TP. Hồ Chí Minh: Phải bảo đảm quyền lợi của học sinh khi Trường quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đề nghị hệ thống Trường Quốc tế Sài Gòn Pearl phải ổn định tình hình dạy và học năm học 2024-2025; trước khi dừng hoạt động vào cuối năm học, phải bảo đảm quyền lợi của học sinh, người lao động.

z6337853154239-98855a5734ceecea7f91d9e85d55f43e.jpg
Trường Quốc tế Sài gòn Pearl có trụ sở tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Ngày 20.2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh có Báo cáo số 751/BC-SGDĐT về tình hình của Trường Mầm non Quốc tế Sài gòn Pearl và Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Quốc tế Sài Gòn Pearl (Trường liên cấp Sài Gòn Pearl).

Theo đó, Trường Mầm non Quốc tế Sài gòn Pearl được UBND TP. Hồ Chí Minh cho phép thành lập năm 2010 và được Sở GD-ĐT cho phép hoạt động từ tháng 12.2013 và gia hạn hoạt động vào tháng 1.2019.

Trường liên cấp Sài Gòn Pearl được UBND TP. Hồ Chí Minh cho phép thành lập tháng 10.2010 và được Sở GD-ĐT cho phép hoạt động từ tháng 12.2013 và gia hạn vào tháng 1.2019.

Trong năm học 2024-2025, Trường MN Quốc tế Sài Gòn Pearl có tổng số 103 học sinh (29 học sinh người nước ngoài); có 3 lớp nhà trẻ và 6 lớp mẫu giáo. Chương trình giảng dạy của Bộ GD-ĐT bang Delaware (Hoa Kỳ).

Còn Trường liên cấp Sài Gòn Pearl có 124 học sinh (23 học sinh người nước ngoài, trường mới tuyển sinh bậc Tiểu học); chương trình giảng dạy của Bộ GD-ĐT bang New York (Hoa Kỳ).

Báo cáo cho biết, tiếp nhận thông tin từ báo chí về việc hệ thống Trường Quốc tế Sài Gòn Pearl thông báo sẽ ngừng hoạt động trong năm 2025, Sở GD-ĐT đã gửi văn bản đề nghị hệ thống Trường báo cáo tình hình hoạt động trong năm học 2024-2025 và phương hướng giải quyết các vấn đề liên quan.

Ngày 18.2, trường đã thực hiện báo cáo nhanh về tình hình hoạt động và phương án sắp xếp khi kết thúc năm học 2024 – 2025. Tiếp đó, Sở GD-ĐT cũng đã mời đại diện của hệ thống trường này làm việc để trao đổi các nội dung liên quan.

Tại báo cáo của UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, Sở GD-ĐT chỉ đạo nhà trường từ nay đến cuối năm tổ chức dạy học bình thường, bảo đảm duy trì chất lượng, sớm triển khai các giải pháp bảo đảm quyền lợi học tập cho học sinh, không để việc học của học sinh bị gián đoạn; tổ chức họp phụ huynh học sinh nhằm trao đổi hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh học sinh hoàn tất hồ sơ chuyển trường theo quy định, tránh gây xáo trộn, ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự trên địa bàn; bảo đảm thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, người lao động đầy đủ theo quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục công lập và các nhà đầu tư, các trường có vốn đầu tư nước ngoài tiếp nhận học sinh chuyển đến từ Trường Mầm non quốc tế Sài Gòn Pearl và Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông quốc tế Sài Gòn Pearl theo nhu cầu, tạo điều kiện để học sinh nhanh chóng hòa nhập và ổn định học tập.

Sở GD-ĐT đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo Công an TP. Hồ Chí Minh phối hợp với địa phương nắm bắt tình hình dư luận xã hội để có những phương án xử lý phù hợp nhằm bảo đảm tình hình an ninh, trật tự tại hệ thống trường Quốc tế Sài Gòn Pearl nói riêng và thành phố nói chung trong thời gian từ nay đến hết năm học 2024-2025.

Được biết, trước đó, phụ huynh học sinh Trường Quốc tế Saigon Pearl (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) nhận được thông báo việc trường sẽ phải ngừng hoạt động vào cuối năm học 2024-2025. Nguyên nhân là do số lượng tuyển sinh sụt giảm, dù đã nỗ lực nhưng trường không thể tiếp tục duy trì hoạt động.

Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam
Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam

Ngày 27.3, tại Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) đã diễn ra lễ ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam (TRV), mở ra hướng đi mới trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành đường sắt, đặc biệt là lĩnh vực đường sắt tốc độ cao. 

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học

Ngày 27.3, tại chương trình đối thoại chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lần thứ nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin và điều kiện cho việc lập kế hoạch nghiên cứu dài hạn. Việc thu hút nhà khoa học giỏi vẫn vướng mắc do hạn chế nguồn lực, trong khi mức học phí hiện hành chưa đủ đảm bảo cho đào tạo chất lượng cao và thuê chuyên gia quốc tế.

 “Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh
Giáo dục

“Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh

Dưới góc nhìn của các thầy cô giáo, chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường học” do VinFast tổ chức mang ý nghĩa to lớn khi giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc sống xanh ngay từ những bước đi đầu đời, từ đó định hình hành động trong tương lai của thế hệ trẻ theo hướng bền vững hơn.

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp
Giáo dục

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp

Ngày 26.3, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp cùng ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Chương trình Dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) đã tổ chức sự kiện “Đi bộ vì Con người và Hành tinh”, với hơn 1.200 sinh viên, học sinh, giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý đến từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham dự.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.