THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 20 KỲ HỌP THỨ 9, QUỐC HỘI KHOÁ XIV

Thứ Năm, ngày 18/6/2020, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10, đợt 2 theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua các nội dung sau:

- Nghị quyết của Quốc hội về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu, kết quả như sau: Có 461 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,45%); trong đó, có 459 đại biểu tán thành (bằng 95,03%); có 01 đại biểu không tán thành (bằng 0,21%); có 01 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,21%).

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kết quả biểu quyết:

+ Khoản 2 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 6 quy định về thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Có 460 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,24%); trong đó, có 453 đại biểu tán thành (bằng 93,79%); có 04 đại biểu không tán thành (bằng 0,83%); có 03 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,62%).

+ Khoản 16, Điều 1 bổ sung Điều 68a quy định về trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc trong thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết: Có 452 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,58%); trong đó, có 445 đại biểu tán thành (bằng 92,13%); có 03 đại biểu không tán thành (bằng 0,62%); có 04 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,83%).

+ Khoản 17 Điều 1 sửa đổi, bổ sung các Điều 74, 75, 76 và 77 quy định về trình tự thủ tục xem xét, thông qua luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Có 460 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,24%); trong đó, có 449 đại biểu tán thành (bằng 92,96%); có 05 đại biểu không tán thành (bằng 1,04%); có 06 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,24%).

+ Về toàn văn dự thảo Luật: Có 457 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94,62%); trong đó, có 449 đại biểu tán thành (bằng 92,96%); có 01 đại biểu không tán thành (bằng 0,21%); có 07 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,45%).

Cũng trong buổi sáng, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tại phiên thảo luận đã có 19 đại biểu phát biểu ý kiến và 9 đại biểu tranh luận. Các ý kiến thảo luận tập trung về các nội dung sau: về bổ sung biện pháp ngừng cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm là biện pháp ngăn chặn hay là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và người từ đủ 18 tuổi trở lên; về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực; về thủ tục, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; về thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; về tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật; về việc ra quyết định xử phạt, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính…

Sau thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã phát biểu giải trình, làm rõ ý kiến của đại biểu Quốc hội. 

Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính liên quan trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính nhà nước về các lĩnh vực của đời sống KT-XH, đồng thời liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân nên luôn nhận được sự quan tâm của các ĐBQH, cử tri, dư luận xã hội. Các ý kiến của ĐBQH thống nhất cao với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật. Tuy nhiên, dự thảo luật được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu nên các ĐBQH đã có nhiều ý kiến khác nhau về những nội dung sau:

- Về việc bổ sung biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm, có ý kiến tán thành với việc bổ sung là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; có ý kiến không coi đó là biện pháp cưỡng chế; có ý kiến lại coi đó là biện pháp ngăn chặn... 

Về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy:  

Đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, đa số ý kiến đại biểu đề nghị không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào Trường giáo dưỡng mà nên tiếp tục áp dụng các biện pháp cai nghiện theo Luật Phòng, chống ma túy. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị nên đưa vào cơ sở cai nghiện dành riêng cho lứa tuổi này.

Đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, đa số ý kiến đại biểu cho rằng cần tiếp tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính để cai nghiện; cần tổng kết, đánh giá toàn diện công tác cai nghiện, trong đó có nội dung bỏ quy định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để bảo đảm thống nhất với Luật Phòng, chống ma túy, và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cơ bản các ý kiến đại biểu tán thành việc tăng mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực để phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính hiện nay; cũng có ý kiến đề nghị nên cân nhắc bổ sung thêm cơ sở lý luận thực tiễn của việc tăng các mức phạt này. 

- Về thủ tục xử phạt và thi hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính, các ý kiến cơ bản tán thành với dự thảo Luật và góp ý về một số nội dung, như: lập biên bản việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính; việc ra quyết định xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính…

Các ý kiến thảo luận của đại biểu sẽ được UBTVQH chỉ đạo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Cơ quan trình dự án Luật và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Luật để UBTVQH báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10. Trong thời gian tới, UBTVQH sẽ chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách trực tuyến để thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật. Ngoài ra, cơ quan soạn thảo cũng tiếp tục tổ chức các tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động của dự án Luật này. 

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết sau:

- Nghị quyết phân bổ vốn viện trợ không hoàn lại, điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018, kết quả biểu quyết như sau: 

+ Điều 1 - Quy định về phân bổ vốn viện trợ không hoàn lại và điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2018: Có 450 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,17%); trong đó, có 446 đại biểu tán thành (bằng 92,34%); có 04 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,83%).

+ Điều 2 - Quy định về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018: Có 451 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,37%); trong đó, có 447 đại biểu tán thành (bằng 92,55%); có 04 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,83%).

