Thay đổi cấu trúc dân số và những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam

Trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, ngày 27.12, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban Xã hội tổ chức Hội thảo thay đổi cấu trúc dân số và những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai cho biết, Đảng và Nhà nước luôn coi công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược. Điều này đã được thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng của Đảng về lĩnh vực dân số, gần đây nhất là Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25.10.2017 về công tác dân số trong tình hình mới. Trong đó khẳng định chuyển trọng tâm chính sách dân số từ dân số - kế hoạch hóa gia đình sang dân số - phát triển.

Trên chặng đường lịch sử của công tác dân số, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận.

Chất lượng dân số ngày càng được cải thiện; tuổi thọ trung bình liên tục tăng từ năm 1989 đến năm 2024, cụ thể đã tăng từ 65,2 tuổi lên 74,6 tuổi. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh với gần 23% dân số dưới 15 tuổi và 21% dân số trong độ tuổi từ 15 - 24 và đang ở trong thời kỳ “Dân số vàng”, một người phụ thuộc được 2 người trong độ tuổi lao động hỗ trợ. Đây là “lợi tức nhân khẩu học” cần được tận dụng để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của Việt Nam. Dự kiến cơ hội nhân khẩu học ở Việt Nam sẽ kéo dài đến 2039.

vh2.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai phát biểu tại hội thảo

Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những vấn đề dân số trong tình hình mới như: tốc độ già hóa nhanh, tổng tỷ suất sinh giảm, thâm hụt đáng kể vòng đời kinh tế. Việt Nam đang được dự báo vào năm 2036, dân số trên 60 tuổi sẽ chiếm 20%, đánh dấu sự chuyển từ một “xã hội già hóa” sang một “xã hội già”. Già hóa dân số nhanh và số lượng người cao tuổi ngày càng tăng đang tạo ra cả cơ hội và thách thức cho Việt Nam.

Từ điểm cầu trực tuyến tại Thái Lan, Chuyên gia về dân số và phát triển văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Wassana Im-Em cho rằng, cấu trúc dân số của Việt Nam đã thay đổi rất nhanh trong vài thập kỷ qua. Việt Nam đang hưởng lợi từ giai đoạn "dân số vàng", với lực lượng lao động trẻ dồi dào. Ước tính, cứ một người phụ thuộc thì được 2 người trong độ tuổi lao động hỗ trợ. Giai đoạn này dự báo sẽ kéo dài ít nhất thêm 10 năm nữa.

vh4.jpg
Quang cảnh hội thảo

Đồng thời, dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa từ năm 2011 với tốc độ nhanh hơn so với nhiều quốc gia khác. Tỷ lệ người cao tuổi được dự đoán sẽ tăng từ 163% năm 2023 lên hơn 200% vào năm 2036, khi Việt Nam được dự báo sẽ trở thành quốc gia có dân số già. Việt Nam cũng đang trải qua xu hướng sinh thấp với tổng tỷ suất sinh ở mức 1,96 trong năm 2023. Những thay đổi dân số này có những tác động phức tạp, và nếu không được chú ý đúng mức, đặc biệt trong bối cảnh có đông người cao tuổi và dân số ngày càng ít đi.

Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, với cấu trúc dân số hiện nay, người dân Việt Nam có khoảng 31 năm, tương ứng với độ tuổi từ 22 - 53 tuổi để tạo ra “thặng dư vòng đời". Trong khi đó, khoảng hơn 40 năm còn lại, tương ứng với độ tuổi từ 0 - 21 tuổi và từ 54 tuổi trở lên, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng “thâm hụt vòng đời”.

Như vậy, thời gian kinh tế thâm hụt dài hơn so với thời gian kinh tế thặng dư. Đây không phải là một lợi thế cho nền kinh tế khi dân số đang trong thời kỳ già hóa nhanh, với số người từ 60 tuổi trở lên tăng mạnh qua các năm. Nếu cấu trúc thu nhập và chi tiêu vẫn tiếp tục duy trì như hiện tại thì thâm hụt vòng đời của người Việt Nam sẽ ngày càng cao…

vh3.jpg
Quang cảnh hội thảo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai nhấn mạnh, với sự tham dự của các nhà quản lý về dân số ở Trung ương và địa phương, chuyên gia trong nước và quốc tế, hội thảo cung cấp đến các ĐBQH, nhà hoạch định chính sách những thông tin từ thực tiễn về dân số, bằng chứng khoa học từ việc đo lường nền kinh tế thế hệ và khuyến nghị từ chuyên gia, nhà khoa học để Việt Nam có sự chuẩn bị toàn diện về mặt chính sách, từ đó thích ứng với những thay đổi về cấu trúc dân số cũng như tận dụng các cơ hội trong quá trình này, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

vh5.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo

Đồng thời, qua hội thảo các ĐBQH, HĐND các tỉnh, thành phố cùng chung tay với ngành dân số, ngành y tế trong hoạch định chính sách, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về dân số để công tác dân số đạt được kết quả tốt hơn.

Những ý kiến, kiến nghị của các đại biểu cũng góp phần cung cấp thêm thông cho các ĐBQH cũng như Ủy ban Xã hội trong quá trình tham mưu cho Quốc hội xây dựng chính sách, pháp luật về dân số, cụ thể là dự án Luật Dân số thời gian tới.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hà Tĩnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hà Tĩnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số

Cơ bản nhất trí với các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tỉnh Hà Tĩnh đã xác định trong năm 2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Chiều nay, 27.12, tại trụ sở Tỉnh ủy Hà Tĩnh,  Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025; kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 và triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024
Thời sự Quốc hội

Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2024

Chiều 27.12, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn, Công đoàn Văn phòng Quốc hội (VPQH) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai mạc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự khai mạc Festival hoa Mê Linh

Tối 26.12, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 chính thức khai mạc với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai mạc. Cùng dự có lãnh đạo thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Hội nghị tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết lĩnh vực tài nguyên và môi trường

 Chiều tối 25.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại Hội nghị quán triệt, triển khai các Luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Thời sự Quốc hội

Không để việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy làm gián đoạn, chậm tiến độ chuẩn bị các dự án luật

Với khối lượng công việc rất lớn phải triển khai trong thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, không để việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ làm ảnh hưởng, gián đoạn, chậm tiến độ soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý các dự án luật, nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương đề xuất nội dung và phương án cụ thể sửa đổi các luật để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Lời Tòa soạn: Chiều 25.12, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng, quán triệt một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai các Luật, Nghị quyết và công tác lập pháp trong thời gian tới. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị triển khai các luật, nghị quyết của Quốc hội

Chiều 25.12, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024.
Thời sự Quốc hội

Kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Chiều 24.12, tiếp tục thực hiện chương trình phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phương án phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) năm 2025.
Thời sự Quốc hội

Quyết định phương án phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn ĐBQH năm 2025

Chiều 24.12, tiếp tục chương trình phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phương án phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) năm 2025.