Thấp thỏm nỗi lo thưởng Tết

Năm 2023 là một năm nhiều thăng trầm của thị trường lao động, tính đến thời điểm này, dù có tín hiệu phục hồi, tuy nhiên trên thực tế số liệu tình hình việc làm, cũng như con số lao động thất nghiệp không mấy khả quan; nhiều lao động ở cả khu vực công và tư vẫn thấp thỏm lo không có thưởng Tết.

Nỗi lo của nhiều lao động

Chị Nguyễn Mai Anh (sinh năm 1994, quê Sơn La) trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội là viên chức làm ở đơn vị sự nghiệp có thu; chị Mai Anh chia sẻ, chị và các đồng nghiệp đều rất lo lắng với tình hình của đơn vị mình đang công tác, đặc biệt khi chỉ còn vài tháng nữa là hết năm; chị Mai Anh tâm sự, trong đợt họp giao ban mới nhất của đơn vị chị đang công tác, các phòng ban đều chia sẻ về những khó khăn trong hoạt động, thu nhập tăng thêm của người lao động cũng đã bị cắt giảm từ 3 tháng trở lại đây. Nhiều người lo ngại, tiền thưởng Tết năm 2024 có thể thấp hơn nhiều so với năm ngoái, tình trạng xấu hơn có thể không có thưởng Tết.

Còn với chị Đặng Thị Ánh (23 tuổi, quê Nghệ An) đang làm việc tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử ở Hưng Yên cho biết, từ đầu tháng 8, do thiếu đơn hàng nên công ty đã cắt giảm thời gian tăng ca. Việc cắt giảm kéo dài đến nay đã khiến thu nhập của chị sụt giảm mạnh. Không những không được tăng ca, có tháng chị Ánh chỉ làm được 16 - 18 công do công ty yêu cầu nghỉ việc luân phiên. Tuy nhiên, chị vẫn thấy may mắn hơn vì không nằm trong danh sách công nhân bị sa thải.

"Nếu tăng ca đều, hàng tháng thu nhập của tôi cũng lên tới 12 - 13 triệu đồng/tháng. Nhưng những tháng vừa qua, thu nhập của tôi rút lại chỉ còn 6,5 - 7 triệu đồng/tháng" - chị Ánh chia sẻ. Dù thu nhập bị giảm nhưng chị Ánh vẫn cố gắng làm việc vì tìm kiếm cơ hội mới trong thời điểm cuối năm này là không phù hợp, hơn nữa chị cũng đang rất mong chờ vào khoản tiền thưởng cuối năm.

Có thể thấy không riêng gì khu vực tư nhân, ngay cả các đơn vị sự nghiệp công lập cũng rơi vào tình cảnh khó khăn, doanh thu giảm, hoạt động bị gián đoạn. Nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng 2023 của Ngân hàng UOB cho thấy, có đến 51% người lao động lo ngại sẽ bị mất tiền thưởng; 48% sợ bị giảm lương; 47% sợ bị mất việc…

Chế biến, chế tạo là nhóm ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong năm 2023, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của lao động (nguồn ITN)
Chế biến, chế tạo là nhóm ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong năm 2023, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của lao động. Nguồn: ITN

Nhiều doanh nghiệp chưa xác định mức thưởng 

Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có công văn gửi các địa phương, các đơn vị, khu công nghiệp đề nghị gửi báo cáo về việc thực hiện chế độ tiền lương năm 2023 và tiền thưởng Tết năm 2024 cho người lao động tại các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị công đoàn các cấp chủ động tham gia với các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động thực hiện việc trả lương, trả thưởng cho công nhân, người lao động dịp Tết.

Theo nhận định chung, nhiều khả năng năm nay vẫn sẽ xuất hiện các doanh nghiệp "trắng" thưởng Tết năm 2024. Qua ghi nhận, khối ngành đang gặp khó khăn nhất là khối ngành công nghiệp, chế biến chế tạo (chiếm 42%), tiếp theo là các hoạt động dịch vụ khác... Do vậy, đây cũng sẽ là những nhóm ngành khả năng gặp khó khăn trong việc lo thưởng Tết cho công nhân, người lao động.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp còn khó trả lương cho lao động chưa nói gì tới thưởng Tết. Tuy vậy, ở góc độ nào đó, doanh nghiệp vẫn sẽ nỗ lực để có thưởng Tết cho người lao động vì đây là truyền thống. "Mặt khác, tiền thưởng cũng là cơ sở để giữ chân người tài, tính toán nhân sự. Tuy nhiên, cũng không loại trừ việc có những doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự không có đủ tiền trả lương chứ nói gì đến thưởng Tết cho công nhân, người lao động" - ông Huân nói.

