Tạo sắc thái riêng về điểm đến

Trang phục truyền thống là một thành tố văn hóa chứa đựng nhiều giá trị, bản sắc, là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Khuyến khích vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển du lịch mặc trang phục dân tộc là cách vừa bảo tồn di sản, vừa tạo ra vẻ đẹp mang sắc thái riêng về điểm đến.

Người Giáy là một trong những tộc người có trang phục truyền thống đơn giản nhất xứ Tây Bắc - Ảnh: Khiếu Minh
Người Giáy là một trong những tộc người có trang phục truyền thống đơn giản nhất khu vực Tây Bắc. Ảnh: Khiếu Minh

Việc bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc thiểu số vô cùng quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay nếu không muốn mất đi những nét văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng 53 dân tộc anh em, cùng cơ hội phát huy bản sắc trên nền tảng gốc của trang phục. Những năm qua, hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị trang phục các dân tộc thiểu số được thực hiện trên nhiều phương diện, hình thức.

Quyền Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Trịnh Ngọc Chung dẫn chứng hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với chương trình thường kỳ và sự kiện đã tác động thường xuyên, liên tục và ảnh hưởng không nhỏ đến bảo tồn, quảng bá, phát huy các giá trị văn hóa trang phục các tộc người Việt Nam.
Đặc sắc trang phục thổ cẩm dân tộc Lào - Ảnh: Khiếu Minh
Đặc sắc trang phục thổ cẩm dân tộc Lào. Ảnh: Khiếu Minh

"Thông qua sự phối hợp hoạt động văn hóa, du lịch của các tỉnh với Làng, bằng nhiều hình thức hoạt động, giá trị văn hóa của các địa phương nói chung và văn hóa trang phục nói riêng của các tộc người mở ra nhiều cơ hội cho quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị với du khách trong nước và quốc tế", ông Trịnh Ngọc Chung nói. 

Theo TS. Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, cần có những yêu cầu, mục tiêu cụ thể cho vấn đề bảo tồn trang phục truyền thống. Trong đó, mỗi một người dân cần lưu giữ một bộ trang phục truyền thống sử dụng trong các ngày lễ, ngày hội... Đặc biệt, cần khuyến khích vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển du lịch mặc trang phục dân tộc, vừa bảo tồn được di sản, vừa tạo ra vẻ đẹp mang sắc thái riêng về điểm đến, góp phần kích thích du lịch phát triển, từ đó đem lại nguồn thu nhập cho bà con địa phương. 
Trình diễn trang phục dân tộc Hà Nhì tại
Trình diễn trang phục dân tộc Hà Nhì tại "Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022". Ảnh: Khiếu Minh

Thực tế, hoạt động du lịch gắn với bảo tồn văn hóa trang phục đang được quan tâm đầu tư, tổ chức tại nhiều tỉnh, thành phố, các điểm du lịch quốc gia, các điểm du lịch thôn, bản... Tổng biên tập Tạp chí Dân tộc và Thời đại, PGS. TS Lê Ngọc Thắng cho rằng, qua các hoạt động gắn với văn hóa vật thể, phi vật thể tại các điểm du lịch với những quy mô khác nhau không thể thiếu sắc màu, kiểu dáng của các bộ trang phục truyền thống.

"Du lịch với những dạng thức, cấp độ khác nhau đã đánh thức, chấn hưng các giá trị văn hóa trang phục và chính nó đã tạo ra phương thức bảo tồn sống, sinh động trong đời sống văn hóa, xã hội và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các tộc người và các địa phương", PGS. TS Lê Ngọc Thắng nhận định. 

Văn hóa - Thể thao

Tác phẩm chân dung ghép gốm trên sơn mài
Văn hóa - Thể thao

Tác phẩm chân dung ghép gốm trên sơn mài

"Chiêm bao" là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm trên nền sơn mài, phần lớn là những gương mặt nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực. Triển lãm đang diễn ra tại không gian Area 75 - Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hà Nội.

Huế đón 4.455 du khách quốc tế bằng đường biển
Văn hóa - Thể thao

Huế đón 4.455 du khách quốc tế bằng đường biển

Ngày 9.1, tại Cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc, Sở Du lịch thành phố Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây và Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến Huế bằng đường biển năm 2025.

Nét dân tộc trong thiết kế đương đại
Văn hóa - Thể thao

Nét dân tộc trong thiết kế đương đại

Thiết kế nội thất hiện đại không có nghĩa là bỏ qua những yếu tố mang tính dân tộc. Sự giao thoa, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại giúp tạo ra không gian sống tiện nghi, mang dấu ấn cá nhân và góp phần định hình bản sắc cộng đồng.

Xuân Xanh – Tết lành
Văn hóa - Thể thao

Xuân Xanh – Tết lành

Triển lãm tranh, truyện “Xuân Xanh - Tết Lành” không chỉ tái hiện qua góc nhìn nghệ thuật mà còn truyền tải thông điệp sống xanh, giảm rác thải trong dịp lễ hội lớn nhất năm.

"Sắc gió" đón xuân
Văn hóa - Thể thao

"Sắc gió" đón xuân

“Sắc gió” của họa sĩ Nguyễn Minh đang diễn ra tại Mani Gallery, 46 Tây Hồ, Hà Nội, với hình bóng của 12 con giáp hiện lên đầy sống động, mang nét mộc mạc của tranh dân gian lại nhưng khoác chiếc áo rực rỡ của đương đại.

Cảnh trong nhạc kịch "Đức vua hóa Phật"
Văn hóa - Thể thao

Biểu diễn nhạc kịch "Đức vua hóa Phật"

Diễn ra trong 45 phút tối 6.1 tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Sóc Sơn, Hà Nội, vở nhạc kịch "Đức vua hóa Phật" mong muốn lan tỏa giá trị Phật giáo và vai trò của vị tổ Phật của Việt Nam - Trần Nhân Tông đối với quốc gia, dân tộc.

"Dế mèn phiêu lưu ký" lên màn ảnh 3D
Văn hóa - Thể thao

"Dế mèn phiêu lưu ký" lên màn ảnh 3D

Lấy cảm hứng từ “Dế Mèn phiêu lưu ký” - tác phẩm của nhà văn Tô Hoài đã sống trong lòng bao thế hệ độc giả Việt Nam, phim điện ảnh 3D “Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm Lầy Lội” kỳ vọng mang đến trải nghiệm mới cho công chúng.