Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%. Ngân hàng tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,5%, nhờ số dư CASA đạt mức cao kỷ lục 200 nghìn tỷ đồng...

Kết quả kinh doanh tích cực

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của Techcombank được ghi nhận tích cực nhờ tăng trưởng thu nhập lãi và quản trị chi phí. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Techcombank thu nhập lãi thuần (NII) đạt 26,9 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng tích cực 33,9% so với cùng kỳ năm. NIM (trượt 12 tháng) duy trì tại 4,3%, đi ngang so với quý trước và tăng so với mức 4,1% của cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, thu nhập từ hoạt động dịch vụ (NFI) của Techcombank ghi nhận tăng 17,1% lên mức 8,3 nghìn tỷ đồng trong đó mức tăng khả quan từ Phí dịch vụ ngân hàng đầu tư đạt 2.541 tỷ đồng, tăng 110,6%.

Một số hoạt động thu phí khác của ngân hàng cũng tăng đáng kể như phí dịch vụ bảo hiểm đạt 594,1 tỷ đồng, tăng 29,8%. Mức độ tăng trưởng này phản ánh sự khác biệt trong sản phẩm may đo cho nhu cầu khách hàng của Techcombank khi thị trường chứng kiến niềm tin của người tiêu dùng dần quay trở lại, mặc dù còn ở mức độ khá thấp.

Tại cuối tháng 9.2024, tổng tài sản của Techcombank đạt 927,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với đầu năm và 18,7% N/N. Tính riêng Ngân hàng, tín dụng tăng trưởng 17,4% so với đầu năm lên 622,1 nghìn tỷ đồng. Trên cơ sở hợp nhất, tín dụng cá nhân là động lực dẫn dắt tăng trưởng trong quý 3. Dư nợ khách hàng cá nhân tăng tới 6,0% so với quý trước, gấp đôi mức tăng dư nợ khách hàng doanh nghiệp (bao gồm cho vay & trái phiếu doanh nghiệp).

khach-hang-giao-dich-tai-tcb-9079-2592.jpg
Khách hàng giao dịch tại Techcombank

Cụ thể, tăng trưởng tín dụng cá nhân được thúc đẩy bởi mảng cho vay mua nhà, tăng 6,6% so với quý trước và 13,2% so với đầu năm lên mức cao kỷ lục 193,6 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, số dư trả trước hạn vay mua nhà giảm xuống mức thấp nhất trong một năm trở lại, trong khi khối lượng giải ngân trong quý tiếp tục đạt mức cao, hơn 28 nghìn tỷ đồng.

Tín dụng doanh nghiệp ghi nhận mức tăng 2,9% so với quý trước và 16,3% so với đầu năm lên 395,1 nghìn tỷ đồng. Chiến lược đa dạng hóa tín dụng ghi nhận những diễn biến tích cực khi tín dụng bất động sản đi ngang so với quý trước.

Techcombank cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực của huy động tiền gửi từ khách hàng. Ngay từ khi công bố tháng 1.2024, tài khoản Techcombank mở ra “kỷ nguyên sinh lời tự động” đã thu hút sự quan tâm và sinh lợi tốt nhất cho khách hàng. Kết quả quý 3 đã cho thấy ngân hàng nhận được những “quả ngọt” cụ thể với số dư CASA (bao gồm số dư “Sinh lời tự động) của Techcombank đạt mức cao kỷ lục 200,3 nghìn tỷ đồng, góp phần đưa tỷ lệ CASA lên 40,5%. Tính chung tiền gửi của khách hàng đạt 495,0 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% so với đầu năm và 21,0% so với cùng kỳ năm trước.

