Thanh Hóa: Mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở nghiêm trọng

Hôm nay, mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên địa bàn một số huyện của tỉnh Thanh Hóa, gây ngập úng cục bộ một số đoạn đường giao thông; một số tuyến taluy âm bị sạt lở nghiêm trọng gây mất an toàn giao thông. Đặc biệt, Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa đã phát đi bản tin cảnh báo lũ quét và sạt lở đất tại 12 huyện, trong đó 11 huyện miền núi nằm trong nguy cơ cao, cần triển khai các giải pháp phòng tránh.

Triển khai nhiều phương án phòng chống ngập úng, sạt lở

Theo số liệu tổng hợp đến 9 giờ30’ ngày 28.9, diện tích bị ngập úng trên địa bàn huyện Thọ Xuân là 500 ha; trong đó, diện tích lúa bị ngập là 62,45 ha, ngô 168 ha, ớt 15ha, mía 72,35ha, cây ăn quả 14,2ha, rau màu 101,3ha và 66,7ha ao, hồ. Ngoài ra, toàn huyện có 6 hộ dân thuộc xã Thuận Minh phải di dời.

Thanh Hóa: Mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở nghiêm trọng -0
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng và đoàn công tác kiểm tra tình hình mưa lũ tại đập Chẩm Khê, xã Yên Thọ, Như Thanh

Để hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra, huyện Thọ Xuân đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, chỉ đạo các công ty khai thác công trình thuỷ lợi phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các HTX dịch vụ nông nghiệp điều hành tiêu nước kịp thời để hạn chế tối đa việc ngập úng.

Đồng thời, ngành chức năng và các địa phương trong huyện tăng cường kiểm tra, chủ động triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện thực hiện việc tuần tra canh gác đê và hộ đê theo cấp báo động. Đối với diện tích cây vụ đông đã trồng, chỉ đạo khơi thông, tạo dòng tiêu nội ruộng, nội đồng, vun gốc chống ngập úng, đổ ngã; sau mưa lớn khẩn trương thực hiện các biện pháp kỹ thuật để cây trồng phục hồi và sinh trưởng.

Thanh Hóa: Mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở nghiêm trọng -0
Lũ trên sông Bưởi (địa phận Thạch Thành) tiếp tục dâng nhanh

Tại huyện Thạch Thành, mưa lớn khiến mực nước sông Bưởi dâng cao, cận mức báo động 2 vào lúc 8 giờ và đang lên nhanh. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện đã lên phương án di dân ở một số khu vực ngoài đê bao.

Trước đó, theo báo cáo nhanh của UBND huyện Thạch Thành, tính đến 18 giờ ngày 27.9 mưa lớn đã gây sạt lở đê bao xã Thạch Định (thuộc thôn Định Hưng và thôn Thành Tiến) với tổng chiều dài trên 50m. Mưa lớn kéo dài cũng gây ngập úng một số tuyến đường giao thông và một số vị trí tràn qua đường trên địa bàn huyện, gây ảnh hưởng đến đi lại của Nhân dân. Cụ thể là ngập cục bộ mộ số đoạn trên đường tỉnh 516B từ xã Thành Long đi xã Thành Tiến, đường tỉnh 522, đường tỉnh 217B... UBND huyện vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn phân công lực lượng túc trực để hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.

Sáng nay 28.9, Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa đã phát đi bản tin cảnh báo lũ quét và sạt lở đất tại 12 huyện, trong đó 11 huyện miền núi nằm trong nguy cơ cao, cần triển khai các giải pháp phòng tránh. Hiện trạng độ ẩm đất (lượng nước tích lũy trong đất) của một số khu vực thuộc các huyện: Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Bá Thước, Thạch Thành, Thọ Xuân... đã gần đạt bão hoà (trên 95%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Cảnh báo lũ quét có khả năng gây sạt lở đất, làm hư hại các công trình giao thông, dân dụng, gây thiệt hại cho sản xuất nông lâm nghiệp, thiệt hại về người và của. Người dân cần lưu ý bảo vệ tài sản và tìm nơi trú ẩn an toàn.

Do nước sông Bưởi dâng cao, tối 27.9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Thạch Thành đã ban hành công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; trưởng các phòng, ngành, đoàn thể, cơ quan đóng trên địa bàn, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách. Theo đó, các xã, thị trấn có đê triển khai ngay việc tuần tra, canh gác đê và hộ đê theo cấp báo động. Rà soát, kiểm tra và có phương án xử lý đảm bảo an toàn cho các đoạn đê xung yếu, vận hành đóng các cống dưới đê để ngăn không cho nước sông tràn vào trong đê.

Riêng đối với xã Thạch Định, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện yêu cầu phân công lực lượng xung kích trực tại các vị trí sạt lở thuộc khu dân cư thôn Định Hưng, thôn Thạch An để phát hiện kịp thời tình huống nguy hiểm, sẵn sàng tổ chức di dời các hộ dân trong khu vực đến nơi an toàn. Các xã còn lại thông báo cho Nhân dân sống ở vùng ngoại đê, vùng ven sông, suối có nguy cơ bị ngập biết để chủ động sơ tán khi mực nước lên cao. Ban Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ để sẵn sàng xử lý các tình huống ngay từ giờ đầu.

Sạt lở taluy âm, nguy cơ mất an toàn giao thông

Thanh Hóa: Mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở nghiêm trọng -0
Sạt lở taluy âm Quốc lộ 16

Thông tin từ Sở Giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa cho biết, trên các Quốc lộ 217, 16, 47C đã xảy ra sạt lở taluy âm làm hư hỏng kết cấu tuyến đường. Theo đó, tại Quốc lộ 47C đoạn qua xã Tân Thọ (Nông Cống) bị sói lở bờ sông gây sạt lở taluy âm kéo dài 75 m, lấn sâu vào nền đường.

