Phê duyệt Đề án phát triển Hệ thống Trung tâm đào tạo xuất sắc về công nghệ 4.0

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 374/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.

Thu hút ít nhất 100 nhà khoa học và chuyên gia giỏi tham gia giảng dạy

Mục tiêu của Đề án nhằm hình thành ít nhất 01 hoặc 02 mạng lưới trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng trong mỗi lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0.
Riêng lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn và công nghệ sinh học hình thành ít nhất 02 hoặc 03 mạng lưới trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng ba miền Bắc - Trung - Nam.

Mỗi mạng lưới trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng do 01 cơ sở giáo dục đại học có thế mạnh đóng vai trò dẫn dắt và có ít nhất 05 cơ sở giáo dục đại học cùng với một số doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia.

Mỗi mạng lưới tổ chức được ít nhất 01 chương trình xuất sắc về đào tạo thích ứng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên sâu cho phát triển nguồn nhân lực trong một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0.

Phấn đấu mỗi mạng lưới thu hút được ít nhất 100 nhà khoa học và chuyên gia giỏi là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.

article.jpg
Đề án hình thành 1 hoặc 2 mạng lưới trung tâm đào tạo xuất sắc trong mỗi lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0 (Ảnh minh họa)

Thực hiện 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Đề án đưa ra 4 nhiệm vụ, giải pháp triển khai gồm:

1. Nghiên cứu, rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách nhằm tạo đột phá trong hoạt động đào tạo của một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0.

Đề án nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trên cơ sở hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đại học.

Hỗ trợ phát triển mô hình gắn kết giữa các cơ sở giáo dục đại học với các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thông qua đặt hàng, tuyển chọn/giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về tín dụng, hỗ trợ học phí, cấp học bổng để thu hút và nâng cao chất lượng người học trong một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0, trước mắt thực hiện đối với học viên cao học và nghiên cứu sinh.

2. Xây dựng, củng cố và phát triển các trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0 của Việt Nam

Đề án hỗ trợ, đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học trở thành trung tâm đào tạo mạnh ở ba miền Bắc - Trung - Nam trong một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0.

Xây dựng nền tảng đánh giá trực tuyến về kỹ năng, năng lực nghề nghiệp phục vụ kết nối cơ sở giáo dục đại học, người học, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan. Thực hiện cơ chế chia sẻ thông tin và cung cấp tư vấn về các chính sách ưu tiên trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng thuộc một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0.

3. Phát triển nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho các trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0 của Việt Nam

Phát triển các cơ sở giáo dục đại học có thế mạnh trở thành hạt nhân các mạng lưới đào tạo xuất sắc và tài năng ở bậc sau đại học trong một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0 như: trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn; công nghệ mạng thế hệ sau, công nghệ an ninh mạng thông minh và truyền thông đa phương tiện; công nghệ giáo dục; vật liệu mới; công nghệ xây dựng, giao thông và hạ tầng tiên tiến, thông minh; công nghệ sinh học trong nông nghiệp, công nghiệp và y sinh; năng lượng tái tạo, năng lượng hydrogen.

Đề án ưu tiên xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ, ngành; hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo cho các cơ sở giáo dục đại học nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0. Chú trọng nghiên cứu tạo ra các sản phẩm khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín, gắn sản phẩm đào tạo sau đại học và tạo ra sản phẩm ứng dụng, sản phẩm thương mại.

4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập về đào tạo trong một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0.

Mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập về đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là trong một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thực hiện chính sách thu hút nhân tài, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục đại học; chính sách thu hút các nhà khoa học, chuyên gia giỏi là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài phối hợp và tham gia hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học trong nước liên kết với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về công nghệ ưu tiên của công nghiệp 4.0.

Kinh phí thực hiện Đề án từ Ngân sách Nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật để thực hiện; kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị thuộc đối tượng tham gia Đề án.

Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ của Đề án.

Xem chi tiết Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030 TẠI ĐÂY

Giáo dục

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Cần hiểu đúng để không phạm luật
Kinh tế - Xã hội

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Cần hiểu đúng để không phạm luật

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm với nhiều ý kiến tranh luận trái chiều không chỉ giáo viên, phụ huynh học sinh mà thậm chí cả quản lý nhà trường, bởi đây là một thay đổi lớn trong hoạt động dạy học hiện nay. Để hiểu đúng về Thông tư 29 và không phạm luật, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm: "Thông tư 29 và năng lực tự học trong môi trường AI", với sự tham dự của các khách mời: Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT - TS Thái Văn Tài; Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội - PGS.TS Trần Thành Nam và Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) Nguyễn Như Tùng. Mời độc giả đón xem!

TP. Hồ Chí Minh miễn học phí từ mầm non đến lớp 12 năm học 2025-2026
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh miễn học phí từ mầm non đến lớp 12 năm học 2025-2026

TP. Hồ Chí Minh sẽ dành 653 tỷ đồng để miễn học phí cho toàn bộ trẻ mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THCS, THPT trong và ngoài công lập từ năm học 2025-2026. Đây cũng là món quà của thành phố tạo dấu ấn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025).

Giáo viên tốt nghiệp cao đẳng có thể tham gia dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Giáo dục

Giáo viên tốt nghiệp cao đẳng có thể tham gia dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đăng tải, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội về việc thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng có thể được giảng dạy 4 môn trong chương trình mới.