Bài cuối: Nhịp bước cùng thời đại

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10.10.1954 - 10.10.2024)

Tỏa sáng giá trị văn hóa nghìn năm:

Bài cuối:

Nhịp bước cùng thời đại

Không nằm ngoài bước chuyển thách thức của thời đại, Hà Nội hôm nay cần có đột phá trong tư duy phát triển cũng như cơ chế, chính sách, để văn hóa trở thành nguồn lực hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt

Trên hành trình phát triển, Hà Nội không chỉ gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn không ngừng đổi mới và sáng tạo. Ngày 30.10.2019 là một cột mốc quan trọng đối với Hà Nội khi thành phố chính thức trở thành thành viên “Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo” của UNESCO. Với sự đa dạng và phong phú của di sản văn hóa, cùng cộng đồng sáng tạo năng động, Hà Nội đã khẳng định vị thế một trung tâm sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế. Việc gia nhập mạng lưới này không chỉ là vinh dự mà còn mở ra cơ hội để Thủ đô phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, thu hút du khách và nâng cao vị thế trên bản đồ thế giới.

Cần đưa nguồn lực văn hóa phong phú và đa dạng trở thành động lực phát triển của Hà Nội. Nguồn: TSC
Cần đưa nguồn lực văn hóa phong phú và đa dạng trở thành động lực phát triển của Hà Nội. Nguồn: TSC

Nhiều ý kiến chuyên gia nhận định đây chính là khởi đầu quá trình định vị phát triển của một Thủ đô sáng tạo; đồng thời đặt văn hóa vào trọng tâm của chiến lược phát triển bền vững, thể hiện sự đổi mới có tính bước ngoặt của Hà Nội trong việc xác định vị thế, tầm nhìn của một Thủ đô năng động, cam kết đổi mới.

Hà Nội cũng trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành Nghị quyết riêng về công nghiệp văn hóa. Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội ngày 22.2.2022 về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu sớm đưa công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, có thể đóng góp đến 8% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố vào năm 2030 và đến năm 2045 là 10%.

Đặc biệt, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị đã xác định phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước".

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, để thực hiện mục tiêu, các nội dung, phương án quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội được nghiên cứu trên cơ sở các yếu tố văn hóa, văn hiến, văn minh, hiện đại của Thăng Long - Hà Nội, được coi như là triết lý phát triển "phát sáng nhân tài; khai phóng trí tuệ; lan tỏa nhân văn; hòa điệu thiên nhiên; tiến cùng thời đại".

Xác định trục phát triển đó là động lực thúc đẩy các hoạt động nghệ thuật, không gian sáng tạo phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa của các tầng lớp Nhân dân, song hành với bảo tồn di sản, làm cho di sản sống động trong hiện thực đời sống, góp phần thu hút, thúc đẩy phát triển du lịch...

Đây là “đường dẫn” để Hà Nội chuyển hóa các nguồn lực văn hóa thành sức mạnh, động lực phát triển Thủ đô.

Phát huy “sức mạnh mềm”

Khẳng định Hà Nội có thể khôi phục và phát huy đầy đủ giá trị văn hóa kinh kỳ, GS.TS. Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đề nghị thành phố có quy hoạch tổng thể về văn hóa “càng sớm càng tốt”. Đặc biệt, phải quy hoạch về không gian, đặc biệt là không gian sông Hồng để nó có thể phô diễn đầy đủ giá trị văn hóa, ví như sông Hàn của Seoul (Hàn Quốc) sông Seine của Paris (Pháp)… đều là dòng sông trong lòng Thủ đô.

Bên cạnh đó, với đặc thù 70 - 80% là nông thôn, quy hoạch hoạt động văn hóa ở nông thôn, bên cạnh di tích là các sinh hoạt văn hóa dân gian, lễ hội là những gì Hà Nội ưu tiên thực hiện trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng nhanh, mạnh như hiện nay. Câu chuyện bảo tồn, phát huy giá trị của làng nghề cũng cần đặt ra… “Công nghiệp văn hóa bắt đầu từ văn hóa truyền thống, bắt đầu bằng những gì ta đang có”, GS.TS. Lê Hồng Lý nhận định.

