Thận trọng trong quản lý chiếu xạ y tế

PGS.TS Vương Hữu Tấn - Nguyên Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

Nhiều người dân hàng năm đều kiểm tra sức khỏe hai lần và lần nào cũng được chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI, chụp CT… Điều này tiềm ẩn rủi ro với sức khỏe, do đó cần hết sức thận trọng trong quản lý chiếu xạ y tế.

Tiềm ẩn rủi ro từ chiếu xạ

Trung bình mỗi năm, một người sẽ bị chiếu xạ tự nhiên (bức xạ vũ trụ, phóng xạ tự nhiên trong đất đá, phóng xạ trong chính cơ thể con người và chiếu xạ từ khí Radon) với liều 2,4mSv. Chiếu xạ tự nhiên này có một xác suất nhất định dẫn đến ung thư, không thể tránh được.

Chiếu xạ bổ sung ngoài chiếu xạ tự nhiên cũng có xác suất gây ra ung thư tùy thuộc vào liều chiếu xạ. Có giả thiết cho rằng, xác suất gây ung thư là tỷ lệ thuận với liều chiếu xạ với hệ số góc là 0,005%/mSv, tức là mỗi một mSv liều chiếu sẽ có xác suất gây ra ung thư là 0,005%. Như vậy, nếu liều chiếu xạ 100 mSv thì xác xuất bị ung thư sẽ là 0,5%, tức là nếu có 200 người bị chiếu xạ với liều 100 mSv thì sẽ có 1 người bị ung thư. Vì vậy, cần giảm tối đa các liều chiếu xạ không cần thiết khi làm việc với bức xạ.

Ảnh minh họa. Nguồn: ITN
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Đối với người dân bình thường thì liều chiếu xạ bổ sung này chủ yếu là từ chiếu xạ y tế khi thăm khám chữa bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy quy luật tỷ lệ thuận không đúng với liều chiếu nhỏ, tức là xác suất ung thư do liều chiếu xạ nhỏ còn cao hơn theo quy luật tuyến tính nêu trên. Do đó, cần hết sức thận trọng trong quản lý chiếu xạ y tế. Người dân cần phải cân nhắc và tham vấn bác sĩ trước khi quyết định làm các chiếu chụp y tế.

Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN quy định về giới hạn liều chiếu xạ. Cụ thể, đối với giới hạn liều nghề nghiệp cho những người mà nghề nghiệp của họ gắn với việc sử dụng bức xạ và nguồn phóng xạ, liều hiệu dụng là 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm) và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ, nhưng phải bảo đảm trung bình trong một năm cho cả giai đoạn 5 năm vẫn không vượt quá 20 mSv.

Đối với giới hạn liều công chúng, tức là cho người dân bình thường, liều hiệu dụng là 01 mSv trong một năm. Trong những trường hợp đặc biệt có thể áp dụng giá trị giới hạn liều hiệu dụng cao hơn 1 mSv, với điều kiện giá trị liều hiệu dụng lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau không vượt quá 1 mSv trong một năm.

Giá trị liều chiếu xạ khi chụp chiếu y tế có số liệu trung bình đối với chụp X-quang như sau: đầu 0,07 mSv; răng <0,1 mSv; phổi 0,1 mSv; ổ bụng 0,5 mSv; xương chậu 0,8 mSv; cột sống 2 mSv; ruột 6 mSv; chân tay 0,06 mSv. Còn đối với chụp CT đầu là 2 mSv; phổi 10 mSv; ổ bụng 10 mSv; xương chậu 10 mSv; cột sống 5 mSv.

Như vậy, nếu năm nào cũng chụp CT toàn thân hai lần thì liều chiếu xạ đã là 20 mSv. Điều này vi phạm quy định về giới hạn liều chiếu xạ dân chúng chỉ là 01 mSv/năm và có thể có một năm riêng lẻ chịu 5 mSv, nhưng phải bảo đảm trong 5 năm giá trị trung bình cho một năm cũng không được vượt quá 01 mSv. Trong trường hợp buộc phải khám chữa bệnh thì liều chiếu xạ phải theo chỉ định của bác sĩ trên cơ sở cân đối giữa lợi ích và tác hại của bức xạ; phải được trao đổi cụ thể để bệnh nhân hiểu rõ và đồng ý. Nếu thăm khám định kỳ hàng năm thì phải cân nhắc có nên năm nào cũng chụp CT hai lần không vì liều chiếu xạ là khá cao.

