Tham gia bảng xếp hạng thế giới: Hướng đi nào cho các trường đại học Việt Nam?

Khi trường đại học muốn tham gia các bảng xếp hạng thế giới, quy mô đào tạo lớn là lợi thế về tăng cường uy tín, nhưng cần đảm bảo về tỷ lệ giảng viên/người học. Nên tham gia xếp hạng theo nhóm các trường đại học, tập trung lĩnh vực mũi nhọn để gia tăng xếp hạng theo lĩnh vực, đa dạng trong lĩnh vực nghiên cứu.

Theo công bố mới nhất của Times Higher Education (THE), Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục đại học lọt bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2024 (THE WUR 2024). Trong đó, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng nằm trong nhóm 601 - 800 thế giới, tiếp tục dẫn đầu các trường đại học Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng ở nhóm 1.201 - 1.500. Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Huế cùng xếp thứ 1.501+, giữ nguyên thứ hạng, so với năm ngoái. Đáng chú ý, Trường ĐH Mở TP.Hồ Chí Minh lần đầu vào bảng xếp hạng đại học thế giới này, nhưng với trạng thái "reporter" (nhóm được báo cáo).

Tại bảng xếp hạng QS World University Rankings 2024, có 5 đại học của Việt Nam được QS xếp hạng, gồm Trường ĐH Duy Tân xếp vị trí 514, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, xếp vị trí 721-730, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh xếp vị trí 951-1000, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp vị trí 951-1000, Đại học Bách khoa Hà Nội xếp vị trí 1201-1400.

Còn tại bảng xếp hạng tầm ảnh hưởng của THE Impact Ranking, có 9 cơ sở giáo dục của Việt Nam được xếp hạng năm 2023. Cụ thể Đại học Quốc gia Hà Nội (vị trí 401-600), Trường ĐH Duy Tân (vị trí 401-600), Trường ĐH Tôn Đức Thắng (vị trí 601-800), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (vị trí 601-800), Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (vị trí 601-800), Trường Đại học FPT (vị trí 601-800), Trường ĐH Phenikaa (vị trí 801-1000), ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (vị trí 301-400) và Trường ĐH Mở TP.Hồ Chí Minh (vị trí 1001+).

Trên thực tế, nếu so sánh với các quốc gia trên thế giới hay trong khu vực, số trường đại học Việt Nam được xếp hạng không nhiều.

Mới đây, nhóm nghiên cứu từ Viện Đảm bảo Chất lượng, ĐHQGHN gồm TS Bùi Vũ Anh và ThS Ngô Tiến Nhật đã có nghiên cứu trình bày bức tranh tổng quan về kết quả xếp hạng đại học của các trường đại học Việt Nam trong các bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới, so sánh với kết quả của một số nước trong ASEAN, qua đó cung cấp kinh nghiệm giúp các trường đại học Việt Nam có cơ hội và nâng cao thứ hạng trong bảng xếp hạng.

Số lượng trường đại học Việt Nam tham gia bảng xếp hạng thế giới không nhiều

Đại diện nhóm nghiên cứu trình bày tại Diễn đàn Hà Nội về Khoa học sư phạm và Giáo dục năm 2023 (HaFPES 2023), ông Ngô Tiến Nhật nêu thực tế, hầu hết là các trường đại học Việt Nam đều nghĩ việc tham gia xếp hạng thế giới sẽ khó khăn. Do đó, hiện chỉ có một số trường có truyền thống và những trường có thế mạnh về nghiên cứu tham gia bảng xếp hạng thế giới. Nếu mở rộng ra các bảng xếp hạng khu vực hay bảng xếp hạng Châu Á sẽ có nhiều trường ở Việt Nam tham gia hơn.

Theo nhóm nghiên cứu, việc xếp hạng đại học có thể giúp cho trường đại học giải trình với xã hội, qua đó tạo dựng uy tín, danh tiếng và thu hút được nguồn lực cũng như người học. Từ những điều kiện đảm bảo chất lượng, từ những chính sách và những hoạt động quản trị, hoạt động triển khai về đào tạo nghiên cứu phục vụ cộng đồng, các cơ sở giáo dục đại học sẽ tạo ra những kết quả của mình. Những kết quả này sẽ được sử dụng vào phục vụ công tác đánh giá ngoài và đối sánh. Việc kiểm định chất lượng hay là xếp hạng, đối sánh cũng là một trong những phương pháp để các cơ sở giáo dục đại học so sánh mình với một bộ tiêu chuẩn hoặc so sánh mình với các đơn vị khác.