Chi phí hoạt động của Techcombank tăng nhẹ tăng 10,2% lên mức 10,6 nghìn tỷ đồng. Tính riêng quý 3, chi phí này giảm 5,5% so với quý trước và giảm 13,1% so với cùng kỳ còn 3,4 nghìn tỷ đồng. Nhờ vậy, tỷ lệ chi phí/ thu nhập (CIR) của 9 tháng năm 2024 đi ngang ở ngưỡng 28,4%. Chi phí dự phòng ghi nhận 3.964 tỷ đồng, tăng 73,4% N/N. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Techcombank tăng trưởng tích cực lên 103,4% tại cuối tháng 9.2024, từ mức 101,0% cuối tháng 6.2024.

Dẫn đầu về an toàn vốn và ngân hàng số

Vị thế vốn của Techcombank vẫn được duy trì mạnh mẽ, với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) là 82,2% tại 30.09.2024, dưới mức trần 85% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở mức 24,2%, đi ngang so với cùng kỳ quý trước.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của Ngân hàng cải thiện lên mức 15,1% tại 30/09/2024, cao hơn nhiều so với yêu cầu của trụ cột I, Basel II (8,0%) và phù hợp với ngưỡng mục tiêu 14-15%. Tỷ lệ nợ xấu trong quý 3 tăng nhẹ lên 1,35%, từ 1,28% tại cuối quý trước. Trong đó, tỷ lệ NPL trước ảnh hưởng của CIC chỉ ở mức 1,16%.

Techcombank kết thúc 9 tháng 2024 với hơn 14,8 triệu khách hàng, thu hút thêm gần 500.000 khách hàng mới trong quý. 57,4% khách hàng cá nhân gia nhập thông qua nền tảng số và 42,1% từ kênh chi nhánh, đặc biệt nhờ chương trình mở rộng nhóm khách hàng nhà bán lẻ (merchant).

Tiếp tục dẫn đầu là một trong những ngân hàng số tốt nhất Việt Nam, Techcombank ghi nhận số lượng giao dịch của khách hàng cá nhân qua các kênh ngân hàng điện tử đạt 850,5 triệu trong quý 3.2024, tăng 8,9% so với quý trước và tăng cao 47,2% so với cùng kỳ năm. Tổng giá trị giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử trong quý 3 đạt 2,7 triệu tỷ đồng tăng 10,7%. Lũy kế 9 tháng, khối lượng và giá trị giao dịch của khách hàng cá nhân qua kênh số đạt 2,3 tỷ giao dịch và 8,2 triệu tỷ đồng, lần lượt ghi nhận tăng trưởng 53,5% và 20,3% so với cùng kỳ năm.

Theo Ông Jens Lottner – Tổng Giám đốc Techcombank: Trong quý 3/2024, Techcombank tiếp tục ghi nhận những kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt trội với các chỉ số được duy trì trong nhóm các ngân hàng hiệu quả hàng đầu thị trường. Đồng thời, quý này cũng ghi nhận những bước đi mới của Ngân hàng, đặc biệt với mảng kinh doanh bảo hiểm, với hai sự kiện quan trọng trong tháng 10: Techcombank đạt được thỏa thuận ngừng mối quan hệ đối tác độc quyền với Manulife, đồng thời công bố góp vốn thành lập Công ty cổ phần Bảo hiểm phi nhân thọ Techcom (TCGIns). Đây là những bước tiến quan trọng của Techcombank trong chiến lược mở rộng hệ sinh thái, phục vụ nhiều khách hàng hơn với các sản phẩm tài chính, bảo hiểm toàn diện hơn.

TCBS hoàn thành kế hoạch 105%, thu hút hơn 86.400 khách hàng mới

Đặc biệt quý 3.2024, TCBS ghi nhận 1.097 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (đi ngang so với cùng kỳ năm trước và giảm 31,9% so với quý trước), đưa lũy kế 9 tháng đầu năm 2024 đạt 3.869 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch cả năm.

TCBS tiếp tục củng cố vị thế về môi giới chứng khoán với việc đây là quý thứ 4 liên tiếp TCBS duy trì vị trí top 3 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên sàn HOSE (7,09%). Đồng thời, TCBS cũng giữ vững vị trí thứ 2 trên sàn HNX (7,89% thị phần) trong quý thứ 3 liên tiếp. Điều này cho thấy TCBS là lựa chọn hàng đầu của nhà đầu tư nhờ vào chất lượng dịch vụ và chiến lược Zero fee.

