Nghị Định 168: Bước tiến quan trọng để xây dựng môi trường giao thông văn minh, hiện đại

Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn còn là một thách thức lớn, gây thiệt hại không chỉ về con người mà còn về kinh tế và xã hội. Trước tình hình nêu trên, việc áp dụng Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) là vô cùng cần thiết để tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật giao thông, và bảo đảm an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

Nghiêm khắc để nâng cao ý thức

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 9 tháng đầu năm 2024, toàn quốc xảy ra 17.836 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.114 người, bị thương 13.385 người. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 1.506 vụ (9,22%), giảm 829 người chết (9,27%), tăng 2.413 người bị thương (21,99%). Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: vi phạm tốc độ, lái xe trong tình trạng say rượu, không tuân thủ tín hiệu giao thông, và tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông…

nghi-dinh-168-6931-3859-3951.jpg
Tình trạng đi xe lên vỉa hè giảm rõ rệt sau khi áp dụng Nghị định 168

Trước thực trạng nêu trên, Nghị định 168 được Chính phủ ban hành nhằm tăng cường quản lý và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông. Một số điểm nổi bật của nghị định bao gồm:

1. Tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng như lái xe khi say rượu, sử dụng chất kích thích, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông hoặc vi phạm tốc độ.

2. Áp dụng công nghệ hiện đại để giám sát giao thông, như hệ thống camera giám sát tự động và phần mềm nhận diện biển số xe.

3. Quy định chặt chẽ về quản lý phương tiện giao thông đối với xe tải, xe container, và xe khách, nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn nghiêm trọng.

4. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra và xử lý vi phạm.

5. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông nhằm nâng cao ý thức cộng đồng.

Theo các chuyên gia xã hội học, việc áp dụng các mức xử phạt nghiêm khắc sẽ tạo ra răn đe đối với những hành vi vi phạm. Đồng thời, các biện pháp giám sát tự động như “phạt nguội” giúp phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp không tuân thủ luật lệ giao thông, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn.

Nghị định 168 không chỉ tập trung vào xử phạt mà còn khuyến khích giáo dục và tuyên truyền về luật giao thông. Khi người dân hiểu rõ hậu quả của việc vi phạm, họ sẽ có ý thức tốt hơn trong việc chấp hành pháp luật. Một môi trường giao thông an toàn và trật tự sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và cải thiện hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.

Thực tế, ở các quốc gia phát triển hiện nay như: Hà Lan, Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... sự nghiêm minh của pháp luật là yếu tố cốt lõi để đảm bảo trật tự xã hội và an toàn giao thông. Ý thức của mỗi người dân kết hợp với tính răn đe mạnh mẽ của pháp luật đã tạo nên sự văn minh của đất nước họ. Chính vì vậy, các quốc gia này đã giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân, tạo nên hình ảnh đẹp của một quốc gia văn minh khi du khách thập phương đến du lịch, học tập, làm việc...

Ở Việt Nam, với tốc độ đô thị hóa và mật độ giao thông tăng nhanh, việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển để đảm bảo giao thông an toàn là thực sự cần thiết. Việc áp dụng mức xử phạt cao theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP để từng bước xây dựng ý thức chấp hành pháp luật giao thông, tạo nền tảng cho một xã hội tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của mọi người dân.

Có thể thấy, trong tình hình mới hiện nay, việc áp dụng Nghị định 168 không chỉ là biện pháp cấp thiết để bảo đảm trật tự an toàn giao thông mà còn là một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng môi trường giao thông văn minh, hiện đại.

Dù còn nhiều thách thức, nhưng với quyết tâm từ Chính phủ, sự đồng lòng của các cơ quan chức năng và sự ủng hộ từ cộng đồng, hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự thành công của Nghị định này, góp phần mang lại cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn cho Nhân dân.

Những con số biết nói

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tình hình tai nạn giao thông đã có những chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ và thời gian trước liền kề.