Khi nhiều trường tham gia xếp hạng đại học và số lượng trường được xếp hạng nhiều sẽ giúp nâng cao vị thế của nền giáo dục đại học một quốc gia, cùng với đó có thể kéo theo cả một hệ thống đồng bộ đi lên.

Tham gia bảng xếp hạng thế giới: Hướng đi nào cho các trường đại học Việt Nam? -0
Ông Ngô Tiến Nhật, Viện Đảm bảo Chất lượng, ĐHQGHN đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ tại Diễn đàn Hà Nội về Khoa học sư phạm và Giáo dục năm 2023 (Ảnh: Nguyễn Liên)

Nhóm nghiên cứu từ Viện Đảm bảo Chất lượng, ĐHQGHN đã có nghiên cứu về số lượng và vị trí của các trường đại học Việt Nam trong các bảng xếp hạng như QS WUR, Times Higher Education (THE), cho thấy từ những năm 2018 - 2019 khi bắt đầu có các trường Việt Nam tham gia bảng xếp hạng thế giới dưới hình thức đăng ký tham gia tới nay, số lượng các trường đại học tham gia có tăng nhưng không nhiều, chỉ khoảng 5-6 trường.

Với bảng xếp hạng THE Impact Rankings (sử dụng điểm đánh giá hiệu quả hoạt động của trường đại học dựa trên 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trong 4 lĩnh vực: nghiên cứu, quản lý, tiếp cận và giảng dạy để đánh giá xếp hạng), số lượng trường tham gia hiện tăng rất nhanh, các trường tùy theo thế mạnh của mình được lựa chọn các mục tiêu phát triển bền vững.

Nhóm nghiên cứu cũng đã đối sánh về số lượng trường được xếp hạng và vị trí xếp hạng của Việt Nam so với một số trường trong khu vực và nhận thấy, Việt Nam trong cả 3 bảng xếp hạng nói trên đều có chưa tới 10 trường được xếp hạng. Trong khi đó, các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan đều có số lượng trường xếp hạng rất lớn. Với các quốc gia này, xếp hạng là một xu thế, không chỉ mang tính truyền thông, gia tăng uy tín mà còn là một hình thức để các trường của các quốc gia này giải trình với xã hội rằng hiện tại các cơ sở giáo dục đại học đang đứng ở đâu so với khu vực và thế giới.

Phân tích kết quả xếp hạng của các trường Việt Nam so với các trường xếp top đầu trong các bảng xếp hạng thế giới, có thể thấy tỷ lệ giảng viên/sinh viên ở hầu hết các trường đều đang thấp hơn so với nhóm xếp hạng cao.

Điều này được lý giải bằng việc 5 trường của Việt Nam đang được xếp hạng trong bảng QS (Trường Đại học Duy Tân, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Bách khoa Hà Nội) đều là những trường có quy mô lớn với trên 12.000 người học. Do đó, việc cân đối tỷ lệ giảng viên/sinh viên sẽ khá phức tạp, nếu so với những trường quy mô nhỏ hơn. Cùng với đó, tỷ lệ người học quốc tế của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nhóm trong khu vực và trên thế giới.

So với các nhóm xếp hạng, Việt Nam thuộc tốp dưới, có nghĩa số lượng người học quốc tế đến Việt Nam không lớn, một phần do nhiều chương trình đào tạo tại Việt Nam vẫn dùng tiếng Việt nên khó thu hút được người học.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy khá nhiều điểm sáng trong kết quả xếp hạng. Đơn cử, kết quả về uy tín tuyển dụng hay kết quả tuyển dụng của các trường Việt Nam đều được đánh giá rất cao. Ngoài ra, những trường có truyền thống lâu đời như 2 Đại học quốc gia, tiêu chí về uy tín học thuật hay mạng lưới nghiên cứu quốc tế đều khá tốt.

Vị trí xếp hạng của một trường chỉ nên là kênh tham khảo trong vấn đề chọn trường

Chia sẻ suy nghĩ về vấn đề có hay không nên coi việc lọt bảng xếp hạng thế giới là một trong những tiêu chí trong định hướng phát triển của các trường, ông Nhật nêu quan điểm của nhóm nghiên cứu: “tham gia xếp hạng nhưng không vị xếp hạng”, có nghĩa tham gia xếp hạng để biết chúng ta đang đứng ở đâu so với các nước trong khu vực và trên thế giới và chúng ta mạnh ở điểm nào, còn yếu ở điểm nào.

