Thêm 4 chương trình đào tạo của ĐHQG Hà Nội được đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng AUN-QA

Các chương trình đào tạo này bao gồm: 1 chương trình cử nhân của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và 3 chương trình cử nhân của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Phiên đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) lần thứ 358 cấp chương trình đào tạo vừa được tiến hành trực tiếp với nhiều cập nhật quan trọng. Trong đó, có 4 chương trình đào tạo từ 2 đơn vị của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã được kiểm định.

4 chương trình đào tạo này bao gồm: 1 chương trình cử nhân ngành Công nghệ Kỹ thuật hạt nhân của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và 3 chương trình cử nhân của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ngành Xã hội học, Tâm lý học và Quốc tế học).

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của AUN-QA phiên bản 4.0 có 8 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí.

Trong đó, 4 tiêu chuẩn liên quan đến xây dựng và thiết kế chương trình đào tạo gồm: mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, nội dung và cấu trúc chương trình, phương pháp tiếp cận dạy và học, đánh giá người học.

Có 3 tiêu chuẩn về nguồn lực để thực hiện chương trình đào tạo, gồm đội ngũ chuyên môn, dịch vụ hỗ trợ người học, cơ sở vật chất và hạ tầng; và 1 tiêu chuẩn liên quan đến đánh giá đầu ra và kết quả của chương trình đào tạo. Các tiêu chí chất lượng được đánh giá trên thang điểm từ 1-7.

Thêm 4 chương trình đào tạo của ĐHQGHN được đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng AUN-QA -0
GS.TS Rohaida Mohd Saat, Trưởng đoàn đánh giá ngoài AUN-QA lần thứ 358 phát biểu tại phiên bế mạc đợt đánh giá

Bên cạnh việc nghiên báo cáo tự đánh giá, hồ sơ minh chứng, Đoàn đánh giá ngoài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp với các bên liên quan, gồm: Lãnh đạo đơn vị đào tạo, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng và các thành viên liên quan đến việc thực hiện quá trình tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá (SAR team).

Trong thời gian trên, đoàn đánh giá đã làm việc với lãnh đạo, giảng viên, cán bộ, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng của các chương trình đào tạo được kiểm định; thăm quan cơ sở vật chất của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn,Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Bệnh viện ĐHQG Hà Nội… để có đánh giá toàn diện về các chương trình đào tạo này.

Tại phiên bế mạc đợt đánh giá, các chuyên gia kiểm định của AUN-QA đã đánh giá những điểm mạnh, điểm cần khắc phục và khuyến nghị đối với 4 chương trình đào tạo của ĐHQG Hà Nội theo các tiêu chí đánh giá chung của AUN.

Theo đó, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao đổi học thuật và học tập kinh nghiệm từ các đại học đối tác có đào tạo chương trình tương tự, xây dựng các phương thức đánh giá sáng tạo với các bộ tiêu chí cụ thể cho từng ngành học.

Các chuyên gia kiểm định chia sẻ thêm, để các chương trình được phát triển tốt hơn nữa, các trường đại học cần nâng cấp cơ sở vật chất cho sinh viên - không gian học tập, trang thiết bị và phòng thí nghiệm hiện đại; tăng cường các biện pháp an toàn, tối ưu hoá mặt bằng không gian học tập và làm việc,...

Trưởng đoàn đánh giá ngoài AUN-QA lần thứ 358 - GS.TS Rohaida Mohd Saat đánh giá cao nỗ lực của ĐHQG Hà Nội và các đơn vị thành viên đã chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho lần kiểm định này. Bà nhấn mạnh, với sự cống hiến và làm việc chăm chỉ của cán bộ, giảng viên và sinh viên, qua thu thập và tìm hiểu kỹ thông tin, minh chứng, các chuyên gia kiểm định nhận thấy, ĐHQG Hà Nội có danh tiếng tốt trong việc thu hút sinh viên theo học các chương trình đào tạo của mình.

Các chương trình đào tạo này có tính cần thiết với thị trường lao động và chắc chắn sẽ đóng góp vai trò lớn hơn trong việc hiện thực hóa tầm nhìn 2050 của giáo dục đại học tại Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng, ĐHQG Hà Nội luôn cam kết không ngừng phấn đấu để cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho nền giáo dục nước nhà.

Phát biểu tại phiên bế mạc, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải cho biết, ĐHQG Hà Nội luôn tiên phong và chủ động tham gia hoạt động kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia và quốc tế, trong đó có AUN-QA.

Thêm 4 chương trình đào tạo của ĐHQGHN được đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng AUN-QA -0
Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải 

ĐHQG Hà Nội cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên tại Việt Nam thành lập đơn vị chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng (Viện Đảm bảo Chất lượng giáo dục) nhằm duy trì và phát triển văn hóa chất lượng một cách toàn diện.

Đến thời điểm hiện tại, số lượng lớn các cuộc đánh giá chất lượng do AUN-QA thực hiện cho gần 60 chương trình đào tạo tại ĐHQG Hà Nội là minh chứng cho sự cống hiến của ĐHQG Hà Nội trong việc không ngừng cải tiến tích cực trong giáo dục.

Theo Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải, quá trình đánh giá nghiêm ngặt này không chỉ phản ánh quyết tâm của ĐHQG Hà Nội trong việc cung cấp đội ngũ tri thức chất lượng cao cho nền giáo dục tại Việt Nam, mà còn đảm bảo rằng các chương trình được đào tạo và tham gia kiểm định này phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

"Đây là một bước tiến quan trọng hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục tổng thể tại ĐHQG Hà Nội và nuôi dưỡng văn hóa cải tiến liên tục trong giáo dục đại học. Cam kết này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà trường và quan trọng hơn là những sinh viên ĐHQG Hà Nội", Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội nói.

Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải cũng bày tỏ hy vọng, 4 chương trình được đánh giá kiểm định lần này sẽ tiếp tục cải thiện theo các khuyến nghị từ AUN-QA và sẽ có thêm nhiều chương trình của ĐHQG Hà Nội được kiểm định theo chuẩn này.

Mạng lưới các đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN-QA) được thành lập tháng 11/1995 với 11 thành viên ban đầu đến từ 6 quốc gia. Đến nay, AUN đã có 198 thành viên đến từ 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

AUN là mạng lưới có uy tín và lớn nhất trong khu vực, hỗ trợ cho các trường đại học thành viên không chỉ thích nghi với những thách thức mà còn có thể làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhằm xây dựng một cộng đồng giáo dục chất lượng cao, có thể sánh vai với các tổ chức uy tín về giáo dục khác trên thế giới.

Là một trong những thành viên đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tham gia Ban điều hành AUN, ĐHQGHN đã tích cực tham gia các hoạt động xây dựng và hoạch định chiến lược, chính sách đảm bảo chất lượng của AUN, tham gia xây dựng các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của AUN.

Ý kiến bạn đọc

Giáo dục

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Cùng em đến trường - Cam kết lâu dài cho sự phát triển bền vững
Giáo dục

Cùng em đến trường - Cam kết lâu dài cho sự phát triển bền vững

Sau hơn 4 năm kể từ khi khánh thành và đưa vào hoạt động, Trường THCS Châu Hòa (Bến Tre) đã trở thành biểu tượng tiêu biểu cho sự phát triển giáo dục của địa phương; đồng thời cũng thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội và cam kết lâu dài của Trungnam Group đối với tương lai giáo dục Việt Nam.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.