Giá trị liều chiếu chụp nêu trên là trong điều kiện chuẩn (thiết bị chuẩn, nhân viên chụp chiếu được đào tạo bài bản). Nếu thiết bị không chuẩn hoặc nhân viên chụp chiếu được đào tạo không bài bản thì liều chiếu xạ có thể còn cao hơn.

Bổ sung quy định quản lý an toàn trong sử dụng bức xạ không ion hóa

Ngoài bức xạ ion hóa như X-quang, bức xạ gamma, các hạt tích điện, notron, trong thực tế còn có các loại bức xạ không ion hóa cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe con người như từ trường, điện trường, tia laze, sóng cao tần, sóng siêu âm… Các thăm khám chữa bệnh cũng sử dụng các thiết bị bức xạ không ion hóa như thiết bị cộng hưởng tử (MRI), thiết bị laze, thiết bị siêu âm, thiết bị từ trường…

Hiện nay, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 chỉ quản lý về bảo đảm an toàn bức xạ ion hóa, còn các loại bức không ion hóa nêu trên thì không rõ có luật nào quản lý về bảo đảm an toàn không? Nếu chưa có thì Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) sắp tới cần bổ sung thêm quy định về quản lý an toàn trong sử dụng bức xạ không ion hóa để bảo vệ người dân khỏi các tác hại không mong muốn.

Khoa học - Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng
Khoa học - Công nghệ

Số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng

Báo cáo về Tình hình nguy cơ an toàn thông tin (ATTT) tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố đã cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam xuyên suốt 1 năm, đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa gia tăng và đề xuất khuyến nghị phòng ngừa cho các doanh nghiệp trong nước.

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

AMH
Khoa học - Công nghệ

Samsung Solve for Tomorrow 2025 tập trung vào phát triển bền vững

Ngày 28.3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) khởi động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025” với các chủ đề tập trung vào phát triển bền vững. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên, chủ đề Kết hợp thể thao và công nghệ nhằm thay đổi xã hội được đưa vào đề bài.

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Vietcombank và MobiFone ra mắt “Loa thần tài” thông báo biến động tài khoản bằng giọng nói
Khoa học - Công nghệ

Vietcombank và MobiFone ra mắt “Loa thần tài” thông báo biến động tài khoản bằng giọng nói

Vietcombank và MobiFone vừa hợp tác ra mắt “Loa thần tài” với dịch vụ thông báo biến động tài khoản bằng giọng nói. Với dịch vụ này, khách hàng sẽ được thông báo bằng giọng nói qua thiết bị loa vật lý (loa thần tài) của MobiFone mỗi khi có tiền chuyển đến tài khoản Vietcombank.

VNPT iAlert: Bảo vệ doanh nghiệp khỏi cháy nổ
Khoa học - Công nghệ

VNPT iAlert: Bảo vệ doanh nghiệp khỏi cháy nổ

Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học - công nghệ
Multimedia

Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học - công nghệ

Trên tinh thần khẩn trương và quyết tâm đổi mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chỉ đạo quyết liệt về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây được xem là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích
Kinh tế

Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid – mũi tên nhiều đích

Kết hợp động cơ xăng và động cơ điện, xe ô tô hybrid không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm phát thải khí CO2. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để hướng người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, từ đó giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân và góp phần hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Viettel vinh danh các điển hình xuất sắc toàn cầu
Khoa học - Công nghệ

Viettel vinh danh các điển hình xuất sắc toàn cầu

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức sự kiện thường niên Viettel’s Stars để vinh danh các nhân sự, đơn vị có thành tích xuất sắc trong năm. Đây cũng là các nhân sự, đơn vị mà Viettel đánh giá là có đóng góp quan trọng vào các nhiệm vụ của quốc gia như ứng cứu thiên tai, phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi trí tuệ nhân tạo, kinh doanh trong nước và nước ngoài.

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.