Quan trọng hơn, sau khi tham gia bảng xếp hạng, các trường nên sử dụng kết quả đó thế nào trong quá trình nâng cao chất lượng của chính cơ sở mình, không cần chạy đua “tăng nóng” để kéo vị trí xếp hạng lên.

Tham gia bảng xếp hạng thế giới: Hướng đi nào cho các trường đại học Việt Nam? -0
Sinh viên một trường đại học trong lễ khai giảng năm học mới 2023 - 2024 (Ảnh minh hoạ: Xuân Quý)

Ông Nhật cho rằng, đối với người học khi chọn trường, vị trí xếp hạng của một trường chỉ nên là một kênh tham khảo. Vị trí xếp hạng không thể hiện trường đó tốt mọi mặt. Bởi khi xếp hạng, người ta xét trên nhiều tiêu chí, bao gồm cả tiêu chí giảng dạy và nghiên cứu. Một trường xếp hạng mạnh về nghiên cứu chưa chắc chất lượng đào tạo cũng tương xứng so với vị trí xếp hạng đang có.

“Người học có thể tham khảo thêm về việc trường đó có được kiểm định hay không, hoặc tham gia có đa dạng các bảng xếp hạng hay không và điểm của các tiêu chí trên bảng xếp hạng có cân đối với nhau hay phát triển lệch về một hướng. Mặc dù xếp hạng mang đến nhiều về danh tiếng cho nhà trường, nhưng sinh viên muốn đăng ký xét tuyển nên quan sát rộng hơn, đa dạng hơn về các tiêu chí”, ông  Ngô Tiến Nhật nói.

Nói về lý do các trường top đầu của từng ngành (như khối Y dược) thường “vắng bóng” trong các bảng xếp hạng thế giới, ông Nhật cho hay, các trường đa ngành, đa lĩnh vực thì sẽ có lợi thế hơn các trường chuyên ngành. Bởi các bảng xếp hạng thế giới luôn hướng đến việc cân bằng giữa nhiều lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y tế, giáo dục,… Với một trường phát triển theo hướng chuyên ngành, điểm xếp hạng của các lĩnh vực khác sẽ thấp hơn nên việc tham gia bảng xếp hạng sẽ khó hơn.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu thấy rằng việc tham gia xếp hạng THE Impact Rankings là một xu hướng để các trường nhỏ, các trường chuyên ngành vẫn có thể giải quyết được vấn đề này. Ngoài ra, các bảng xếp hạng thế giới cũng có những bảng xếp hạng cho lĩnh vực.

Bài học kinh nghiệm cho các trường đại học Việt Nam

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho các trường đại học Việt Nam nếu muốn tham gia các bảng xếp hạng thế giới.

Theo đó, quy mô đào tạo lớn là lợi thế về tăng cường uy tín, nhưng cần đảm bảo về tỷ lệ giảng viên/người học. Với cơ sở giáo dục đại học có quy mô nhỏ nên tập trung vào năng suất, chất lượng nghiên cứu và quốc tế hoá. Với cơ sở giáo dục đại học có truyền thống, quy mô lớn, nên thúc đẩy kết nối mạng lưới học giả và nhà tuyển dụng.

Tham gia xếp hạng theo nhóm các trường đại học, tập trung lĩnh vực mũi nhọn để gia tăng xếp hạng theo lĩnh vực. Đa dạng trong lĩnh vực nghiên cứu là lợi thế khi tham gia xếp hạng thế giới. Tham gia các bảng xếp hạng phát triển bền vững (THE Impact Rankings, QS Sustainability) là xu thế trong giải trình trách nhiệm xã hội.

Bên cạnh đó, khi lựa chọn bảng xếp hạng, cần căn cứ trên thực lực, thế mạnh. Cần có chiến lược xếp hạng dài hạn, bền vững thông qua việc thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng môi trường làm việc; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu.

Quản lý dữ liệu đảm bảo chất lượng khoa học nhằm giảm thời gian, công sức cho hoạt động xếp hạng. Đảm bảo cơ cấu đào tạo sau đại học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cho tổng thể giáo dục Việt Nam.

Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?
Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.