Thanh Hóa thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên môi trường số

Sau 1 năm thực hiện Công văn số 452/TTg-KSTT và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến Đề án 06, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách an sinh xã trên môi trường số.

Ngày 6.1.2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06).

Thực hiện Đề án 06, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa được giao một số nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với một số đơn vị, địa phương trong việc triển khai đối sánh, làm sạch, đồng bộ dữ liệu các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội (trẻ em, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, người có công…) trên địa bàn tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thanh Hóa thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên môi trường số -0
Người dân đến giao dịch, làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa. Ảnh:ITN 

Xây dựng mô hình an sinh xã hội, tiến hành cấp tài khoản an sinh và thực hiện chi trả các khoản trợ cấp qua tài khoản (không dùng tiền mặt) cho 100% đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội (đã đăng ký tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản Mobile money...) từ ngân sách nhà nước.

Triển khai các giải pháp nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công, áp dụng các giải pháp nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp” trong nhóm dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06.

Đăng ký khai tử - đăng ký thường trú - cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí.  Triển khai thủ tục hành chính liên thông Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và cấp phiếu lý lịch tư pháp…

Ông Dương Văn Huệ, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện chuyển đổi số trong chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho đối tượng người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện rà soát 224.950/257.075 đối tượng. Trong đó, số đối tượng đã có tài khoản/đăng ký chi trả qua tài khoản 20.166 người, số đối tượng nhận chi trả không dùng tiền mặt 10.864 người.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện rà soát 64.842/64.842 người có công (đạt 100%), thực hiện đối chiếu làm sạch và nhập dữ liệu người có công trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư 63.392/64.842 người (đạt 97,76%).

Thực hiện kết nối Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh với Hệ thống phần mềm Đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến và rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về trợ giúp xã hội, đã chuẩn hóa dữ liệu 192.023 đối tượng bảo trợ xã hội (đạt tỉ lệ 100%). Chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em thực hiện Đề án 06, toàn tỉnh Thanh Hóa đã cập nhật 961.348/970.157 trẻ em (đạt tỷ lệ 99,09% trên tổng số trẻ em).

Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm việc ký số, gửi nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại cơ quan, tỉnh Thanh Hóa đã có 35.320 hộ nghèo; 55.797 hộ cận nghèo, chuyển về Bộ Công an để phối hợp đối sánh, làm sạch dữ liệu; Số hóa 330.000 hồ sơ người có công…

100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã được công khai tiến độ, kết quả giải quyết trên Trang thông tin điện tử của Sở; 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Sở Lao động, Thương binh và Xã hội được niêm yết công khai rõ ràng, đúng quy định…

“Nhìn chung, công tác tuyên truyền, phổ biến việc kết nối, chia sẻ dữ liệu Quốc gia về Dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xây dựng nền tảng dữ liệu dùng chung đáp ứng mục tiêu của Đề án 06 của Chính phủ tiếp tục được triển khai nghiêm túc. Nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động về ý nghĩa, vai trò của việc kết nối, chia sẻ dữ liệu Quốc gia về Dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động phối hợp trong công tác kết nối, chia sẻ dữ liệu Quốc gia về Dân cư giữa Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ngày càng chặt chẽ, thường xuyên hơn và đạt kết quả thiết thực. Qua đó, góp phần giúp người dân, gia đình chính sách, người có công…thực hiện các thủ tục hành chính, chế độ, chính sách nhanh chóng, hiệu quả…”, ông Huệ thông tin.

Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh

TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa bằng các giải pháp toàn diện như phát triển sản phẩm chủ lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt
Trên đường phát triển

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3
Địa phương

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3

Với những nỗ lực vận động không ngừng nghỉ, phương án giải quyết chính sách thấu đáo của TP. Dĩ An, đến nay 100% người dân có đất nằm trong diện giải toả đền bù, giải phòng mặt bằng thuộc dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương đã đồng thuận bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Chỉ số PAR INDEX năm 2024
Địa phương

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.