Cụ thể, toàn quốc xảy ra 681 vụ TNGT, làm 365 người chết, 453 người bị thương, so với cùng kỳ giảm 355 vụ (-34,27%), giảm 47 người chết (-11,41), giảm 426 người bị thương (-34,24%); so với thời gian trước liền kề giảm 347 vụ (-34,53%), giảm 94 người chết (-20,47%), giảm 301 người bị thương (-39,92%). So với thời gian trước liền kề, xử phạt giảm 22.786 trường hợp (-11,54%).

Cục Cảnh sát giao thông đánh giá, Nghị định 168/CP ban hành với nhiều hành vi tăng nặng mức xử phạt đã tác động sâu sắc đến nhận thức, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Các cơ quan chức năng, lực lượng thực thi nhiệm vụ bảo đảm TTATGT đều xác định “mục tiêu không phải để tăng mức thu tiền phạt nộp ngân sách Nhà nước, mà để quyết tâm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người tham gia giao thông”.

Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều… đã giảm rõ rệt, nhất là tại các đô thị lớn. Người tham gia giao thông đã tự giác chấp hành đèn tín hiệu giao thông kể cả khi không có lực lượng CSGT kiểm tra, kiểm soát, đã dần thay đổi về nhận thức, ý thức trách nhiệm của từng công dân khi tham gia giao thông, hình thành văn hóa khi tham gia giao thông, tạo hình ảnh giao thông, đô thị văn minh, được người dân đồng tình ủng hộ.

Giao thông

Đề xuất đầu tư hoàn chỉnh 2 ống hầm trên cao tốc ở Hà Tĩnh để đảm bảo lưu thông an toàn
Xã hội

Đề xuất đầu tư hoàn chỉnh 2 ống hầm trên cao tốc ở Hà Tĩnh để đảm bảo lưu thông an toàn

Cho rằng nếu khai thác một hầm bên phải của hầm Đèo Bụt - hầm đường bộ duy nhất trên cao tốc qua tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, do đó địa phương này đã có văn bản đề xuất đầu tư hoàn chỉnh 2 ống hầm trên cao tốc nhằm đảm bảo lưu thông được an toàn.

Lực lượng CSGT Đắk Lắk làm việc với tinh thần "xuyên đêm, xuyên Tết, xuyên lễ và không có ngày nghỉ"
Giao thông

Lực lượng CSGT Đắk Lắk làm việc với tinh thần "xuyên đêm, xuyên Tết, xuyên lễ và không có ngày nghỉ"

Lực lượng CSGT tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã thường xuyên triển khai trực chiến 100% quân số trên tinh thần làm việc "xuyên đêm, xuyên Tết, xuyên lễ và không có ngày nghỉ", qua đó đã phát hiện lập biên bản 82.486 trường hợp vi phạm, tăng 30.258 trường hợp so với năm 2023.

VEC tiếp tục chính sách giảm 2% thuế VAT mức giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc đến hết ngày 30.6.2025
Giao thông

VEC tiếp tục chính sách giảm 2% thuế VAT mức giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc đến hết ngày 30.6.2025

Năm 2024, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục duy trì ổn định, do thiệt hại nặng nề do cơn Bão số 3 gây ra đã ảnh hưởng lớn đến nhiều địa phương. Nhưng với nỗ lực của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), công tác quản lý khai thác, vận hành các tuyến cao tốc của VEC tiếp tục bảo đảm thông suốt, an toàn; hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) hoạt động ổn định, hiệu quả.

Người cung cấp thông tin vi phạm giao thông có thể nhận tới 5 triệu đồng
Xã hội

Người cung cấp thông tin vi phạm giao thông có thể nhận tới 5 triệu đồng

Nghị định 176/2024/NĐ-CP của Chính phủ Quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước, có hiệu lực từ 1.1.2025. Theo đó, cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông. Mức chi này là không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.

Hòa Bình: Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án, công trình đầu tư công
Xã hội

Hòa Bình: Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án, công trình đầu tư công

Tại Hội nghị tổng kết công tác giao thông vận tải năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Quách Tất Liêm đề nghị, Sở Giao thông vận tải tỉnh hoàn thành việc hợp nhất, tinh gọn bộ máy, hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 18-NQ/TW. Cùng với đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trong kế hoạch đầu tư công, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình.