Tập trung kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách

Trong giai đoạn 2025 - 2027, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) xác định sẽ tập trung kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của các bộ, ngành, địa phương. Điều này cũng phù hợp với Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030.

Phấn đấu đạt tối thiểu 90%

Chiến lược Phát triển KTNN đến năm 2030 (giai đoạn 2021 - 2030) xác định, nâng cao năng lực kiểm toán đối với quyết toán ngân sách nhà nước các bộ, cơ quan Trung ương và quyết toán ngân sách địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, đến năm 2025 phấn đấu kiểm toán thường xuyên hằng năm khoảng 80%, còn lại 20% kiểm toán tối thiểu 2 năm/lần; đến năm 2030 phấn đấu kiểm toán thường xuyên hằng năm đạt 100% đối với quyết toán ngân sách nhà nước các bộ, cơ quan Trung ương và quyết toán ngân sách địa phương.

Thực hiện Chiến lược, Vụ Tổng hợp, KTNN cho biết, một trong những điểm nhấn đáng chú ý trong định hướng chủ đề kế hoạch kiểm toán năm 2025 và trung hạn 2025 - 2027 đang được xây dựng là KTNN cơ bản giữ ổn định về số nhiệm vụ so với kế hoạch kiểm toán năm trước; tăng hằng năm các cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách bộ, cơ quan Trung ương, báo cáo quyết toán ngân sách địa phương.

KTNN thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2022 của tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Báo Kiểm toán
KTNN thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2022 của tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Báo Kiểm toán

Theo đó, trong giai đoạn 2025 - 2027, KTNN sẽ tập trung vào nhiệm vụ kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm của các bộ, ngành, địa phương, với tỷ lệ đạt tối thiểu 90%. Kế hoạch kiểm toán cũng điều chỉnh tăng các cuộc kiểm toán chuyên đề, hoạt động, môi trường, công nghệ thông tin đạt tối thiểu 30% tổng số cuộc kiểm toán năm 2025, nâng dần lên 32% vào năm 2026 và 34% vào năm 2027.

Các đơn vị kiểm toán cho rằng, việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của KTNN nhằm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030. Điều này nhằm kịp thời đưa ra các phân tích, ý kiến cảnh báo, tư vấn ngay từ khâu lập dự toán phục vụ Quốc hội, Chính phủ trong công tác giám sát, quản lý, điều hành; giúp Quốc hội có nguồn thông tin tin cậy, độc lập, khách quan để quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, quyết định đầu tư dự án, công trình quan trọng quốc gia.

Hạn chế tối đa đoàn kiểm toán tại một địa phương, đơn vị

Theo yêu cầu của Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn tại hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm, các đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm toán năm và trung hạn phải bảo đảm chỉ tiêu tối thiểu về số lượng cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trường; không giới hạn tối đa số cuộc kiểm toán này, tùy thuộc vào nguồn lực của đơn vị.

Lãnh đạo KTNN cũng yêu cầu các đơn vị xem xét đưa vào kế hoạch kiểm toán các nội dung như kiểm toán thường xuyên đối với việc xử lý bù giá của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong bao tiêu sản phẩm của Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn theo Nghị quyết số 42/2021/QH15; tổ chức kiểm toán thường xuyên đối với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội; tổ chức kiểm toán định kỳ 2 năm/lần báo cáo tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; tiến hành tổ chức kiểm toán định kỳ 3 năm/lần quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Cũng theo lãnh đạo KTNN, các đơn vị kiểm toán khi lựa chọn chủ đề, nhiệm vụ kiểm toán để xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn 2025 - 2027 phải căn cứ vào nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 tại Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết của Quốc hội Khóa XV về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 74/2022/QH15 đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Ngoài những chủ đề kiểm toán do đơn vị tổ chức thực hiện, lãnh đạo KTNN cũng lưu ý các đơn vị kiểm toán phải chú trọng lựa chọn chủ đề để tổ chức kiểm toán toàn ngành hoặc có nhiều đơn vị tham gia. Theo đó, các KTNN chuyên ngành đề xuất kiểm toán các chuyên đề phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Các KTNN khu vực tổ chức nghiên cứu để đề xuất kiểm toán tối thiểu 1 chủ đề/năm, gắn với đặc thù của địa phương thuộc phạm vi kiểm toán…

Thực hiện theo định hướng xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn của KTNN, các đơn vị kiểm toán đã bám sát các nội dung trọng tâm để triển khai. Hiện, việc đề xuất chủ đề kiểm toán đã cơ bản được các đơn vị hoàn tất và gửi về Vụ Tổng hợp để tổng hợp, trình lãnh đạo KTNN xem xét, quyết định.

Lãnh đạo KTNN khu vực V cho biết, sau khi định hướng xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2025 và kế hoạch trung hạn giai đoạn 2025 - 2027 được ban hành, đơn vị đã tập trung xây dựng kế hoạch theo đúng hướng dẫn của ngành. Số lượng địa phương chọn kiểm toán ngân sách và kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đúng chỉ tiêu theo hướng dẫn; ưu tiên chọn kiểm toán các chuyên đề toàn ngành; lựa chọn các chủ đề kiểm toán phục vụ hoạt động giám sát, điều hành của địa phương. Nguyên tắc thực hiện là hạn chế tối đa nhiều đoàn kiểm toán tại một địa phương/đơn vị được kiểm toán, giảm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng KTNN.

Kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.