Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tiếp tục sử dụng điểm học bạ để xét tuyển

Chốt phương án tuyển sinh năm 2025, Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho biết sẽ tiếp tục sử dụng kết quả học tập 3 năm THPT để xét tuyển.

img-0213.jpg
Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tiếp tục sử dụng điểm học bạ xét tuyển


Đại diện Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2025 trường tiếp tục sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi với điểm học tập THPT tương tự như năm 2024.

Việc tiếp tục sử dụng kết quả học bạ 3 năm THPT xét tuyển kết hợp là sự thay đổi so với thông tin dự kiến trước đây của trường khi không sử dụng kết quả học bạ trong xét tuyển.

Để xét tuyển phương thức kết hợp vào trường, thí sinh cần chọn và dự thi một môn thi chính trong kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tổ chức. 2 môn còn lại sẽ sử dụng điểm trung bình 6 học kỳ trong 3 năm lớp 10, 11 và 12. Tuy nhiên, tỉ lệ điểm giữa môn chính và 2 môn còn lại có thể sẽ thay đổi theo hướng nâng cao trọng số của môn chính.

img-0212.jpg
Kỳ thi đánh giá chuyên biệt năm 2025 gồm 3 đợt thi vào tháng 4, 5 và tháng 7

Kỳ thi tổ chức thi 6 môn: toán học, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn và tiếng Anh. Thí sinh có thể lựa chọn một hoặc nhiều môn thi phù hợp với nguyện vọng xét tuyển vào các ngành học tại Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các trường đại học đối tác của kỳ thi này.

Bên cạnh phương thức xét tuyển có điều chỉnh, đề thi kỳ thi đánh giá chuyên biệt của Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh năm nay cũng có thay đổi, bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo đó, đề thi năm 2025 được thiết kế với nhiều điểm cải tiến trong cấu trúc câu hỏi, nội dung kiến thức trên tinh thần bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018, bảo đảm đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện.

Trong đó, phần nội dung kiến thức của chương trình lớp 12 chiếm 70-80%, phần còn lại là nội dung kiến thức của chương trình lớp 10 và 11. Đặc biệt, bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh sẽ tiếp cận theo định dạng bài thi đánh giá năng lực từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Kỳ thi đánh giá chuyên biệt năm 2025 gồm 3 đợt thi vào tháng 4, 5 và tháng 7, với 2 điểm thi tại TP. Hồ Chí Minh và 6 điểm thi ở Long An, Gia Lai, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng và Đắk Lắk.

Với việc tổ chức 3 đợt thi, trường dự kiến có hơn 30.000 lượt thí sinh tham gia (gấp 3 lần so với năm 2024).

Giáo dục

Các tính điểm trúng tuyển đại học năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi (Ảnh: Quốc Việt)
Giáo dục

Nhiều địa phương lúng túng trong triển khai Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay vẫn còn địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn, ban hành quy định tại địa phương, dẫn tới lúng túng trong triển khai; sự phối hợp giữa các sở, ngành trong triển khai các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường có nơi chưa kịp thời nên một bộ phận giáo viên có nhu cầu dạy thêm hoang mang, lo lắng.

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam
Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam

Ngày 27.3, tại Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) đã diễn ra lễ ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam (TRV), mở ra hướng đi mới trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành đường sắt, đặc biệt là lĩnh vực đường sắt tốc độ cao. 

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học

Ngày 27.3, tại chương trình đối thoại chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lần thứ nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin và điều kiện cho việc lập kế hoạch nghiên cứu dài hạn. Việc thu hút nhà khoa học giỏi vẫn vướng mắc do hạn chế nguồn lực, trong khi mức học phí hiện hành chưa đủ đảm bảo cho đào tạo chất lượng cao và thuê chuyên gia quốc tế.

 “Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh
Giáo dục

“Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh

Dưới góc nhìn của các thầy cô giáo, chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường học” do VinFast tổ chức mang ý nghĩa to lớn khi giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc sống xanh ngay từ những bước đi đầu đời, từ đó định hình hành động trong tương lai của thế hệ trẻ theo hướng bền vững hơn.

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp
Giáo dục

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp

Ngày 26.3, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp cùng ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Chương trình Dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) đã tổ chức sự kiện “Đi bộ vì Con người và Hành tinh”, với hơn 1.200 sinh viên, học sinh, giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý đến từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham dự.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.