Thanh Hóa quan tâm tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Ban chỉ đạo 515 tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 6.12.2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg ngày 25.7.2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác đảm bảo đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Liên kết Việt – Lào tìm mộ liệt sĩ

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 350.377 người có công với cách mạng, trong đó có 55.977 liệt sĩ.Từ năm 2014 đến nay, Đội Quy tập Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã tìm kiếm, quy tập được 289 hài cốt liệt sĩ. Trong đó, có 94 hài cốt liệt sĩ quy tập trong nước và 195 hài cốt liệt sĩ quy tập tại Lào.

Ban chỉ đạo 515 tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Trang thiết bị, phương tiện được sử dụng đúng mục đích, phát huy tác dụng, hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ. Các chế độ, chính sách đối với người được cấp có thẩm quyền huy động trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; người cung cấp thông tin về liệt sĩ; hỗ trợ thân nhân hoặc người thờ cúng đi tìm mộ liệt sĩ được đảm bảo kịp thời. Qua đó, đáp ứng được nguyện vọng của thân nhân gia đình liệt sĩ.

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Việc kiểm tra, hướng dẫn, rà soát chi trả các chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với người làm công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được thực hiện chặt chẽ, đúng mục đích, nguyên tắc.

Thanh Hóa sẽ tiếp tục quan tâm tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ -0
Lễ di chuyển các hài cốt liệt sĩ là chuyên gia quân sự, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Đồng Tâm, huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Nguồn: ITN

Quá trình triển khai thực hiện các cơ quan, đơn vị đã bám sát các văn bản, hướng dẫn của trên, chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ, kịp thời đúng quy định, từ đó đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Tạo sự đồng thuận, hiệu ứng lan tỏa trong xã hội, giúp động viên tổ chức, cá nhân tại địa phương tham gia làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, tích cực thu thập cung cấp thông tin về mộ liệt sỹ có giá trị…”.

Trưởng Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Thanh Hóa thông tin thêm, việc quán triệt, triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đã góp phần tăng cường an sinh xã hội, ổn định tình hình chính trị, xã hội ở địa phương.

Qua đó, động viên tích cực đối với các tổ chức, cá nhân tham trực tiếp hoặc phối hợp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong và ngoài nước. Góp phần thắt chặt mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn nói riêng và hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Lào nói chung. Được nhân dân và cán bộ, chiến sỹ tham gia đồng tình ủng hộ; dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao; các nguồn lực bảo đảm thực hiện được đơn vị, địa phương triển khai, chuẩn bị chu đáo, khai thác kịp thời…  

Theo kế hoạch đặt ra, từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo, Đội Quy tập Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tìm kiếm khoảng 180 - 200 hài cốt liệt sĩ. Trong đó, tìm kiếm tại Lào khoảng 130-150 hài cốt liệt sĩ; tìm kiếm trong nước khoảng 30-50 hài cốt liệt sĩ…

40.000 liệt sĩ chưa biết thông tin về phần mộ

Thông tin này được ông Dương Văn Huệ, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa đưa ra tại Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029 của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa tổ chức ngày 19.3.

Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa có gần 56.000 liệt sĩ hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, phần lớn các liệt sĩ chưa có thông tin hoặc chưa xác định được danh tính.

“Đến nay, có hơn 10.000 liệt sĩ nguyên quán tỉnh Thanh Hóa có mộ đang an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc, trong đó hơn 8.000 liệt sĩ có đầy đủ thông tin, hơn 2.000 mộ liệt sĩ có một phần thông tin, có hơn 40.000 liệt sĩ chưa biết thông tin về phần mộ. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chưa thể đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của các thân nhân, gia đình liệt liệt sĩ. Số mộ liệt sĩ cần xác minh, tìm kiếm, bổ sung thông tin là rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân…”, ông Huệ chia sẻ.

Tại Đại hội, ông Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa được thành lập sẽ tiếp tục mở rộng nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các địa phương thực hiện các hoạt động tôn vinh và tri ân liệt sĩ, gia đình liệt sĩ trong tỉnh, hỗ trợ các gia đình liệt sĩ thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tham gia thu thập thông tin bằng phương pháp thực chứng, phương pháp giám định tìm kiếm hài cốt liệt sĩ; tham gia việc xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng giám định AND.

"Hội cần hỗ trợ các thân nhân, gia đình liệt sĩ, tham gia góp ý về những vấn đề có liên quan đến liệt sĩ và gia đình liệt sĩ; đề xuất với các cơ quan chức năng về các giải pháp thực hiện chế độ chính sách liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ trong tỉnh…”, ông Tùng nhấn mạnh.

Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ 2024-2029, Đại tá Hoàng Văn Hanh, nguyên Chính ủy sư đoàn 341, Quân khu 4 được bầu làm Chủ tịch Hội.

Địa phương

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.