Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững

Khép lại năm 2024, Thanh Hóa đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thu ngân sách nhà nước đạt hơn 54.000 tỷ đồng (đứng top 10 địa phương cao nhất nước). Bước sang năm 2025, với phương châm hành động “Đoàn kết trách nhiệm - Sáng tạo hiệu quả - Tăng tốc về đích”, UBND tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nỗ lực, tăng tốc, bứt phá, phấn đấu hoàn thành tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025 với các chỉ tiêu cụ thể như: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11% trở lên, trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3% trở lên; công nghiệp - xây dựng tăng 15% trở lên; dịch vụ tăng 8% trở lên; thuế sản phẩm tăng 10% trở lên. GRDP bình quân đầu người đạt 3.750 USD trở lên. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 8 tỷ USD trở lên;…

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi, năm 2025 tỉnh sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ nét trên tất cả các lĩnh vực, sớm đưa các dự án quy mô lớn vào hoạt động; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo động lực mới cho tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển toàn diện, đồng bộ văn hóa - xã hội; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

150d1082953t18054l0.jpg
Toàn cảnh hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2025. Ảnh: Minh Hiếu

Bên cạnh đó, để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025, UBND tỉnh đã đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trong đó, tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên từng ngành, lĩnh vực, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo động lực tăng trưởng; nỗ lực, phấn đấu hoàn thành 100% các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025.

UBND tỉnh tập trung chỉ đạo rà soát, hoàn thiện đồng bộ thể chế, cơ chế, chính sách; tháo gỡ hiệu quả khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới, vươn mình cùng cả nước; trọng tâm là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư kinh doanh, tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, tính tiền sử dụng đất, xử lý tài sản công, tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực.

Đặc biệt, chỉ đạo rà soát, xây dựng bộ máy “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm; sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, bảo đảm kỹ lưỡng các điều kiện để các đơn vị hành chính sau khi sắp xếp nhanh chóng ổn định tổ chức, hoạt động hiệu quả. Chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn; rà soát, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính...

Xây dựng các phương án, kịch bản, kế hoạch trong triển khai thực hiện nhiệm vụ

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2025 vừa qua, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh nêu rõ: Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm về đích, năm giữ vai trò then chốt, quyết định đối với việc hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) của tỉnh. Với phương châm hành động “Đoàn kết trách nhiệm - Sáng tạo hiệu quả - Tăng tốc về đích” đã được xác định trong toàn hệ thống chính trị, UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các địa phương cần phải tập trung phân tích, dự báo sát đúng tình hình thế giới, khu vực, trong nước để xây dựng các phương án, kịch bản, kế hoạch hàng tháng, hàng quý và cả năm cho phù hợp, với tinh thần vì hạnh phúc của Nhân dân và vì sự phát triển của tỉnh.

150d1115619t54620l0.jpg

UBND các địa phương cần phải tập trung phân tích, dự báo sát, đúng tình hình thế giới, khu vực, trong nước để xây dựng các phương án, kịch bản, kế hoạch hàng tháng, hàng quý và cả năm cho phù hợp, với tinh thần vì hạnh phúc của Nhân dân và vì sự phát triển của tỉnh. Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, trọng tâm là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư kinh doanh, tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất.

- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh -

Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý, cần tập trung cao cho lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa, xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của tỉnh về quy định chi tiết một số điều của các luật mới ban hành và sửa đổi, như: Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản... tạo khung pháp lý bình đẳng, minh bạch, thuận lợi cho thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đã ban hành nhưng không còn phù hợp và nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cần tiếp tục cụ thể hóa triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt các quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết xây dựng, tạo cơ sở pháp lý để quản lý và thu hút đầu tư phát triển. Đồng thời, cần mở rộng tư duy, tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới, trên cơ sở đó để sớm cập nhật, rà soát và bổ sung quy hoạch, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

150d1083235t35680l0.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị - ảnh Minh Hiếu

Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, trọng tâm là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư kinh doanh, tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, tính tiền sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách, các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sản xuất kinh doanh, du lịch, dịch vụ đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.

UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh theo phân công duy trì giao ban nghe báo cáo tiến độ thực hiện và chỉ đạo giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ 33 dự án quy mô lớn, trọng điểm đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh đã được chỉ ra tại Nghị quyết số 18 ngày 5.12.2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, sớm đưa vào sản xuất, đóng góp cho tăng trưởng, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.

Địa phương

Ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh xác định mục tiêu trọng tâm hiện nay là chuyển đổi xanh các khu công nghiệp
Địa phương

Bắc Ninh: Phát triển khu công nghiệp theo hướng tập trung, bền vững

Hướng đến sự phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh xác định mục tiêu trọng tâm hiện nay là chuyển đổi xanh các khu công nghiệp với nội hàm giảm phát thải nhà kính; sử dụng năng lượng tái tạo; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường.

Bà con dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn đã được tiếp cận CNTT
Địa phương

Giảm nghèo thông tin giúp Bắc Kạn thay đổi từng ngày

Giảm nghèo thông tin là tạo điều kiện để người dân, các hộ nghèo và cận nghèo có thể tiếp cận các nguồn thông tin quan trọng về chính sách, kỹ thuật sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các chương trình hỗ trợ. Nhận thấy đây là bước đi đầu tiên để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Bắc Kạn đã và đang triển khai mạnh mẽ nhiều chương trình giúp giảm nghèo thông tin, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân, đặc biệt ở những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Ông Lê Hồng Vinh được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An
Hội đồng nhân dân

Ông Lê Hồng Vinh được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Chiều 3.1, tại TP. Vinh, HĐND tỉnh Nghệ An Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề). Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ V dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 5.1
Địa phương

Huyện Văn Yên, Yên Bái: Sẵn sàng cho Lễ hội Quế lần thứ V năm 2024

Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ V dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 5.1.2025. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc, nhằm tôn vinh cây quế - biểu tượng kinh tế và văn hóa của địa phương. Lễ hội không chỉ là dịp để quảng bá sản phẩm quế Văn Yên mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây, đặc biệt là đồng bào Dao.