Thống nhất quy định hành vi bị nghiêm cấm

Cơ quan soạn thảo nghiên cứu để thống nhất nội dung quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ.

Đây là ý kiến được đưa ra tại phiên thảo luận tổ (Tổ 6 gồm các đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, Đồng Nai, Sóc Trăng) về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ diễn ra chiều nay, 24.5.

Bảo đảm tính khả thi quy định hành vi nghiêm cấm

Cần bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật -0
Toàn cảnh phiên họp Tổ 6

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), đại biểu Phạm Thị Minh Huệ (Sóc Trăng) cho rằng: để dự thảo luật hoàn thiện hơn, cơ quan soạn thảo nghiên cứu để thống nhất nội dung quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ tại Khoản 1 Điều 5 với điểm b Khoản 4 Điều 3 dự của thảo luật này.

Cần bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật -0
Đại biểu Phạm Thị Minh Huệ (Sóc Trăng) phát biểu

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo nghiên cứu tính khả thi của hành vi nghiêm cấm “báo cáo không kịp thời” được quy định tại Khoản 15 Điều 15. Bởi, nếu quy định như dự thảo sẽ dẫn đến tình trạng xác định “không kịp thời” một cách tùy nghi, mang tính chủ quan của cơ quan, người có thẩm quyền.

Cần bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật -0
Đại biểu Lý Thị Lan (Hà Giang) phát biểu 

Về trường hợp mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ đất nước, Khoản 3 Điều 12 dự thảo Luật quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 điều này phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an”. Tuy nhiên, theo đại biểu Phạm Thị Minh Huệ, dự thảo chưa quy định cụ thể hình thức đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an bằng văn bản hay các hình thức khác. Do đó, đề nghị bổ sung cụ thể hình thức đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an để bảo đảm tính khả thi trong áp dụng khi luật được thông qua và có hiệu lực.

Liên quan đến quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, có 15 hành vi được quy định tại Điều 5 dự thảo Luật. Đại biểu Lý Thị Lan (Hà Giang) cho rằng,  nhằm tránh các hành vi khác (ngoài các hành vi trong dự án Luật quy định hiện nay) có thể xảy ra mà dự án Luật chưa quy định, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định 1 khoản trong điều, cụ thể: “Các hành vi khác gây thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ” cho đầy đủ.

Đại biểu Lý Thị Lan cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung cụm từ "vật liệu nổ quân dụng” cho đầy đủ tại điểm a Khoản 1 Điều 10. Cụ thể như sau, “Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển đổi, chia, tách hợp nhất, sáp nhập không còn thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này”. Tại điểm a Khoản 2 Điều 50 quy định ‘‘Tổ chức kinh doanh công cụ hỗ trợ phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật”, đề nghị trích dẫn cụ thể là theo quy định nào của pháp luật để bảo đảm tính chính xác, cụ thể, dễ dàng áp dụng tổ chức thực hiện.

Cần bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật -0
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đóng góp ý kiến

Một số ý kiến cho rằng, quy định “dao có tính sát thương cao” tại điểm b Khoản 4 Điều 3 chưa bao quát hết các loại công cụ tương tự (chông, mìn, bẫy...) có nguy cơ gây sát thương, sẽ trở thành vũ khí nguy hiểm khi sử dụng trái mục đích. Đồng thời, quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ, vũ khí quân dụng sẽ không thống nhất với một số quy định của pháp luật hiện hành quy định về vũ khí. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu quy định bảo đảm phù hợp, đồng bộ, thống nhất.

Cân nhắc quy định giao Chính phủ quy định chi tiết chính sách đối với lực lượng cảnh vệ và công tác cảnh vệ

Cần bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật -0
Đại biểu Lê Hoàng Hải (Đồng Nai) phát biểu

Về chính sách đối với lực lượng cảnh vệ và công tác cảnh vệ, đại biểu Lê Hoàng Hải (Đồng Nai) cho biết: dự thảo Luật đã bổ sung Khoản 3 vào Điều 6 của Luật hiện hành, với nội dung “giao Chính phủ quy định chi tiết về chính sách đối với lực lượng cảnh vệ và công tác cảnh vệ”, quy định chi tiết như vậy là chưa phù hợp.

Lý giải về điều này, đại biểu Lê Hoàng Hải cho rằng, toàn bộ các quy định tại Luật Cảnh vệ hiện hành chính là cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác cảnh vệ. Nay bổ sung Khoản 3 vào Điều 6 nhưng không phải là bổ sung một chính sách mới mà lại giao Chính phủ quy định chi tiết là không phù hợp về mặt thẩm quyền. Mặt khác, sẽ có câu hỏi đặt ra, Luật hiện hành đã áp dụng được hơn 5 năm thì những chính sách đối với lực lượng cảnh vệ và công tác cảnh vệ trước kia được thực hiện ra sao? Đại biểu cũng đặt vấn đề: dự thảo Luật giao Chính phủ quy định chi tiết nhưng trong hồ sơ dự án Luật thì không thấy có dự thảo Nghị định của Chính phủ nên không thể đánh giá các quy định chi tiết đó có bảo đảm phù hợp với các chính sách đặt ra hay không. Từ những lý do trên, đại biểu Lê Hoàng Hải cho rằng, có thể nghiên cứu đưa các nội dung quy định chi tiết vào Luật để bảo đảm áp dụng thống nhất mà không cần phải bằng một văn bản của Chính phủ.

Cần bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật -0
Đại biểu Quản Minh Cường (Đồng Nai) cho ý kiến

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary cắt băng khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia

Chiều 21.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Nhà nước Campuchia trao tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều nay, 21.11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.