Thể nghiệm trên sân khấu cải lương

Vở cải lương lịch sử “Vì sao lạc xứ” sẽ được sân khấu thể nghiệm của Nhà hát Cải lương Việt Nam làm mới từ quan điểm thể hiện, đến không gian, ánh sáng, trang phục... Đó là những nỗ lực của ê kíp nghệ thuật với mong muốn tiếp thu những giá trị đương đại, xu hướng của sân khấu thế giới hiện nay để đưa vào cải lương.

Nhìn nhận rõ hơn về nhân vật lịch sử

Theo thông tin từ Nhà hát Cải lương Việt Nam ngày 4.3, vở cải lương “Vì sao lạc xứ” của tác giả Nguyễn Toàn Thắng do NSƯT Triệu Trung Kiên đạo diễn. Vở diễn được thực hiện theo đơn đặt hàng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong năm 2019. Tác phẩm được Đoàn cải lương thể nghiệm của Nhà hát thực hiện với những sáng tạo, tìm tòi mới của nghệ thuật cải lương, nhằm phát huy giá trị loại hình nghệ thuật này. Vở diễn nói về nhân vật lịch sử Hồ Nguyên Trừng (con trai vua Hồ Quý Ly) - người có công phát minh ra súng thần công, được xem là có đóng góp rất sớm cho khoa học Việt Nam.

ở cải lương “Ngạ quỷ” từng được Nhà hát Cải lương Việt Nam thực hiện theo lối thử nghiệm Nguồn: ITN
ở cải lương “Ngạ quỷ” từng được Nhà hát Cải lương Việt Nam thực hiện theo lối thử nghiệm 
Nguồn: ITN

Lý giải về việc lựa chọn nhân vật lịch sử này để thực hiện vở diễn, tác giả Nguyễn Toàn Thắng cho biết, hiện nay thông tin và tài liệu về nhân vật Hồ Nguyên Trừng khá ít. Quyết định dựng lại nhân vật này với hy vọng cung cấp thêm những mảnh ghép về cuộc đời, sự nghiệp của ông cũng như các biến cố lịch sử của thời kỳ nhân vật này để công chúng nhìn nhận rõ hơn về nhân vật. “Tôi chọn nhân vật Hồ Nguyên Trừng do câu chuyện của ông rất khác biệt, ngoài việc là con trai Hồ Quý Ly, ông còn là một tài năng chế ra súng với lực bắn tốt, có sức công phá thành. Khi xưa, trong trận giao tranh với nhà Minh, người thua trận một là bị tù đày, hai là tuẫn tiết. Với Hồ Nguyên Trừng, sử sách chép lại ông làm đến quan thượng thư cho triều đại nhà Minh. Một chi tiết lịch sử đắt giá nữa là những buổi tế Hồ Nguyên Trừng do nhà Minh tổ chức rất trang trọng và công phu trước những lần khai hỏa, cho thấy vai trò to lớn của ông”.

Tác giả vở diễn cho biết thêm, điều đáng quý là, trong những năm xa xứ, Hồ Nguyên Trừng vẫn tiếp tục sống, cống hiến. “Tôi ít lệ thuộc tài liệu chủ quan của người chép sử. Với tôi, một người giỏi như Hồ Nguyên Trừng không bao giờ đầu hàng ngay khi bị bắt, cũng không ai có thể phủ nhận thực tế ông đã chế tạo ra súng thần công”.

Thể nghiệm sân khấu cải lương 

 “Vở cải lương lịch sử là một tác phẩm nghệ thuật, được nhìn với con mắt hư cấu để diễn tả khao khát, mong muốn của người sáng tạo. Tuy nhiên, phần hư cấu có nguyên tắc của nó, không làm méo mó, biến dạng, hoặc sai lệch dữ liệu lịch sử; người xem vẫn thấy được tính logic, tính khoa học và thuyết phục. Trên cơ sở đó, cùng với vở cải lương thể nghiệm “Vì sao lạc xứ”, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 5 tới, ngay sau đó Nhà hát Cải lương Việt Nam sẽ kết hợp với Nhà hát Chèo Việt Nam dựng “Ngàn năm mây trắng”, về nhân vật nàng Tô Thị, vở diễn thử nghiệm giữa các loại hình cải lương, chèo, chầu văn và hát xẩm; và một vở diễn về hình tượng Bác Hồ, có kết hợp nhạc dân gian miền Trung với cải lương, dân ca miền Bắc…”.