Chia sẻ về thông tin thưởng Tết năm 2024, ông Tống Văn Lai, Phó cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhận định: "tình hình kinh tế năm nay tốt hơn nên có thể lương, thưởng của người lao động tăng nhưng tăng mức nào phải chờ các địa phương công bố, dựa vào số liệu báo cáo từ doanh nghiệp".

Tuy vậy, theo ông Lai, rất khó để có thể dự báo về tình hình thưởng Tết năm 2024 và nhiều khả năng vẫn phải chờ báo cáo tổng hợp từ địa phương, sau đó Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội mới đưa ra thông tin cụ thể được.

Ông Lai cũng cho biết thêm, hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể về tiền thưởng Tết, việc thưởng Tết cho người lao động hiện nay áp dụng theo quy định về tiền thưởng tại Bộ luật Lao động năm 2019. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay khi người lao động không hoàn thành công việc theo quy định, họ hoàn toàn có thể không nhận được thưởng Tết. Bởi vậy, bức tranh lương, thưởng Tết năm 2024 sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, đơn vị nhất là quý IV.2023.

Xã hội

Không để đối tượng ma túy gây án trong dịp Tết
Xã hội

Không để đối tượng ma túy gây án trong dịp Tết

Khẳng định công tác giảm cầu ma túy là giải pháp trọng điểm để giảm tội phạm, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Lương Tam Quang yêu cầu Giám đốc Công an các địa phương trực tiếp chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 483; Đối với Công an các địa phương, quản lý chặt chẽ, tất cả điểm, tụ điểm, nguy cơ nảy sinh, hình thành điểm, tụ điểm phải được triệt xóa, các đối tượng phải bị xử lý, vô hiệu hóa, khắc phục triệt để tình trạng đánh khúc giữa tội phạm ma túy; tuyệt đối không để xảy ra tình hình phức tạp, không để đối tượng ma túy gây án trong dịp Tết...

Hình thành thói quen tự giác và trách nhiệm với cộng đồng trong tham gia giao thông
Giao thông

Hình thành thói quen tự giác và trách nhiệm với cộng đồng trong tham gia giao thông

Theo đánh giá của lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh, sau hai tuần kể từ khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, đặc biệt là triển khai Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức của người dân đã nâng cao khi tham gia giao thông. Các hình thức xử phạt thiết kế theo hướng tăng cao sau những “lấn cấn” ban đầu đã được người dân đồng tình vì tạo ra một thói quen mới - thói quen tự giác trong chấp hành các quy định của pháp luật và trách nhiệm của công dân với cộng đồng xã hội.

Ảnh minh họa
Giao thông

Nghị định 168 tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức tham gia giao thông

Sau hai tuần thực thi Nghị định 168 đã tạo chuyển biến lớn trong ý thức khi hầu hết người tham gia giao thông đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của  pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tình hình tai nạn giao thông có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ và thời gian trước liền kề.

Nghị định 168: Định hình nét văn hoá giao thông Thủ đô
Giao thông

Nghị định 168: Định hình nét văn hoá giao thông Thủ đô

Theo chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực, ý thức chấp hành của người tham gia giao thông khá tốt, không phát hiện nhiều hành vi vi phạm thuộc về các lỗi cơ bản như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm...tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ và thời gian trước.

Hà Nội tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” với 2.025 drone
Đời sống

Hà Nội tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” với 2.025 drone

Ngày 15,1, Báo Nhân Dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” diễn ra vào 20 giờ ngày 18.1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đây sẽ là lần đầu tiên, 2.025 chiếc drone trình diễn công nghệ ánh sáng kết hợp dàn nhạc giao hưởng, âm nhạc hiện đại trên bầu trời Hồ Tây, Hà Nội.

Chung một ước mơ, tô màu xanh Việt
Môi trường

Chung một ước mơ, tô màu xanh Việt

Ngày 15.1, tại vườn Giám (cổng chính di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, TP. Hà Nội), Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication) và TreeBank đã phát động chương trình “Ngày trồng cây 2025” với chủ đề "Chung một ước mơ, tô màu xanh Việt".

Nghị Định 168: Bước tiến quan trọng để xây dựng môi trường giao thông văn minh, hiện đại
Giao thông

Nghị Định 168: Bước tiến quan trọng để xây dựng môi trường giao thông văn minh, hiện đại

Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn còn là một thách thức lớn, gây thiệt hại không chỉ về con người mà còn về kinh tế và xã hội. Trước tình hình nêu trên, việc áp dụng Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) là vô cùng cần thiết để tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật giao thông, và bảo đảm an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.