Theo PGS.TS. Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cần đánh giá đầy đủ “tài nguyên nhân văn” của Hà Nội, nơi phản ánh “sức mạnh mềm” của Thủ đô như di sản văn hóa, cảnh quan, môi trường văn hóa, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, các thành tựu về giáo dục, văn hóa, xã hội, chất lượng nguồn nhân lực, khả năng sáng tạo, tài năng nghệ thuật, khoa học công nghệ… Trong đó, PGS.TS. Phạm Duy Đức lưu ý quan tâm đến quy hoạch và nguồn lực văn hóa cho phát triển cũng như quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.

“Dù nguồn lực văn hóa ở Thủ đô Hà Nội hiện nay rất giàu có, phong phú, đa dạng, nhưng chủ yếu ở dạng tiềm năng. Nếu không chuyển vào kết nối với sáng tạo, sản xuất tạo nên các giá trị thặng dư thì không thể phát huy được vai trò, vị thế của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Tìm ra các giải pháp có tính kỹ thuật để chuyển nguồn lực đồ sộ này vào phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề lớn hiện nay”, PGS.TS. Phạm Duy Đức nhìn nhận.

Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương cho rằng, thành phố cần có những giải pháp căn cơ để phát triển lành mạnh thị trường văn hóa; đồng thời, đổi mới đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu, ban hành chính sách đặc thù thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp văn hóa như: miễn giảm thuế, tăng cường bảo hộ bản quyền… Mặt khác, Hà Nội cần tập trung phát triển văn hóa nghệ thuật Thủ đô, sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao để tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống nghìn năm văn hiến, tập trung đầu tư phát triển, sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao, tạo dấu ấn về tư tưởng và nghệ thuật.

Tiếp tục chăm lo, phát huy trí tuệ, vai trò sáng tạo của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ thành phố. Hà Nội cũng cần xây dựng nhiều hơn các không gian văn hóa, nơi các nghệ sĩ, nhà sản xuất tập trung ở đó - như một chất xúc tác cho những ý tưởng sáng tạo của văn nghệ sĩ…

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên là cách đưa nguồn lực văn hóa trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trước mắt và lâu dài, hướng đến mục tiêu xây dựng Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong bối cảnh mới.

Văn hóa - Thể thao

Gia đình phải thực sự là tổ ấm để trẻ em được phát triển, người già được chăm sóc, nuôi dưỡng. Nguồn: baodantoc.vn
Văn hóa - Thể thao

Xây dựng gia đình văn hóa thực chất, không chạy theo thành tích

PGS.TS ĐẶNG THỊ HOA, Viện trưởng Viện Tâm lý học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng, trong bối cảnh đời sống hiện đại, định hướng xây dựng gia đình văn hóa có những điểm phải thay đổi, cập nhật. Các gia đình văn hóa được công nhận và vinh danh phải là những gia đình thực sự tiêu biểu.

Toàn cảnh hội thảo
Văn hóa

Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21.12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

“Bộ đội Cụ Hồ” - danh hiệu cao quý, niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”

Sự xuất hiện, phát triển và định hình danh hiệu, kiểu mẫu nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” trong lịch sử đấu tranh cách mạng đã trải qua 80 năm; so với lịch sử dân tộc thì không dài, song nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở thành một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt

“Tết là nhất - 100 từ vựng đầu đời” là cuốn sách từ vựng chủ đề ngày Tết được sáng tác bởi tác giả Thư Nhiên và minh họa bởi họa sĩ Thùy Cốm, mới được Crabit Kidbooks và Nhà xuất bản Hà Nội ra mắt, hứa hẹn sẽ là món quà năm mới ý nghĩa với trẻ nhỏ.

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc
Văn hóa - Thể thao

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc

Từ nét vẽ tinh tế trên giấy dó, đến những mảng màu rực rỡ, mang đậm nét văn hóa dân gian… mỗi tác phẩm như một câu chuyện riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân, đồng thời tạo nên một tổng thể hài hòa và giàu cảm xúc.

Từ khi thành lập, Quân đội ta luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân
Văn hóa

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của Nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Ngoài lợi ích của Nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác”.