Đạo diễn - NSƯT Triệu Trung Kiên

“Vì sao lạc xứ” kể lại quãng đời xa xứ của một người tài, bậc chính nhân quân tử, dẫu có trôi dạt đến đâu vẫn nguyên vẹn lòng trung quân ái quốc. Vì được nghệ thuật hóa nên tác phẩm cải lương lịch sử trở nên lung linh hơn, mang tính hấp dẫn, cuốn hút người xem, phá bỏ một phần mặc cảm về sự khô khan của loại hình này, người xem qua đó dễ tiếp cận hơn. Đây cũng là một mục đích của những người sáng tạo nghệ thuật với hy vọng, thông qua tác phẩm nghệ thuật, lịch sử sẽ in đậm trong trí nhớ người xem.

Theo NSƯT Triệu Trung Kiên, với vở diễn này, những người thực hiện không quá tham vọng, chỉ dừng phần thể nghiệm ở mức độ thấp nhất, để tác phẩm gần gũi với đông đảo người xem. Trước tiên là thử chuyển tải cải lương thoát ra khỏi tính bi lụy, lỗi thời, sướt mướt. “Chúng tôi muốn tác phẩm tiếp thu được những giá trị đương đại, xu hướng của sân khấu thế giới hiện nay. Đây là những bước đệm để sau này sẽ có những tác phẩm cải lương kết hợp ballet, âm nhạc đường phố, V-Pop... Cải lương luôn luôn cần sự thể nghiệm trong các chặng đường của mình”.

Đạo diễn Triệu Trung Kiên cho biết, êkíp sẽ “làm đến đâu sáng tạo đến đó”. Yếu tố thể nghiệm được thực hiện từ quan điểm, đến xử lý ánh sáng, không gian, trang phục… Các nghệ sĩ tham gia vở diễn ngoài những người đã có nhiều thành tích cao như Nguyễn Văn Đáng (vai Hồ Nguyên Trừng), Minh Hải (vai quan thứ sử)… sẽ có sự tham gia của một số gương mặt trẻ, như Phạm Thị Quỳnh và Vũ Thị Minh Nguyệt (vai đào kép)… “Đây là những gương mặt hứa hẹn mang đến hy vọng, màu sắc mới cho cải lương Việt Nam. Chúng tôi đã mạnh dạn đưa hai diễn viên mới thể hiện vai chính của vở và tin rằng, với nhiệt huyết và nỗ lực của các em, vở diễn sẽ làm hài lòng khán giả yêu thích nghệ thuật truyền thống”, đạo diễn Triệu Trung Kiên bày tỏ.

Văn hóa

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024
Văn hóa - Thể thao

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024

Là một trong những thí sinh lọt chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Thiếu úy Trần Ngọc Châu Anh không chỉ sở hữu vẻ đẹp hình thể ấn tượng mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu đất nước, trách nhiệm và phẩm chất kiên cường của thế hệ trẻ.

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình
Văn hóa

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia Sự thật và Omega Việt Nam hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris.

"Mối giao cảm" của Tina Merandon
Văn hóa - Thể thao

"Mối giao cảm" của Tina Merandon

Nhằm khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa con người và động vật trong cuộc sống hàng ngày, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Mối giao cảm giữa con người và động vật" của nghệ sĩ người Pháp Tina Merandon, trong khuôn khổ chương trình Nghệ sĩ lưu trú Villa Saigon 2025.

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách
Văn hóa - Thể thao

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách

Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 được tổ chức tại Thư viện Quốc gia Việt Nam có chủ đề "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" nhằm khẳng định vai trò to lớn của sách trong bồi đắp tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc.

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu
Văn hóa - Thể thao

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu

Vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, di sản kiến trúc trầm mặc, nét đặc sắc của phong tục tập quán và sự bình dị của đời sống trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, dẫn người xem vào chuyến du ngoạn qua ba miền đất nước thông qua những nét vẽ, mảng màu sinh động.

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt trên cả nước, mang đậm dấu ấn lịch sử, nghệ thuật và lòng tự hào dân tộc.

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính trị

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2025), 80 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945-23.9.2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.