Thêm góc nhìn về kiến trúc đặc sắc của các dân tộc

Sáng 4.5, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Mai Hà Books tổ chức tọa đàm khoa học “Văn hóa tộc người từ góc nhìn về nhà ở”.

Tọa đàm được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Khắc Tụng (Mai Hà Books và NXB Khoa học Xã hội tái bản trên cơ sở gộp bản in của Tập I năm 1994 và Tập II năm 1995).

Nơi ăn chốn ở từ lâu đã là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người. Có thể nói “nhà” là nơi cung cấp sự ổn định, an toàn, là nơi diễn ra các hoạt động duy trì sự sống cơ bản và tạo ra những giá trị văn hóa cả về vật thể và phi vật thể. Vậy nên có thể khẳng định nhà ở chính là nơi mang trong mình bản sắc của một tộc người, mang giá trị nghiên cứu khoa học sâu rộng.

Nhà ở cổ truyền của các dân tộc Việt Nam có đặc trưng riêng, và những người làm kiến trúc cần hiểu biết sâu sắc về truyền thống, kết hợp với hiện đại nhằm tạo ra những công trình mang tính lưu giữ văn hóa cao.

Góc nhìn thú vị về kiến trúc đặc sắc các dân tộc -1
Toàn cảnh tọa đàm

Xét trên không gian văn hóa có sự đa dạng về các dân tộc và sự phân bố rộng trên phương diện địa lý, văn hóa các dân tộc Việt Nam có trong mình sự phong phú muôn vẻ. Chính vì lẽ đó, từ tiền đề ý nghĩa của nhà ở trong cuộc sống của người Việt, PGS.TS Nguyễn Khắc Tụng đã viết nên chuyên khảo “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam”. Đây là công trình nghiên cứu kết tinh cả đời người, là chuyến phiêu lưu du ngoạn về những miền xa xôi của tổ quốc, để chúng ta hiểu thêm về con người trên đất nước Việt Nam.

Cuốn sách bao gồm những bài nghiên cứu chuyên sâu đi vào mô tả, phân tích những cấu trúc trong các loại nhà của từng dân tộc, từ chất liệu xây dựng, cách thi công, đặc điểm riêng có của từng loại nhà của các dân tộc, chức năng sử dụng các loại phòng, các quan niệm và nghi lễ tâm linh liên quan đến nhà ở của các dân tộc… Chúng đều được tổng hợp lại, tạo thành bài chuyên khảo có giá trị nghiên cứu sâu rộng liên quan đến lĩnh vực kiến trúc và văn hóa.

Tại tọa đàm, PGS.TS Vương Xuân Tình - nguyên Viện trưởng Viện dân tộc học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng: Nhà dân tộc học Nguyễn Khắc Tụng là người mở hướng nghiên cứu về nhà ở cổ truyền các dân tộc ở Việt Nam. Những quan điểm nghiên cứu, hệ thống khái niệm và phương pháp nghiên cứu của ông vẫn được sử dụng trong nghiên cứu về nhà ở dưới tiếp cận dân tộc học. Nghiên cứu của nhà dân tộc học Nguyễn Khắc Tụng có tính liên ngành cao, đặc biệt trong lĩnh vực dân tộc học kiến trúc. Trong đó, cuốn sách “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” có giá trị lớn trong lưu giữ bản sắc văn hóa của các tộc người, là cơ sở để bảo tồn nhà ở truyền thống của các tộc người ở Việt Nam…

Góc nhìn thú vị về kiến trúc đặc sắc các dân tộc -0
Cuốn sách “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” có giá trị lớn trong lưu giữ bản sắc văn hóa của các tộc người

Trong khi đó, GS.TS. KTS Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội nhận định: Với kiến trúc -  bộ môn nghiên cứu về tổ chức không gian sống (không gian ở, sinh hoạt, sản xuất…) thì nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam của Nguyễn Khắc Tụng là tài liệu quý để kiến trúc sư có thể tìm hiểu, sáng tạo và góp phần gìn giữ kiến trúc nhà truyền thống Việt Nam nói riêng và bản sắc kiến trúc Việt Nam nói chung…

Để giữ được bản sắc dân tộc, để hiểu hơn về tinh hoa của thời đại, những người làm kiến trúc cần có được hiểu biết sâu sắc về truyền thống, để rồi kết hợp với hiện đại, nhằm tạo ra những công trình thật đặc biệt và mang tính lưu giữ văn hóa cao. Đây cũng là điều PGS.TS Nguyễn Khắc Tụng mong muốn khi viết nên cuốn sách này…

Văn hóa - Thể thao

Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội năm 1946
Văn hóa - Thể thao

Trước cuộc trường chinh vĩ đại

Ngày 19.12.1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực cho nhân dân Thủ đô anh dũng, chiến đấu 60 ngày đêm trước cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.

Cần đưa nguồn lực văn hóa phong phú và đa dạng trở thành động lực phát triển của Hà Nội. Nguồn: TSC
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Nhịp bước cùng thời đại

Không nằm ngoài bước chuyển thách thức của thời đại, Hà Nội hôm nay cần có đột phá trong tư duy phát triển cũng như cơ chế, chính sách, để văn hóa trở thành nguồn lực hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hành trình từ tín đồ thời trang đến CEO: Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week 2024
Văn hóa - Thể thao

Hành trình từ tín đồ thời trang đến CEO: Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week 2024

Tuần lễ Thời trang Milan & Paris trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Jacqueline Thảo Tiên Nguyễn trên cương vị mới - CEO của DAFC. Hơn nữa, Jacqueline Tiên Nguyễn còn đồng hành cùng Marie Trâm Anh và Ashleigh Huỳnh càng làm tăng thêm sức hút của bộ ba mỹ nhân Việt.

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.