Trong 9 tháng 2024, khối lượng trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành đạt khoảng 40 nghìn tỷ đồng, tương đương 44% thị phần (không bao gồm trái phiếu do ngân hàng phát hành). Cũng trong khoảng thời gian này, khối lượng trái phiếu được TCBS phân phối đạt hơn 57 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 52,1% N/N, phản ánh nhu cầu cao của khách hàng với loại hình tài sản trái phiếu.

Việc đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng công nghệ đã giúp TCBS mang lại trải nghiệm vượt trội cho khách hàng. Trong 9 tháng năm 2024, hệ thống TCInvest ghi nhận hiệu suất ấn tượng với hơn 86.400 khách hàng mới, trung bình 166 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Mức độ hài lòng của người dùng đối với ứng dụng TCInvest trên Appstore và CHPlay duy trì ở mức điểm cao trên 4/5. TCBS tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực Fintech với việc ứng dụng công nghệ Generative AI (Gen AI) vào nhiều giải pháp đột phá, mang lại trải nghiệm vượt trội cho khách hàng.

Trong quý 3, ngân hàng tiếp tục lan tỏa lan tỏa tinh thần thể thao, ý nghĩa nhân văn, gắn kết cùng cộng đồng thông qua Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3 thu hút hơn 10.000 vận động viên đến từ 42 quốc gia. Không chỉ vậy, đối mặt với cơn bão Yagi và các biến thể sau bão, Techcombank nhanh chóng trao 3 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cam kết đóng góp thêm số tiền tương ứng từ CBNV để nhân đôi sự đồng hành này.

Không ngừng hướng đến “phiên bản vượt trội”, trong dịp kỉ niệm 31 năm thành lập, Techcombank đã lan tỏa tích cực câu chuyện thương hiệu “tiến tới phiên bản vượt trội hơn trong bạn” đến cộng đồng và triển khai nhiều chương trình ý nghĩa, khẳng định sự cam kết mạnh mẽ cho việc xây dựng văn hóa tổ chức tạo điều kiện cho sự phát triển của nhân sự - một trong ba trụ cột chiến lược của ngân hàng. Theo đó, Techcombank đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận với những thành tựu trong hoạt động nhân sự Giải thưởng Stevie Awards cho Nhà tuyển dụng xuất sắc (Stevie Awards for Great Employers 2024) Giải Bạc - Nhà tuyển dụng của năm ngành Ngân hàng; Giải Đồng - Thành tựu ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nhân sự, Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” (Best Workplaces in Asia) – trao bởi tổ chức uy tín Great Place to Work – năm thứ 2 liên tiếp.

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), với tầm nhìn “Chuyển đổi ngành tài chính, Nâng tầm giá trị sống” là một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam, và là một trong những ngân hàng hàng đầu khu vực châu Á.

Theo đuổi chiến lược lấy khách hàng là trọng tâm, Techcombank hiện đang cung cấp các giải pháp tài chính và dịch vụ ngân hàng đa dạng cho 14,8 triệu khách hàng, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp thông qua mạng lưới điểm giao dịch trải dài khắp Việt Nam cũng như dịch vụ ngân hàng số dẫn đầu thị trường. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, hợp tác đối tác của Ngân hàng trong nhiều lĩnh vực kinh tế chủ chốt giúp tạo nên sự khác biệt cho Techcombank tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

Techcombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất đạt giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”, đặc biệt trong 1 năm, bởi ba tổ chức uy tín hàng đầu thế giới Euromoney, Global Finance và FinanceAsia.

Techcombank hiện được FiinRatings xếp hạng tín nhiệm AA-, được Moody’s đánh giá mức tín dụng cơ bản (BCA) là ba3 và được S&P xếp hạng BB-. Ngân hàng được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) với mã chứng khoán TCB.

