT đã đăng tải, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội về việc thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo đó, giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng có thể được giảng dạy 4 môn trong chương trình mới là Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) trong các cơ sở giáo dục công lập cấp tiểu học và THCS.

480741489-482907398210020-6494671368833636493-n.jpg
Giáo viên tốt nghiệp cao đẳng có thể tham gia dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trường hợp có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tương ứng với cấp học đăng ký tuyển dụng theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.

Các giáo viên có trình độ cao đẳng sau khi tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự với thời gian tập sự áp dụng như trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học theo quy định của Chính phủ. Sau khi hoàn thành chế độ tập sự theo quy định, giáo viên được giữ mã số, xếp lương như trường hợp giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Bộ trưởng GD-ĐT đối với từng cấp học.

Phê duyệt Đề án phát triển Hệ thống Trung tâm đào tạo xuất sắc về công nghệ 4.0

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 374/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.

Mục tiêu của Đề án nhằm hình thành ít nhất 01 hoặc 02 mạng lưới trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng trong mỗi lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0.

article.jpg
Đề án phát triển Hệ thống Trung tâm đào tạo xuất sắc về công nghệ 4.0 được phê duyệt


Riêng lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn và công nghệ sinh học hình thành ít nhất 02 hoặc 03 mạng lưới trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng ba miền Bắc - Trung - Nam.

Mỗi mạng lưới trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng do 01 cơ sở giáo dục đại học có thế mạnh đóng vai trò dẫn dắt và có ít nhất 05 cơ sở giáo dục đại học cùng với một số doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia.

Mỗi mạng lưới tổ chức được ít nhất 01 chương trình xuất sắc về đào tạo thích ứng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên sâu cho phát triển nguồn nhân lực trong một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0.

Phấn đấu mỗi mạng lưới thu hút được ít nhất 100 nhà khoa học và chuyên gia giỏi là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu

Sáng 23.2, dự lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (27.1.1995 – 27.1.2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một biểu trưng của sự nỗ lực vượt bậc, đổi mới toàn diện và phát triển không ngừng của nền giáo dục đại học Việt Nam với nhiều thành tích xuất sắc, rất đáng tự hào.

Giáo sư Trần Xuân Bách nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025 tại Atlanta, Hoa Kỳ
Giáo dục

Giáo sư Trần Xuân Bách nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025 tại Atlanta, Hoa Kỳ

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 16 của Hiệp hội các Đại học Sức khỏe Toàn cầu (CUGH) diễn ra từ ngày 20-23.2.2025 tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ, GS. TS. Trần Xuân Bách (Giảng viên Trường Đại học Y - Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã vinh dự nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025.

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học
Nghị viện thế giới

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học

Kỳ thi vào đại học ở Hàn Quốc càng trở nên được quan tâm nhiều hơn khi có những nghi ngờ về hiệu quả của kỳ thi gia tăng vì một số nội dung trọng tâm của bài thi nằm ngoài chương trình học chính khóa. Có những ý kiến cho rằng, kết quả kỳ thi là “bài kiểm tra sự giàu có” bởi chỉ những gia đình có điều kiện cho con học luyện thi thêm mới có thể vượt qua; trước tình hình đó, tháng 7.2023, Bộ Giáo dục Hàn Quốc tuyên bố nội dung cải cách mạnh mẽ đối với kỳ thi tuyển sinh đại học cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm mang lại những kỳ thi đại học công bằng.

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?
Nghị viện thế giới

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?

Vào tháng 11 hàng năm, có khoảng nửa triệu học sinh Hàn Quốc tham dự thi tuyển sinh đại học, được gọi là "Suneung" theo tiếng Hàn hoặc tên gọi tiếng Anh là CSAT. Thi vào các trường top đầu là một áp lực khó khăn nhất đối với các gia đình và học sinh. Mọi hy vọng của xã hội, gia đình và bản thân các học sinh đều đặt trọn vào kỳ thi đại học với quan niệm cho rằng, kết quả thi quyết định thu nhập và thậm chí cả cuộc đời sau này của một người.

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm
Nghị viện thế giới

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm

Ở một số trường học, ngay trên các lớp học chính khóa, đã có những học sinh cuối cấp mang bài tập của lớp học thêm đến làm hoặc ngủ thiếp do phải tham gia lớp học thêm vào ban đêm; nguyên nhân là bởi nếu không tham gia học thêm ngoài thời gian học chính khóa, các sĩ tử sẽ khó lòng vượt qua được kỳ thi đại học mang tính "sống còn" với những đề thi không có trong chương trình chính khóa. Thực tế này đã tạo nên cuộc đua chi tiêu mạnh của các bậc phụ huynh cho giáo dục tư nhân, đặc biệt là các lò luyện thi, dẫn đến tình trạng bất công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Cần hiểu đúng để không phạm luật
Kinh tế - Xã hội

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Cần hiểu đúng để không phạm luật

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm với nhiều ý kiến tranh luận trái chiều không chỉ giáo viên, phụ huynh học sinh mà thậm chí cả quản lý nhà trường, bởi đây là một thay đổi lớn trong hoạt động dạy học hiện nay. Để hiểu đúng về Thông tư 29 và không phạm luật, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm: "Thông tư 29 và năng lực tự học trong môi trường AI", với sự tham dự của các khách mời: Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT - TS Thái Văn Tài; Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội - PGS.TS Trần Thành Nam và Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) Nguyễn Như Tùng. Mời độc giả đón xem!

TP. Hồ Chí Minh miễn học phí từ mầm non đến lớp 12 năm học 2025-2026
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh miễn học phí từ mầm non đến lớp 12 năm học 2025-2026

TP. Hồ Chí Minh sẽ dành 653 tỷ đồng để miễn học phí cho toàn bộ trẻ mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THCS, THPT trong và ngoài công lập từ năm học 2025-2026. Đây cũng là món quà của thành phố tạo dấu ấn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025).