+ Về toàn văn dự thảo Nghị quyết: Có 452 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,58%); trong đó, có 450 đại biểu tán thành (bằng 93,17%); có 02 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,41%).

- Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), kết quả biểu quyết như sau: 

+ Về Điều 4 - Quy định về Lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP: có 457 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94,62%); trong đó, có 449 đại biểu tán thành (bằng 92,96%); có 03 đại biểu không tán thành (bằng 0,62%); có 05 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,04%).

+ Điều 82 - Quy định về cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu: Có 455 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94,20%); trong đó, có 436 đại biểu tán thành (bằng 90,27%); có 06 đại biểu không tán thành (bằng 1,24%); có 13 đại biểu không biểu quyết (bằng 2,69%).

+ Điều 85 - Quy định về Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP: Có 459 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,03%); trong đó, có 433 đại biểu tán thành (bằng 89,65%); có 15 đại biểu không tán thành (bằng 3,11%); có 11 đại biểu không biểu quyết (bằng 2,28%).

+ Về toàn văn dự thảo Luật: có 456 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94,41%); trong đó, có 448 đại biểu tán thành (bằng 92,75%); có 01 đại biểu không tán thành (bằng 0,21%); có 07 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,45%).

Cũng trong buổi chiều, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

 Tại phiên thảo luận đã có 17 đại biểu phát biểu ý kiến và 06 đại biểu tranh luận. Các đại biểu cơ bản nhất trí với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về một số vấn đề sau: về bảo vệ các thành phần môi trường; về chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược; về đánh giá tác động môi trường; về giấy phép môi trường và tích hợp giấy phép về môi trường; về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, nông thôn; yêu cầu bảo vệ môi trường trong một số lĩnh vực; quản lý chất thải và kiểm soát các chất ô nhiễm khác; ứng phó biến đổi khí hậu; quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường; quan trắc môi trường, thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường và báo cáo môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và bồi thường thiệt hại về môi trường; công cụ kinh tế và nguồn lực bảo vệ môi trường; hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về môi trường;…

Sau thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã phát biểu giải trình, làm rõ ý kiến của đại biểu Quốc hội. 

Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, tại phiên họp, các ý kiến thảo luận của đại biểu sẽ được UBTVQH chỉ đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Cơ quan trình dự án Luật và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Luật để UBTVQH báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Việc thông qua Luật tại 3 kỳ họp như ý kiến của một số ĐBQH chưa đặt ra mà dựa trên chất lượng hoàn thiện, chuẩn bị dự án Luật này. Sau kỳ họp, UBTVQH sẽ tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, xin ý kiến thêm của các ĐBQH về nội dung của dự án Luật này.

Thứ Sáu, ngày 19/6/2020, Buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; Nghị quyết về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Biên phòng Việt Nam.

Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác; Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”; Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc kỳ họp (phiên bế mạc được Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp)./.

                                                                          TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI

Thời sự Quốc hội

Nghị quyết Ban hành Kế hoạch sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội
Chính trị

Nghị quyết Ban hành Kế hoạch sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội

Lời Tòa soạn: Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết 1339/NQ - UBTVQH15 Ban hành Kế hoạch sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dâng hương, tưởng nhớ Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa VI Phan Văn Đáng
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tưởng nhớ, tri ân Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa VI Phan Văn Đáng

Chiều 28.12, tại TP. Hồ Chí Minh, nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã đến thăm, chúc Tết gia đình và thắp hương tưởng nhớ Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa VI Phan Văn Đáng

Nghị quyết Về phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025
Chính trị

Nghị quyết Về phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Lời Tòa soạn: Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1337/NQ-UBTVQH15 về phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:

Nghị quyết Về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương
Chính trị

Nghị quyết Về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương

Lời Tòa soạn: Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1338/NQ-UBTVQH15 về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương năm 2024 cho các địa phương. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1338/NQ-UBTVQH15 về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương năm 2024 cho các địa phương; Nghị quyết số 1337/NQ-UBTVQH15 về phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025; Nghị quyết 1339/NQ - UBTVQH15 Ban hành Kế hoạch sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội; Nghị quyết số 60/2024/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hà Tĩnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hà Tĩnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số

Cơ bản nhất trí với các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tỉnh Hà Tĩnh đã xác định trong năm 2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Chiều nay, 27.12, tại trụ sở Tỉnh ủy Hà Tĩnh,  Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025; kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 và triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024
Thời sự Quốc hội

Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024

Chiều 27.12, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn, Công đoàn Văn phòng Quốc hội (VPQH) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai mạc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự khai mạc Festival hoa Mê Linh

Tối 26.12, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 chính thức khai mạc với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai mạc. Cùng dự có lãnh đạo thành phố Hà Nội.