Tài chính

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Tài chính

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Với chủ đề “Việt Nam – Chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới”, Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2025 (Vietnam Connect Forum 2025) do Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam) phối hợp tổ chức ngày 23.4, tại Hà Nội, đã mở ra một không gian đối thoại quan trọng về chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động.

Thu giữ tài sản bảo đảm không phải là “cây gậy thần” của ngân hàng
Tài chính

Thu giữ tài sản bảo đảm không phải là “cây gậy thần” của ngân hàng

Một số ý kiến lo ngại việc luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm có thể bị lạm dụng. Tuy nhiên, theo đại diện các ngân hàng, biện pháp này không phải là “cây gậy thần” trong xử lý nợ xấu, mà chỉ nhằm nâng cao ý thức trả nợ. Hơn nữa, các tổ chức tín dụng đều có quy chế nội bộ chặt chẽ, công khai và minh bạch, hạn chế tối đa nguy cơ lạm dụng.

Luật hóa Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu
Tài chính

Luật hóa Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu

Nợ xấu của hệ thống tín dụng hiện lên tới trên 1 triệu tỷ đồng, như “cục máu đông” làm tắc nghẽn nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, cần luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu nhằm giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý
Tài chính

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý

Tổng số nợ xấu đã tăng thêm 34.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2025, trong khi tốc độ xử lý nợ xấu chỉ đạt khoảng 15.000 tỷ đồng do các tổ chức tín dụng trích dự phòng rủi ro để xử lý. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng việc luật hóa quy định cho phép ngân hàng thương mại được thu giữ tài sản bảo đảm tại dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng là rất cần thiết trong xử lý nợ xấu và hài hòa hóa quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Duy Thông
Tài chính

Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan

Tại Tọa đàm “Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 21.4, các đại biểu thống nhất cao việc luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42). Trước mắt, có thể thực hiện trong Luật Các tổ chức tín dụng nhưng theo trình tự rút gọn trong một kỳ họp; còn về lâu dài cần đưa vào một luật chung. Dù ở hình thức nào thì mục tiêu cuối cùng là tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
Tài chính

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

Đồng tình và cho rằng nên sửa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng trong một kỳ họp, sửa sớm để có hiệu lực sớm, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định, việc ban hành trên cơ sở rút gọn sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Kết thúc quý I.2025, LPBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng
Tài chính

Lợi nhuận quý I.2025 gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, Ngân hàng Lộc Phát vững vàng bứt phá

Kết thúc quý I.2025, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này tạo bước đệm vững chắc để LPBank hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm 2025 trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Trong "nguy" có "cơ"

PGS.TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng


Mức thuế 46% Hoa Kỳ áp cho hàng hóa Việt Nam không chỉ là rào cản mà là lời nhắc nhở quan trọng về sự thay đổi, thích nghi và chủ động tìm hướng đi mới. Trong sự chủ động ấy, nếu có sự đồng lòng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, Việt Nam hoàn toàn có thể "biến nguy thành cơ" để phát triển mạnh mẽ.

Ảnh minh họa
Tài chính

Vận hội mới của kinh tế tư nhân

TS. Vũ Hồng Thanh - Chuyên gia kinh tế

Kinh tế tư nhân đang đứng trước một vận hội phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam chuẩn bị ban hành nghị quyết mới về kinh tế tư nhân. Điều này càng được khẳng định sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân khi đóng góp tới 51% vào GDP, một động lực chính cho tăng trưởng, tích cực đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh.

Kết thúc năm 2024, ABBANK tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quy mô hoạt động
Tài chính

ABBANK triển khai gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện

Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán
Tài chính

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán

Với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, trong quý I.2025, toàn ngành hải quan đã thu đạt 80.205 tỷ đồng, bằng 19,5% dự toán được giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.