Tại Km 86+200 Quốc lộ 16 đoạn qua huyện Quan Hóa bị sạt lở taluy âm, gây đổ hệ thống lan can đường. Tại Km 176+400 đoạn qua huyện Quan Sơn xảy ra sạt lở taly âm vào nền đường làm đổ hệ thống lan can đường.

Thanh Hóa: Mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở nghiêm trọng -0
Sạt lở taluy âm Quốc lộ 47C đoạn qua xã Tân Thọ, huyện Nông Cống

Sở Giao thông vận tải đã huy động các đơn vị quản lý đường bộ lập rào cảnh báo các vị trí taluy âm bị sạt lở đảm bảo các tuyến đường được lưu thông thông suốt. Trồng cọc tiêu để cảnh báo, phân luồng giao thông tại các vị trí sạt lở ta luy âm, rào chắn cảnh báo khu vực có công trình bị hư hỏng. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, nhân lực tiếp tục tuần đường, kiểm tra, cử người trực gác, đặt rào chắn, biển báo để đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ.

Chủ động nắm tình hình, kịp thời ứng phó

Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tiếp tục thực hiện nghiêm nội dung các Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh: số 07/CĐ-UBND ngày 14.7.2023 về việc chủ động triển khai công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ; số 10/CĐ-UBND ngày 17.8.2023 về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét.

Thanh Hóa: Mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở nghiêm trọng -0
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và đoàn công tác kiểm tra tình trạng sạt lở bãi bồi xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc

Triển khai phương án tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực đô thị, khu công nghiệp, vùng trũng thấp; khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu đến thời kỳ thu hoạch; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn khu vực miền núi, không để xảy ra lũ nghẽn dòng.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư bãi sông, ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra.

Tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông khi xảy ra mưa lớn. Tổ chức kiểm tra, rà soát, chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, xung yếu, đang thi công dở dang; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều; chủ động triển khai các phương án bảo đảm an toàn công trình đê điều, đặc biệt là các cống dưới đê, các trọng điểm xung yếu, các tuyến đê đang thi công dở dang, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng hộ đê khi xảy ra sự cố; thực hiện việc tuần tra, canh gác đê và hộ đê theo quy định. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả của mưa lũ.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành liên quan. Các Sở, ngành, đơn vị khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai công tác ứng phó mưa lớn theo quy định; đồng thời sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để phối hợp, h trợ các địa phương, đơn vị liên quan khi có yêu cầu. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh và Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Địa phương

Sắp xếp phù hợp, đúng người thực tài vì sự phát triển TP. Hồ Chí Minh
Địa phương

Sắp xếp phù hợp, đúng người thực tài vì sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là một yêu cầu cấp thiết để tái cấu trúc, sắp xếp lại, tuyển chọn lại đội ngũ nhân sự. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh tính toán sử dụng nhân sự cho phù hợp, đúng người thực tài, có khả năng, trình độ, năng lực và có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh, đất nước.

Lan tỏa sức mạnh phong trào thi đua Quyết thắng tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3
Địa phương

Lan tỏa sức mạnh phong trào thi đua Quyết thắng tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3

Nhờ những nỗ lực vượt bậc trong phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã vinh dự nhận cờ thi đua của Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và 11 bằng khen từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Bên cạnh đó, 128 lượt tập thể và 438 cá nhân trong toàn Vùng đã được khen thưởng ở các cấp.

Tháng tri ân khách hàng 2024: Ngành điện miền Nam “thắp sáng niềm tin” các hộ nghèo
Địa phương

Tháng tri ân khách hàng 2024: Ngành điện miền Nam “thắp sáng niềm tin” các hộ nghèo

Tháng tri ân khách hàng là hoạt động thường niên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức. Năm 2024, với thông điệp “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả,” EVNSPC đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, hỗ trợ hàng nghìn hoàn cảnh khó khăn trong khu vực quản lý, góp phần mang lại niềm tin và hy vọng, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Lào Cai: Công ty TNHH MTV Trường Sơn trúng gói thầu hơn 300 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 100 triệu đồng
Địa phương

Lào Cai: Công ty TNHH MTV Trường Sơn trúng gói thầu hơn 300 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 100 triệu đồng

Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Trường Sơn đã trúng hơn 60 gói thầu, tổng giá trị lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. Đáng chú ý, doanh nghiệp này là nhà thầu thường trúng các gói thầu trên địa bàn tỉnh Lào Cai với kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

 Lâm Đồng: Tổ quản trang mập mờ thu, chi tiền bán mộ gió
Địa phương

Lâm Đồng: Tổ quản trang mập mờ thu, chi tiền bán mộ gió

Nhiều năm qua, tại Nghĩa trang nhân dân Liên Trung - Phúc Hưng - Phúc Thọ 1 (xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), tổ quản trang tự ý thu tiền, tự cấp phần mộ gió của người dân trong và ngoài thôn; đưa ra quy ước về giá bán nhưng không được sự cho phép của đơn vị quản lý, gây bức xúc cho người dân.

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Đầu tư có trọng điểm, bảo đảm mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào Dân tộc thiểu số
Địa phương

Đầu tư có trọng điểm, bảo đảm mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào Dân tộc thiểu số

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc yêu cầu các địa phương hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Chương trình MTQG 1719; bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và mang lại lợi ích thiết thực, đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài của vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi.